Tuesday, May 22, 2018

Thủ phạm khiến số lượng ong mật sụt giảm mạnh

Tình yêu nảy mầm từ trong u uất nơi làng phong Quy Hòa

Chị làm bộ nguýt: "Ờ, nếu không bị, tui gặp ông làm cái gì". Tiếng nói cười của cậu con trai 5 tuổi líu lo xen vào làm những chuyện buồn như tan chảy.

Đơn độc trong sự kỳ thị và ghẻ lạnh, những bệnh nhân như Đinh Zit ở làng phong Quy Hòa (Bình Định) đã tìm thấy thương yêu với người cùng cảnh ngộ.

Đinh Zit quê ở xã Đăk Trôi, huyện Mang Yang (Gia Lai). Anh cắt nghĩa, Zit trong tiếng Ba Na là số 10. Mười tháng là thời gian anh nằm trong bụng mẹ. "Chắc biết đời mình buồn nên trốn trong bụng lâu hơn", Zit nói.

Mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn bé, Zit được một người bác cưu mang. Chàng trai có dáng người thấp đậm, nước da ngăm ngăm, đôi mắt sáng quắc được nhiều cô gái để ý. Hai mươi tuổi, anh cưới một cô gái cùng bản, sinh một con trai. Tưởng chừng hạnh phúc cứ thế mãi, nào ngờ căn bệnh quái ác khiến đời anh rẽ ngang.

Đôi bàn tay, bàn chân của Zit sau khi mắc bệnh phong. Ảnh: Phạm Linh.

Đôi bàn tay, bàn chân của Zit sau khi mắc bệnh phong. Ảnh: Phạm Linh.

Hai mươi năm trước, chỉ nghe đến bệnh "cùi" nhiều người đã khiếp sợ. Đến người vợ đầu ấp tay gối cũng bỏ Zit đi, để lại đứa con cho chị gái anh chăm sóc. Người làng thì hắt hủi, bảo mi hãy uống nước ở dưới cùng con suối, đừng tắm ở đầu nguồn, rồi đuổi Zit vào rừng sâu. Các anh chị em sợ anh buồn bực tìm đến cái chết nên cũng vào rừng theo.

Thầy bói bảo: "Mi nói bậy bạ bị Giàng phạt, mi mắc nợ phải trả cho Giàng". Tin lời, anh bán sạch đàn bò chục con và đất đai đổi lấy trâu làm lễ cúng. Nhưng cúng mãi cũng không khỏi bệnh, anh lại lâm cảnh trắng tay.

Cuộc sống của Zit chìm trong dày vò và u ám nhiều năm trời. Cho đến khi một bà xơ ở tu viện gần đó vào rừng tìm anh. Sau ba năm đem gạo, thuốc thang giúp Zit, bà khuyên anh xuống Bệnh viện Phong Quy Hòa chữa trị.

Chiếc nhẫn cưới 4.000 đồng

Làng phong Quy Hòa là một thung lũng cô lập dựa vào lưng núi, phía trước mặt là biển với những con sóng rì rào và rừng dương. Khung cảnh bình yên không khiến lòng Zit thôi dậy sóng, bên anh là những người đồng bệnh, những cuộc đời ê chề, sứt mẻ, đơn độc. Những ngôi mộ trong nghĩa trang dài thăm thẳm khiến lòng Zit trào lên nỗi sợ đơn độc, lo sợ chết đi trong lạnh lẽo, bị gia đình lãng quên.

Qua một đợt điều trị, Zit lại xin về Gia Lai với người thân. Ròng rã suốt 5 năm, anh chơi vơi giữa những chuyến đi đi về về, không sao xóa bỏ được mặc cảm và đơn độc. Thế rồi duyên số cho anh gặp Ksor H'Veo, cô gái Jrai cùng quê Gia Lai nhỏ hơn anh gần chục tuổi.

H'Veo bùi ngùi: "Cuộc đời này là buồn lắm rồi, không muốn kể nữa đâu". Nhưng ký ức khổ đau trong cô như một cơn mưa chực tuôn trào. "Chồng tui còn có anh chị em, người thân thương yêu chứ con này còn khổ hơn", H'Veo nói.

