Wednesday, August 30, 2017

Bí quyết tạo nên vẻ đẹp mê đắm của phụ nữ Á Đông

Ảnh sưu tầm trên Internet.

Khi các nhà sáng chế nước hoa nghĩ về phương Đông huyền bí, họ luôn nghĩ về mùi gia vị và thảo mộc. Đó là những mùi hương đặc biệt kịch tính và ấm nồng. Trầm hương, nhũ hương, quế đều là những hương liệu chiết suất nước hoa vốn có nguồn gốc từ châu Á. Đây đều là những nhóm mùi mạnh, kích thích khứu giác và khá gợi cảm, hoang dã. Những mùi hương là thứ khó nắm mắt, không thể nhìn thấy trực diện mà chỉ có thể cảm nhận bằng các giác quan khác. Giống như phụ nữ phương Đông có thể mặc những chiếc váy kín đáo, dáng vẻ thùy mị, nết na nhưng lại mang trên mình mùi hương rực rỡ, nồng nàn khiến người khác không thể phớt lờ. Đó chính là vẻ đẹp tinh tế, sự quyến rũ bí ẩn của những cô gái đến từ phương Đông, vùng đất mặt trời mọc.

Với những cái chạm tinh tế, nàng sẽ dẫn anh đi trong đêm tối tĩnh mịch. Nàng hôn lên môi anh nụ hôn trầm lắng và ngọt ngào. Anh mải mê đi theo nàng như kẻ lữ khách trong đêm hướng theo ánh đèn lồng của những ngôi nhà gỗ cổ kính. Anh sẽ nghe giọng nàng ấm áp, dịu dàng vẫy gọi để anh không lạc đường. Anh sẽ tìm thấy nàng.

Ảnh sưu tầm trên Internet.

Những ngón tay nàng lướt trên môi anh có mùi hồng trà ấm nồng. Anh chẳng rõ mình đã uống cạn những chén trà hay đã thỏa cơn khát bằng tình yêu của nàng. Anh chẳng rõ rằng mình đang mơ hay tất cả đều là thực. Nàng mềm mại như đóa hoa dành dành trắng muốt ngào ngạt. Nàng rực rỡ, duyên dáng, đắm say. Và anh hiểu rằng chỉ mình anh là kẻ may mắn trên đời được tận hưởng những ân sủng của nàng. Tình yêu và khát khao của nàng chỉ dành cho riêng mình anh.

Trong bóng đêm, nàng thật bé bỏng, mong manh. Ánh mắt nàng hun hút như những khu rừng thông ẩn hiện trong sương. Và anh sẽ ôm lấy nàng, đem sự mạnh mẽ của mình che chở cho nàng. Anh sẽ cho nàng thấy rằng anh sẽ yêu thương và chiều chuộng nàng trong từng cử chỉ nhỏ nhặt nhất. Anh sẽ chẳng thể nào cưỡng lại được sức hấp dẫn của nàng. Phụ nữ Á Đông mang trong mình vẻ mê hoặc của những điều huyền bí. Nàng không đẹp rực rỡ như phụ nữ Tây phương nhưng người ta lại không thể lãng quên ánh mắt da diết của nàng.

Nếu anh yêu nàng, nàng sẽ không chỉ là một giấc mơ. Nếu anh coi nàng là nữ hoàng của mình, nàng sẽ cho anh tất cả thế giới. 

Let's block ads! (Why?)

Sáu thập kỷ chinh phục vũ trụ của loài người

Thứ tư, 30/8/2017 | 15:00 GMT+7

|

Thứ tư, 30/8/2017 | 15:00 GMT+7

|

Sau 60 năm nỗ lực, con người đã đưa được tàu vũ trụ không người lái chạm tới vành đai của Hệ Mặt Trời.


 

Đoàn Dương (Đồ họa: Business Insider)

Let's block ads! (Why?)

Phạm Hương trông như nữ sinh khi đến thăm đền Hakozaki ở Nhật

Thứ tư, 30/8/2017 14:29 GMT+7

Hàn Quốc Việt   |  

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 mặc áo dài trắng tinh khôi.

pham-huong-trong-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat

Trong chuyến công tác tại Nhật Bản vừa qua, Hoa hậu Phạm Hương đã đến viếng thăm đền thiêng Hakozaki, một trong 3 ngôi đền Hachimangu lớn nhất ở Nhật Bản. Phạm Hương trông trẻ trung khi diện bộ áo dài trắng của nhà thiết kế Thuận Việt. Cô để mái tóc dài thướt tha và trang điểm nhẹ nhàng.

pham-huong-trong-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-1

Tại đây, Phạm Hương đã được nghe kể về lịch sử hình thành và phát triển của ngôi đền. 

pham-huong-trong-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-2

Phạm Hương đã dạo quanh ngôi đền và không ngớt lời khen ngợi sự tráng lệ của nó.

pham-huong-trong-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-3

Hoa hậu được nhiếp ảnh ngẫu hứng ghi lại những hình ảnh đẹp tại ngôi đền thiêng.

pham-huong-trong-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-4

Ngoài việc thăm viếng đền Hakozaki tại Fukuoka, Phạm Hương còn tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục khác. Trong chuyến đi này, Phạm Hương được bổ nhiệm vị trí Đại sứ Nhật ngữ của Hiệp hội JLAN - một trong những hiệp hội lớn thúc đẩy việc học tiếng Nhật dành cho các quốc gia không sử dụng chữ Hán..

pham-huong-trong-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-5

Sắp tới, Phạm Hương sẽ được hiệp hội JLAN trao cho nhiều cơ hội tham gia các hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa.

pham-huong-trong-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-6

Photo: Mr AT,  Make up: Tuyết Anh Lê.

Tin liên quan

Let's block ads! (Why?)

Từ Anh trở về, tôi không dám đi ăn tiệm sang ở Việt Nam

Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thu Huyền, 35 tuổi, vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh giáo dục tại Anh và hiện là giảng viên trường ĐH Sư phạm TPHCM.

 Sau 4 năm học tập tại Anh, trở về nước, chị Huyền cảm thấy lạc lõng vì chi phí cho thực phẩm, đặc biệt là hàng quán ở Việt Nam quá đắt đỏ so với thu nhập. "Vì thế tôi sẽ từ chối lời mời đến những quán hàng ăn uống đắt đỏ, dù tôi trả tiền hay được người khác trả tiền cho", chị nói.

"Tối qua, bạn thân của tôi hẹn đi ăn kem để gửi tiền ủng hộ của một bạn khác cho quỹ thiện nguyện mà tôi là người sáng lập. Tôi đồng ý và có ý định sẽ mời bạn ấy (tức sẽ trả tiền) dù không nói trước với bạn. Quyền chọn quán là dành cho bạn. Bạn tôi chọn một quán kem mới xuất hiện ở TP HCM được vài năm, sau khi tôi đã đi du học. Tôi không biết hiệu kem này trước đây. Vào đến nơi, tôi choáng váng với giá: một viên kem có giá 70.000 - 74.000 đồng, rất bé! Nếu một người ăn ít cũng cần ít nhất 2 viên, nếu ăn 3 viên thì khuyến mãi là 180.000 đồng. Tôi nói thẳng với bạn của mình và bạn đi cùng là tôi sẽ không ăn kem mà chỉ uống trà với giá 38.000 đồng vì kem quá mắc, tôi thấy không đáng phải bỏ ra số tiền ấy cho bản thân. Hai người có thể ăn và tôi sẽ trả tiền. Vì là bạn bè thân thiết nên tôi biết chắc bạn của mình sẽ không phật ý khi nghe tôi nói thế.

Từ hôm về Việt Nam, chứng kiến giá cả đắt đỏ và mức thu nhập thấp, tôi đã cảm thấy thật khó khăn để tồn tại ở đây. Tôi đang chạy nhiều dự án thiện nguyện để giúp trẻ em vùng sâu vùng xa có đủ sách vở, dụng cụ học tập để đi học, tôi tự thấy việc tiết kiệm những khoản chi vô lý sẽ giúp mình hỗ trợ cho nhiều người hơn.

Trong số các cam kết với bản thân, tôi tự hứa không chi quá 100.000 đồng cho mỗi bữa ăn cho mình. Vì vậy, mặc kệ ánh mắt khó chịu của nhân viên quán kem (họ nói hết trà sữa và tôi xin lỗi sẽ không ăn gì ở quán), lời phàn nàn của bạn tôi và cả việc bạn ấy giành trả tiền hết thì tôi cũng quyết không chọn kem ở quán đó. Bạn tôi cứ lẩm bẩm: "Dân châu Âu về mà keo kiệt quá sức!" Tôi nói: "Vấn đề nằm ở chỗ mình thấy không đáng để ăn một hộp kem 2 viên bé xíu với giá gần 150.000 đồng".