HVeo, Zit và con trai 5 tuổi. Ảnh: Phạm Linh.

H'Veo, Zit và con trai 5 tuổi. Ảnh: Phạm Linh.

Mắc bệnh phong từ lúc 5 tuổi, người làng dị nghị xem H'Veo là một điều xui rủi. Bị mẹ ruột hắt hủi, H'Veo được một bà xơ đưa xuống làng phong Quy Hòa. Ngôi làng trở thành mái nhà, những y, bác sĩ, bà xơ thay cho đấng sinh thành, những người đồng bệnh trở thành người thân của cô.

Zit gặp H'Veo vào một buổi chiều khi anh ra suối bắt cá, bắt ốc, hai người đánh bạn làm quen. Một năm sau, H'Veo mạnh bảo hỏi: "Anh làm bạn trai em được không?". Zit gật đầu: "Được chứ". Zit bẽn lẽn: "Chẳng biết yêu nhau từ lúc nào, bọn mình cứ nhắn tin qua về vậy chứ chẳng có kỷ niệm gì đặc biệt".

Ngày cưới, nhà thờ vắng tanh, chỉ có cha xứ và vài người hàng xóm. Nhớ ra chẳng có lễ vật gì, Zit lục túi còn vài chục ngàn, anh chạy ra tiệm tạp hóa mua hai chiếc nhẫn, mỗi chiếc 4.000 đồng. 

Chiếc nhẫn giả trở thành tín vật bện chặt hai cuộc đời trầy trật, xước xát. Cưới H'Veo, Zit không còn đi đi về về thường xuyên mà ở lại hẳn Quy Hòa cùng vợ. Căn phòng tập thể trở thành tổ ấm của hai vợ chồng.

Tình yêu ở lại

Zit thổ lộ bằng giọng thản nhiên, như đã quen xoay xở với thiếu thốn: Trợ cấp của hai vợ chồng một tháng cộng lại chỉ 500.000 đồng. Từ ngày cưới nhau, H'Veo đưa con gái riêng về ở, thêm đứa con chung của hai người là 4 miệng ăn.

Tiền học của con được miễn phí, nhưng còn sách vở, quần áo và những khoản khác, hai vợ chồng phải tự xoay xở. Bàn chân đã mất đi nhiều ngón, đôi chân bước đi khó nhọc, nhưng Zit không cho phép mình nghỉ ngơi.

Zit tưới cây trong bệnh viện để có thu nhập trang trải gia đình. Ảnh: Phạm Linh.

Zit tưới cây trong bệnh viện để có thu nhập trang trải gia đình. Ảnh: Phạm Linh.

Sau nhiều năm nhận việc quét rác ở nghĩa trang, sức khỏe suy giảm, anh nhận việc tưới hoa trong khuôn viên bệnh viện. H'Veo kể khổ thay chồng: "Ảnh đi làm ngày kiếm 40.000 đồng thôi, thuốc thang, nhà ở đã có bệnh viện lo, thi thoảng gạo mắm thiếu thì có đoàn từ thiện".

Zit bảo, việc yêu và cưới H'Veo đã giúp anh khuây khỏa, tha thứ cho người đàn bà từng hắt hủi mình. "Vợ cũ tôi giờ đã nhận lại con, cũng không xa lánh mỗi lần tôi về quê nữa", anh trải lòng.

Sau nhiều năm xa con, mẹ H'Veo ân hận vì từng ghẻ lạnh đứa con gái xấu số. H'Veo đã về thăm quê mấy đợt. "Nói gì thì nói chứ máu mủ ruột rà không bỏ được", H' Veo nói.

Zit đặt tên cậu con trai 5 tuổi là KSor Guilơ, nghĩa là "Cuộc đời vòng vèo". Anh phân bua rằng không muốn con có một cuộc đời vòng vèo, mà để sau này gia đình, họ hàng nhận ra đây là con trai anh. "Cha nó đã có một cuộc đời vòng vèo như thế".