Thực sự tôi thấy giá thực phẩm và dịch vụ ăn uống ở đây quá đắt so với mức thu nhập trung bình của người dân. Ngay cả mua đồ về tự nấu cũng rất đắt nếu chỉ ăn có hai người. Giữa việc ăn ngoài quán với việc tự nấu (mua thực phẩm tương đối an toàn) thì tự nấu có khi đắt hơn ăn cơm bụi. Nếu ở Anh, tôi đi làm thêm 3 giờ được tầm 26 bảng (khoảng 750.000 đồng) thì đủ tiền thực phẩm cho tôi nấu ăn thoải mái một tuần. Mức 26 bảng là vì tôi ăn nhiều rau và trái cây, nếu ăn nhiều thịt, đồ đông lạnh thì có thể rẻ hơn nữa. Trong khi đó, ở Việt Nam, với mức lương 5 triệu/tháng dành cho giảng viên như tôi (phải dạy khoảng 270 tiết/năm, chưa kể coi thi, soạn bài, họp hành và nghiên cứu) thì chỉ đủ tiền ăn cho bản thân trong tháng, không thể chi dùng cho bất cứ việc gì khác. 

Thế nhưng, tôi không hiểu sao ở các hàng quán thương hiệu nước ngoài rất đắt đỏ lại đầy người Việt. Ngay cả các quán cà phê thương hiệu Việt Nam, thức uống cũng rất đắt, một ly nước có giá 55.000 - 70.000 đồng. Các quán trà sữa có giá 50.000 - 60.000 một ly cũng đầy các bạn trẻ. Vào các quán nhậu thì mọi người kêu thức ăn thừa mứa, khui bia rượu tràn lan.

Không ít người trong số đó cũng chỉ là sinh viên hoặc người mới đi làm. Thu nhập của họ là bao nhiêu để chi thoải mái, không cần đắn đo vào các khoản ấy? Tôi thực sự thắc mắc. Nếu chi như vậy thì các bạn còn đủ để đầu tư vào các mục như nhà cửa, học hành, sách vở để phát triển bản thân, hỗ trợ gia đình, tiết kiệm và giúp đỡ cộng đồng không? Nếu đủ thì chứng tỏ thu nhập của các bạn phải cao hơn tôi 4, 5 lần tức quanh mức 20 triệu. Thế nhưng có lẽ mức thu nhập trên khó là phổ biến cho các bạn mới ra trường. Đối với các bạn sinh viên, đa phần còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ thì khoản chi trên có lẽ không phải công sức các bạn làm ra. Nếu mức thu nhập như tôi hoặc nhỉnh hơn một chút lâu lâu vào quán với mức giá như trên "cho biết với người ta" thì ổn, nhưng tôi thấy nhiều bạn trẻ vào các kiểu hàng quán đó như cơm bữa. Chưa kể, khi tiêu dùng quá mức, bạn cũng tự đặt áp lực cho bản thân là phải kiếm tiền bằng mọi giá? Liệu có nguy cơ đẩy bạn vào những việc không đúng?

Tất nhiên, những băn khoăn trên được tôi cất giấu trong lòng. Tôi không phán xét cách xài tiền trên là xấu hay tốt. Đó là quyền của mỗi người! Tôi cũng không lên án các thương hiệu kia đã bán giá "cắt cổ" vì có thể họ phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn. Đơn giản là tôi không lựa chọn các hàng quán sang trọng ấy làm tiêu chuẩn cho mình. Kể cả khi tôi kiếm được nhiều hơn mức 5 triệu/tháng nhiều lần thì tôi vẫn chọn những nơi có giá cả vừa phải, đồ ăn không tệ. Nói rộng hơn, tôi không vì sĩ diện bản thân mà tiêu tiền tuỳ tiện vào những nơi không tương xứng với thu nhập của mình. Trên tất cả, tôi muốn dành phần lớn thu nhập để đầu tư vào việc học hành, giúp đỡ gia đình và những đứa trẻ kém may mắn".