Dường như mơ ước hướng về cuộc sống bình thường, được gia đình và cộng đồng yêu thương chưa bao giờ nguôi ngoai trong Zit, trong H'Veo và những người chịu di chứng bệnh phong ở nơi này.

Bác sĩ Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Bệnh viện Phong Quy Hòa - cho biết bệnh phong lây chậm và khó lây. Việc lây bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như miễn dịch, tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh không lây qua di truyền và tỷ lệ lây nhiễm trong gia đình rất thấp. Bệnh có thể chữa khỏi nếu tuân thủ phác đồ điều trị.

Làng phong Quy Hòa có 300 hộ với khoảng 1.000 người, phần lớn là những người đã hết bệnh, sạch vi khuẩn nhưng vẫn còn chịu di chứng.

Let's block ads! (Why?)

Bộ phận giả giúp người dùng 'mọc' thêm hai bàn tay

Minh Luân từng muốn giải nghệ để nhường hào quang cho bạn gái

Nam diễn viên định chuyển hướng sang làm kinh doanh, hỗ trợ người yêu hoạt động nghệ thuật nhưng không may chuyện tình của anh đã đổ vỡ.

Sau ồn ào tình cảm với Lan Ngọc diễn viên Hồ Bích Trâm, Minh Luân ngậm ngùi thừa nhận anh không may mắn trong chuyện tình cảm. "Tôi chấp nhận mọi lời nhận xét, khen chê dành cho mình, không đổ lỗi cho ai cả. Tôi thật sự muốn trở thành một nghệ sĩ được khán giả biết đến với những vai diễn tốt, bài hát hay chứ không phải ồn ào đời tư. Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ dùng scandal để lôi kéo sự chú ý của mọi người hay dựa vào tên tuổi của ai để nổi tiếng", Minh Luân nói. 

Minh Luân từng muốn giải nghệ để nhường hào quang cho bạn gái

Chàng diễn viên tâm sự, sau 10 năm lăn lộn làm nghề, tích lũy "gia tài" là hơn 100 vai diễn truyền hình và hàng chục album nhạc, nhiều minishow ăn khách, có lúc anh thật sự muốn giải nghệ. Minh Luân giải thích, môi trường showbiz nhiều xô bồ, thị phi khiến anh mệt mỏi, chán nản. Ngoài ra, khi chuyện tình cảm còn suôn sẻ, mặn nồng, Minh Luân muốn chuyển hướng sang làm kinh doanh, lui về phía sau hỗ trợ bạn gái phát triển sự nghiệp nghệ thuật. Ba năm nay anh ít đi hát, đóng phim để tập trung kinh doanh bất động sản. Trước đó Minh Luân còn mở spa tại TP HCM nhưng quá bận bịu không quản lý được đành phải sang lại cơ sở này cho người khác.

Khi việc kinh doanh nhà đất ổn định, có thu nhập tốt, Minh Luân từng ngỏ lời cầu hôn và có ý định cưới diễn viên Lan Ngọc làm vợ. Tuy nhiên sau đó người yêu đột ngột trả nhẫn, nói lời chia tay khiến chàng diễn viên bị sốc. Tiếc mối tình đẹp dài 3 năm, Minh Luân cố níu kéo tình cảm với Lan Ngọc. Họ tái hợp được vài tháng thì chia tay lần nữa khi hình ảnh Lan Ngọc nắm tay ca sĩ Chi Dân đi chơi khuya bị rò rỉ.

Minh Luân từng muốn giải nghệ để nhường hào quang cho bạn gái - 1

Sau nỗi đau tình cảm dang dở, Minh Luân cố gắng quên đi mọi chuyện để lấy lại cân bằng, tiếp tục đi hát, đóng phim và hoạt động kinh doanh. Anh quan niệm "phi thương bất phú", dù đã nổi tiếng nhưng phải có chỗ dựa tài chính vững chắc để yên tâm làm nghệ thuật. "Tình duyên không suôn sẻ nhưng tôi vẫn hy vọng sau này có được hạnh phúc như gia đình nghệ sĩ Hồng Vân. Tôi muốn trở thành một nghệ sĩ kiêm doanh nhân. Gác lại những ồn ào, tôi phải làm mới bản thân và có những sản phẩm chất lượng để chinh phục khán giả. Tôi tin hướng đi mới sẽ giúp mình được sống và làm giàu bằng chính đam mê", anh nói.