Nguyễn Thị Thu Huyền

Chia sẻ kinh nghiệm mua nhà đất, quản lý tài chính và tiêu dùng của bạn tại đây

Let's block ads! (Why?)

Phạm Hương đẹp như nữ sinh khi đến thăm đền Hakozaki ở Nhật

Thứ tư, 30/8/2017 14:29 GMT+7

Hàn Quốc Việt   |  

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 mặc áo dài trắng trông rất tinh khôi.

pham-huong-dep-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat

Trong chuyến công tác tại Nhật Bản vừa qua, Hoa hậu Phạm Hương đã đến viếng thăm đền thiêng Hakozaki, một trong 3 ngôi đền Hachimangu lớn nhất ở Nhật Bản. Phạm Hương trông trẻ trung khi diện bộ áo dài trắng của nhà thiết kế Thuận Việt. Cô để mái tóc dài thướt tha và trang điểm nhẹ nhàng.

pham-huong-dep-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-1

Tại đây, Phạm Hương đã được nghe kể về lịch sử hình thành và phát triển của ngôi đền. 

pham-huong-dep-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-2

Phạm Hương đã dạo quanh ngôi đền và không ngớt lời khen ngợi sự tráng lệ của nó.

pham-huong-dep-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-3

Hoa hậu được nhiếp ảnh ngẫu hứng ghi lại những hình ảnh đẹp tại ngôi đền thiêng.

pham-huong-dep-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-4

Ngoài việc thăm viếng đền Hakozaki tại Fukuoka, Phạm Hương còn tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục khác. Trong chuyến đi này, Phạm Hương được bổ nhiệm vị trí Đại sứ Nhật ngữ của Hiệp hội JLAN - một trong những hiệp hội lớn thúc đẩy việc học tiếng Nhật dành cho các quốc gia không sử dụng chữ Hán..

pham-huong-dep-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-5

Sắp tới, Phạm Hương sẽ được hiệp hội JLAN trao cho nhiều cơ hội tham gia các hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa.

pham-huong-dep-nhu-nu-sinh-khi-den-tham-den-hakozaki-o-nhat-6

Photo: Mr AT,  Make up: Tuyết Anh Lê.

Tin liên quan

Let's block ads! (Why?)

Từ nước Anh về, tôi trở thành người keo kiệt

Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thu Huyền, 35 tuổi, vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh giáo dục tại Anh và hiện là giảng viên trường ĐH Sư phạm TPHCM.

 Sau 4 năm học tập tại Anh, trở về nước, chị Huyền cảm thấy lạc lõng vì chi phí cho thực phẩm, đặc biệt là hàng quán ở Việt Nam quá đắt đỏ so với thu nhập. "Vì thế tôi sẽ từ chối lời mời đến những quán hàng ăn uống đắt đỏ, dù tôi trả tiền hay được người khác trả tiền cho", chị nói.

"Tối qua, bạn thân của tôi hẹn đi ăn kem để gửi tiền ủng hộ của một bạn khác cho quỹ thiện nguyện mà tôi là người sáng lập. Tôi đồng ý và có ý định sẽ mời bạn ấy (tức sẽ trả tiền) dù không nói trước với bạn. Quyền chọn quán là dành cho bạn. Bạn tôi chọn một quán kem mới xuất hiện ở TP HCM được vài năm, sau khi tôi đã đi du học. Tôi không biết hiệu kem này trước đây. Vào đến nơi, tôi choáng váng với giá: một viên kem có giá 70.000 - 74.000 đồng, rất bé! Nếu một người ăn ít cũng cần ít nhất 2 viên, nếu ăn 3 viên thì khuyến mãi là 180.000 đồng. Tôi nói thẳng với bạn của mình và bạn đi cùng là tôi sẽ không ăn kem mà chỉ uống trà với giá 38.000 đồng vì kem quá mắc, tôi thấy không đáng phải bỏ ra số tiền ấy cho bản thân. Hai người có thể ăn và tôi sẽ trả tiền. Vì là bạn bè thân thiết nên tôi biết chắc bạn của mình sẽ không phật ý khi nghe tôi nói thế.