Hiện nam diễn viên đầu tư sản xuất phim điện ảnh hành động - hài đầu tay có tên Lộ mặt. Anh đóng vai chính trong phim này.

> Xem thêm: Minh Luân diện vest làm mẫu ảnh" href="https://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/showbiz-viet/minh-luan-tung-muon-giai-nghe-de-nhuong-hao-quang-cho-ban-gai-3752984-p2.html">>> Xem thêm: Minh Luân diện vest làm mẫu ảnh

Ảnh: Khắc Huy

Hương Giang   |  

Let's block ads! (Why?)

Lật lại ký ức thời thanh xuân qua MV “Thanh âm rực rỡ” của Sinh viên Báo chí

Phút Cuối 2018 là chương trình thường niên tổ chức bởi Đoàn Thanh niên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các CLB Đội nhóm nhằm tri ân sinh viên khóa cuối và gợi nhắc lại các kỷ niệm tươi đẹp trong 4 năm tại Học viện.  Và một "mảnh ghép" không thể thiếu của mỗi mùa "Phút Cuối" là MV Official dành tặng các "đàn anh, đàn chị" của BTC

Năm nay, với chủ đề “Thanh âm rực rỡ”, MV mang đến thông điệp về những kỉ niệm đẹp của tuổi thanh xuân, tình bạn thời sinh viên với hy vọng mỗi người luôn nhớ về năm tháng tươi đẹp trên giảng đường Đại học.

Ảnh 1: Hình ảnh official của MV Phút Cuối 2018

MV chạm đến mọi cảm xúc của người xem khi nhìn lại những kí ức đẹp của năm tháng sinh viên đầy hoài bão và ước mơ. MV với tiếng piano dẫn dắt câu chuyện vang lên trong một không gian nhiều bức tranh đầy hoài niệm mang lại ấn tượng khó quên về những kí ức đã qua. Mỗi bức tranh là một kí ức đẹp, một tư liệu chân thật về sinh viên khóa K34 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đó là những hình ảnh đẹp đẽ nhất và cũng quí giá nhất, gợi niềm xúc động cho mỗi người khi nhìn lại kí ức những năm tháng rực rỡ đã qua của tuổi trẻ.

Ảnh 2: Mỗi hình ảnh là một kí ức đẹp của các lớp khóa K34 AJC

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện MV, anh Trần Việt Hưng - Đạo diễn MV Phút Cuối 2018, cho biết: “ Khó khăn lớn nhất để thực hiện MV này là phải tìm kiếm các video kỉ niệm, mang đậm dấu ấn của các lớp K34. Vì các anh chị đang phải bận làm khóa luận rất khó để liên lạc chính vì vậy mọi người phải chủ động tìm kiếm video để làm nên MV này. Cùng với đó thời gian thực hiện MV rất gấp nên mọi người cũng có đôi chút áp lực nhưng cả đội đã cùng cố gắng để hoàn thành.”

Không giống như các năm trước, MV “Thanh âm rực rỡ” năm nay tập trung những hình ảnh chứa đựng kỉ niệm đẹp về tình bạn, những năm tháng bên nhau của các lớp khóa 34, thay vì những hình ảnh về trường hay lớp học. MV hướng đến sự chú ý nhiều hơn dành cho tất cả sinh viên năm cuối với những dấu ấn đậm nét nhất của những thanh âm rực rỡ tuổi thanh xuân.

“Với chất liệu chính là các câu chuyện thật của sinh viên toàn khóa 34, MV muốn bỏ qua những yếu tố cá nhân, đội nhóm để dành tình cảm đặc biệt cho tất cả sinh viên K34 Học viện Báo chí và Tuyên truyền”, Anh Hưng chia sẻ thêm.

Ảnh 3: Mỗi mảnh ghép là một điểm nhấn đặc biệt tạo nên K34 Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 MV “Thanh âm rực rỡ”

Bên cạnh MV “Thanh âm rực rỡ”, đêm nhạc hội Phút cuối 2018 – Thanh âm rực rỡ hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc khó quên. Đêm nhạc sẽ diễn ra vào ngày 31/5/2018 tại Hội trường C – Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Nguồn: BTC Phút Cuối

Let's block ads! (Why?)

Khi nắng mùa hè đang tàn phá tất cả thì đây sẽ là giải pháp cho bạn khi du lịch

Trong những ngày hè nóng nực như thế này thì ánh nắng mặt trời chính là kẻ thù lớn nhất cho da. Chính vì không có sự "bảo hộ" kĩ càng thế nên làn da của nhiều cô nàng đi du lịch về đã phải lãnh chịu hậu quả nặng nề. Người nhẹ thì da "đổi màu" chỗ đen chỗ trắng, người nặng thì cháy nắng và thậm chí là da bị tổn thương cực nặng. Nhiều người còn đùa rằng cả năm dưỡng trắng, đốt cháy chỉ trong 3' ra đường.

Chỉ một phút bất cẩn, và làn da nuột nà đã "chia nửa vầng trăng"

Thế nhưng cô nàng Nguyễn Ngân đã nghĩ ra cách chống nắng cực kì hiệu quả. Vừa có thể vui chơi hết mình, vừa không lo làn da bị tổn thương. Cách của cô nàng đó là "mang áo chống nắng đi khắp nơi". Nhiều người cho rằng cách xử lý của cô nàng cực kì thông minh, tiết kiệm, hợp lý, phù hợp với mọi hoàn cảnh và nhất là cực kì hiệu quả.

Từ lên rừng

hay xuống biển

Chốn linh thiêng

góc thành thị

Chốn cung đình

hay trường học, bạn đều có thể áp dụng cách chống năng "ngon bổ rẻ" này

Ngoài việc làn da được bảo vệ từ A đến Z khi áp dụng cách chống nắng này, bạn còn được khuyến mại thêm vẻ đẹp cực kì "bí ẩn", nổi bật giữa đám đông. Tuy nhiên, cách này cũng mang lại không ít phiền toái. Nếu như bạn muốn mọi người nhận ra mình trong bức ảnh thì nhất định phải có chú thích. Thêm vào đó, những bộ váy xinh đẹp của bạn sẽ không được "khoe sắc" khi bạn áp dụng cách phương pháp nào. Nếu bạn muốn khoe ảnh du lịch, đảm bảo bạn đủ độ "lầy" để chống chọi với những "lời đàm tiếu" từ bạn bè.

Bạn có chắc bạn đủ "mặt dày" để đối đáp lại những lời trêu chọc từ bạn bè không?

Let's block ads! (Why?)

Cuộc truy tìm nguồn cội của những đứa trẻ sinh ra nhờ tinh trùng hiến

Tháng một vừa rồi, tại khu công nghiệp ở Phoenix, Arizona (Mỹ), hai người phụ nữ có nụ cười và gương mặt giống nhau gặp gỡ lần đầu. Họ nhận ra và ôm chầm lấy nhau ngay lập tức. "Ngay khi trò chuyện, tôi thấy như mình đang nói với một người đã thân quen từ lâu", Courtney McKinney, 28 tuổi, kể.

Cả McKinney và người cô gặp, Alexandra Sanchez, cũng 28 tuổi, đều phát hiện mình được thụ thai nhờ tinh trùng hiến khi bước vào tuổi teen nhưng không ai biết cha mình là ai. 

"Tôi đã khóc rất nhiều khi biết sự thật. Tôi từng thấy mình như một thử nghiệm khoa học chứ không phải được tạo ra từ tình yêu của hai người", McKinney kể. Mặc dù vậy, cô luôn đau đáu tự hỏi: Không biết người hiến tinh trùng trông thế nào? Tính cách của ông ta có giống cô?