Từ hôm về Việt Nam, chứng kiến giá cả đắt đỏ và mức thu nhập thấp, tôi đã cảm thấy thật khó khăn để tồn tại ở đây. Tôi đang chạy nhiều dự án thiện nguyện để giúp trẻ em vùng sâu vùng xa có đủ sách vở, dụng cụ học tập để đi học, tôi tự thấy việc tiết kiệm những khoản chi vô lý sẽ giúp mình hỗ trợ cho nhiều người hơn.

Trong số các cam kết với bản thân, tôi tự hứa không chi quá 100.000 đồng cho mỗi bữa ăn cho mình. Vì vậy, mặc kệ ánh mắt khó chịu của nhân viên quán kem (họ nói hết trà sữa và tôi xin lỗi sẽ không ăn gì ở quán), lời phàn nàn của bạn tôi và cả việc bạn ấy giành trả tiền hết thì tôi cũng quyết không chọn kem ở quán đó. Bạn tôi cứ lẩm bẩm: "Dân châu Âu về mà keo kiệt quá sức!" Tôi nói: "Vấn đề nằm ở chỗ mình thấy không đáng để ăn một hộp kem 2 viên bé xíu với giá gần 150.000 đồng".

Thực sự tôi thấy giá thực phẩm và dịch vụ ăn uống ở đây quá đắt so với mức thu nhập trung bình của người dân. Ngay cả mua đồ về tự nấu cũng rất đắt nếu chỉ ăn có hai người. Giữa việc ăn ngoài quán với việc tự nấu (mua thực phẩm tương đối an toàn) thì tự nấu có khi đắt hơn ăn cơm bụi. Nếu ở Anh, tôi đi làm thêm 3 giờ được tầm 26 bảng (khoảng 750.000 đồng) thì đủ tiền thực phẩm cho tôi nấu ăn thoải mái một tuần. Mức 26 bảng là vì tôi ăn nhiều rau và trái cây, nếu ăn nhiều thịt, đồ đông lạnh thì có thể rẻ hơn nữa. Trong khi đó, ở Việt Nam, với mức lương 5 triệu/tháng dành cho giảng viên như tôi (phải dạy khoảng 270 tiết/năm, chưa kể coi thi, soạn bài, họp hành và nghiên cứu) thì chỉ đủ tiền ăn cho bản thân trong tháng, không thể chi dùng cho bất cứ việc gì khác. 

Thế nhưng, tôi không hiểu sao ở các hàng quán thương hiệu nước ngoài rất đắt đỏ lại đầy người Việt. Ngay cả các quán cà phê thương hiệu Việt Nam, thức uống cũng rất đắt, một ly nước có giá 55.000 - 70.000 đồng. Các quán trà sữa có giá 50.000 - 60.000 một ly cũng đầy các bạn trẻ. Vào các quán nhậu thì mọi người kêu thức ăn thừa mứa, khui bia rượu tràn lan.

Không ít người trong số đó cũng chỉ là sinh viên hoặc người mới đi làm. Thu nhập của họ là bao nhiêu để chi thoải mái, không cần đắn đo vào các khoản ấy? Tôi thực sự thắc mắc. Nếu chi như vậy thì các bạn còn đủ để đầu tư vào các mục như nhà cửa, học hành, sách vở để phát triển bản thân, hỗ trợ gia đình, tiết kiệm và giúp đỡ cộng đồng không? Nếu đủ thì chứng tỏ thu nhập của các bạn phải cao hơn tôi 4, 5 lần tức quanh mức 20 triệu. Thế nhưng có lẽ mức thu nhập trên khó là phổ biến cho các bạn mới ra trường. Đối với các bạn sinh viên, đa phần còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ thì khoản chi trên có lẽ không phải công sức các bạn làm ra. Nếu mức thu nhập như tôi hoặc nhỉnh hơn một chút lâu lâu vào quán với mức giá như trên "cho biết với người ta" thì ổn, nhưng tôi thấy nhiều bạn trẻ vào các kiểu hàng quán đó như cơm bữa. Chưa kể, khi tiêu dùng quá mức, bạn cũng tự đặt áp lực cho bản thân là phải kiếm tiền bằng mọi giá? Liệu có nguy cơ đẩy bạn vào những việc không đúng?

Tất nhiên, những băn khoăn trên được tôi cất giấu trong lòng. Tôi không phán xét cách xài tiền trên là xấu hay tốt. Đó là quyền của mỗi người! Tôi cũng không lên án các thương hiệu kia đã bán giá "cắt cổ" vì có thể họ phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn. Đơn giản là tôi không lựa chọn các hàng quán sang trọng ấy làm tiêu chuẩn cho mình. Kể cả khi tôi kiếm được nhiều hơn mức 5 triệu/tháng nhiều lần thì tôi vẫn chọn những nơi có giá cả vừa phải, đồ ăn không tệ. Nói rộng hơn, tôi không vì sĩ diện bản thân mà tiêu tiền tuỳ tiện vào những nơi không tương xứng với thu nhập của mình. Trên tất cả, tôi muốn dành phần lớn thu nhập để đầu tư vào việc học hành, giúp đỡ gia đình và những đứa trẻ kém may mắn".

Nguyễn Thị Thu Huyền

Chia sẻ kinh nghiệm mua nhà đất, quản lý tài chính và tiêu dùng của bạn tại đây

Let's block ads! (Why?)

Trúng quảng cáo hơn nửa tỷ, Cao Thái Hà sang Hàn quay TVC

Diễn viên 'Yêu đi đừng sợ' tự hào vì giữ hình ảnh sạch nên được đền đáp xứng đáng.

Sau khi góp mặt trong dự án điện ảnh Yêu đi đừng sợ, Cao Thái Hà may mắn lọt vào "mắt xanh" của một thương hiệu về làm đẹp của Hàn Quốc. Nữ diễn viên tiết lộ, cô nhận được mức cát-xê hơn 500 triệu đồng để làm đại sứ trong 3 năm. 

Sau khi ký hợp đồng, tối 29/8, Cao Thái Hà lên đường sang Hàn Quốc quay TVC. Cô sẽ có lịch làm việc khá căng thẳng. Mỗi ngày đều dậy từ 8h sáng để ghi hình đến 22h. 

trung-quang-cao-hon-nua-ty-cao-thai-ha-sang-han-quay-tvc

Cao Thái Hà mặc trẻ trung khi ra sân bay tối 29/8. Ảnh: Nguyễn Thành

Cao Thái Hà chia sẻ, để nhận mức thù lao cao, cô phải có những cam kết rất rõ ràng trong hợp đồng. Trong những ngày sang Hàn Quốc, cô sẽ không được nghỉ ngơi mà phải tập trung làm việc cùng êkíp. "Trước đó, khá nhiều gương mặt trong làng giải trí được mời gửi hồ sơ và hình ảnh nhưng may mắn tôi được chọn. Thú thực, số tiền 500 triệu quá lớn nên tôi rất trân trọng cơ hội này và gắng làm việc thật tốt để hài lòng đối tác. Nó cũng nhắc nhở tôi rằng nếu lao động nghệ thuật hăng say và giữ hình ảnh sạch, sẽ có thành quả xứng đáng".

Từ nay đến cuối năm 2017 Cao Thái Hà tạm ngưng đóng phim để tập trung học tiếng Anh và võ thuật. Chỉ tính riêng nửa đầu năm nay, cô đã "cày" 5 phim truyền hình và cảm thấy cần có thời gian để lấy lại cảm hứng cũng như chăm sóc gia đình.

trung-quang-cao-hon-nua-ty-cao-thai-ha-sang-han-quay-tvc-1

'Người đẹp Tây Đô' 9X vừa trúng quảng cáo trị giá hơn 500 triệu đồng.

Cao Thái Hà sinh năm 1990, đến từ Cần Thơ. Cô từng đoạt giải Người có làn da đẹp nhất Hoa khôi xứ dừa, Người đẹp Biển Tây 2009, từng thi Hoa hậu Việt Nam 2008, vào top 5 Nữ hoàng trang sức 2011 và giải Trình diễn trang sức đẹp nhất. Cao Thái Hà góp mặt trong khá nhiều phim truyền hình như Duyên định kim tiền, Hôn lễ mùa thu... Ngoài ra, cô còn làm người mẫu quảng cáo. Gần đây, cô được khán giả ưu ái gọi là Người đẹp Tây Đô 9X. Khán giả còn nể phục Cao Thái Hà ở chuyện cô tích cực lao động nghệ thuật, không mua sắm hàng hiệu để dành tiền giúp bố chữa bệnh và nuôi em ăn học.

Let's block ads! (Why?)