Cảm xúc của cô được gọi tên là sự tò mò, cảm giác khuyết thiếu, sự lo âu rằng một ngày nào đó thức dậy, mình bỗng chẳng biết bản thân là ai, ở đâu ra. Năm 1964, các nhà khoa học Erich Wellisch và H.J. Sants - từng nghiên cứu và trị liệu cho những người là con nuôi gặp vấn đề về tâm lý, đã hiểu rằng việc không biết rõ gốc gác gây ra tình trạng "hoang mang về nguồn gốc".

Những người con nuôi, tất nhiên không giống như những đứa trẻ được thụ tinh từ tinh trùng hiến. Từ đầu, con nuôi thường phải đối mặt với cảm giác mình nằm ngoài ý muốn của cả cha lẫn mẹ ruột, trong khi trẻ chào đời từ tinh trùng hiến biết sự tồn tại của mình ít nhất đến từ khao khát của người mẹ. Nhưng ý nghĩ sau đó (và kéo dài tới sau này) là cả hai tình huống trên đều khiến đứa trẻ phải băn khoăn về nguồn gốc của mình.

Courtney McKinney và Alexandra Sanchez cảm thấy thân thuộc ngay lần đầu gặp nhau, sau khi phát hiện họ được thụ tinh từ tinh trùng của cùng một người hiến. Ảnh: The Atlantic.

Courtney McKinney và Alexandra Sanchez cảm thấy thân thuộc ngay lần đầu gặp nhau, sau khi phát hiện họ được thụ tinh từ tinh trùng của cùng một người hiến. Ảnh: The Atlantic.

Trước năm 2000, việc giữ bí mật về thông tin của người hiến là một quy tắc buộc phải tuân thủ. Người ta muốn bảo vệ người đàn ông khỏi sự kỳ thị bị vô sinh và tránh cho đứa trẻ khỏi mang tiếng là con hoang.

Ngày nay mọi việc đã khác xa. "Có tới 75-80% các đôi đồng tính nữ và mẹ đơn thân chọn dùng tinh trùng hiến. Trẻ cũng hiểu rõ mình được tạo ra thế nào", Scott Brown, giám đốc truyền thông và chăm sóc khách hàng của Ngân hàng tinh trùng Cryobank California cho biết. 

Trong khi nhiều chuyên gia đồng ý rằng thế hệ sau có nhiều thuận lợi để biết được ai là cha mình, những bà mẹ đã dùng tinh trùng hiến giận dữ khi nghĩ tới chuyện một người vô danh nào đó bỗng nhiên bước vào đời con mình. Một số người cho tinh trùng cũng không muốn bị quấy rầy. Nhưng như Susan Crockin, một luật sư và là giáo sư thỉnh giảng tại trường luật Georgetown, biện luận rằng, trẻ hoàn toàn có lý khi nói: "Nếu mẹ nghĩ việc lựa chọn người hiến có những phẩm chất nào đó là quan trọng thì sao không hiểu rằng với con, việc biết mình sinh ra từ đâu cũng vô cùng ý nghĩa".

Góc nhìn này được nhiều người đồng tình và những năm gần đây, các chính sách liên quan tới hiến, nhận tinh trùng cũng nhích sang hướng cởi mở hơn. Ngày nay, bố mẹ toàn cầu được khuyên nên cho con họ biết sớm nếu trẻ được thụ tinh bằng tinh trùng hiến. Trong những thập niên 1990 và 2000, nhiều nước bao gồm Thụy Điển, Anh và Đức ban hành quy định không chấp nhận bất cứ việc hiến tặng nào mà tên người hiến không được tiết lộ trong tất cả các hoàn cảnh.

Với Alexandra Sanchez, việc phát hiện ra Courtney McKinney là một bất ngờ đáng mừng. Sanchez chỉ tò mò về một nửa dòng máu của mình gần đây, khi cô và chồng mình bắt đầu nói về chuyện sinh con. Cả hai đều không hề biết bố mình là ai.  

Dù vậy, với McKinney, việc gặp Sanchez là một cuộc khám phá đã được chờ đợi từ lâu. Khi McKinney 16 tuổi, mẹ cho cô xem một video bà thực hiện trước khi sinh con. Trong đó, bà giải thích với con gái rằng cô được thụ thai nhờ tinh trùng hiến. Sự kiện đó khiến McKinney nhận ra cô không phải là kết quả từ mối tình chóng vánh của mẹ với một người tên "Charles" như bà từng kể mà là sản phẩm trao đổi giữa bà và một người được chọn từ ngân hàng tinh trùng.

McKinney muốn biết về người đàn ông đó, vì vậy khi 19 tuổi, cô tới California Cryobank để tìm thông tin. Nhân viên tại đó gọi cho người hiến tinh trùng nhưng người ấy giờ đã có gia đình và không muốn có bất cứ liên lạc nào vì sợ vợ phát hiện chuyện mình giấu năm xưa.

Cô thử liên lạc lại lúc 22 tuổi, sau khi tốt nghiệp Đại học Yale, nhưng cũng không có kết quả như ý. Cô tiếp tục lần nữa lúc 26 tuổi. Lần này, cô được cho xem 4 trang tài liệu mô tả các đặc điểm ngoại hình và một số thông tin như màu mắt và màu tóc của ông bà, cố nội và họ chết vì bệnh gì.

Khá dễ hiểu, McKinney lại muốn biết nhiều hơn. Vì thế, hơn một thập kỷ sau lần đầu biết rõ nguồn gốc, cô đăng ký vào hàng loạt các trang mạng tìm kiếm phả hệ như MyHeritage, 23andMe và Ancestry. Tháng 11 năm ngoái, cô kết nối được với Sanchez qua trang MyHeritage.

Những trang kiểu này khiến các cuộc gặp gỡ như của Sanchez và McKinney ngày càng phổ biến. Như nhà tâm lý Thomas Jefferson, Đại học Andrea Braverman từng nhấn mạnh, đó là chiến thắng của sự cởi mở nhưng việc dễ dàng và tiện lợi tìm được người thân qua thông tin ADN trên mạng cũng đe dọa rào chắn mong manh mà các ngân hàng tinh trùng và người hiến đã thống nhất vài thập kỷ trước để duy trì sự bảo mật.

"Tôi nghĩ việc ẩn danh là chuyện hoang đường", Crockin, luật sư gia đình nói. "Tôi từng nói với các khách hàng của mình rằng việc đó chỉ duy trì được khoảng 10 năm". Thời nay, nhờ sự phát triển của dịch vụ xét nghiệm ADN, cơ hội con cái những người hiến tinh trùng tìm được cha là điều hầu như trong tầm tay.

Khó khăn trong việc bảo vệ danh tính là một thực tế mà các ngân hàng tinh trùng phải đối mặt. Scott Brown nói rằng ngày nay, Ngân hàng tinh trùng Cryobank California phải cân nhắc tới việc thực hiện một thỏa thuận pháp lý giữa họ với những người hiến. "Chúng tôi sẽ không tiết lộ các thông tin cá nhân hay liên lạc của họ với bất cứ ai, dù là con cái họ, truyền thông hay bệnh nhân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các khách hàng hay con cháu họ sẽ không tự tìm kiếm được thông tin", ông nói.

Dù vậy, với nhiều người, việc nhờ tới tinh trùng hiến để có con vẫn không phải lựa chọn. Một chuyên gia hỗ trợ sinh sản gần đây gợi ý với Alexandra Sanchez và chồng chị, sau quá trình hai người chật vật chữa vô sinh, là họ có thể dùng tinh trùng hiến. "Tôi từ chối ngay và chọn thụ tinh trong ống nghiệm". Cô nói rằng không thể chịu nổi việc nhìn thấy con mình sau này luôn phải tò mò như mẹ nó, với câu hỏi "cha tôi trông như thế nào?".

Vương Linh

 

Let's block ads! (Why?)