Thursday, May 10, 2018

Chỉ là uống nước thôi nhưng biểu cảm của Hòa Minzy - Đức Phúc lại cực lố thế này!

Chả là chị em nhí nhố nhất Showbiz Việt vừa khoe clip thực hiện bài hát ở phòng thu lên fanpage. Khán giả chưa kịp mong ngóng dự án âm nhạc của cặp đôi như nào, màn đụng nhau chí chóe vì giành nước của cả hai đã khiến các fan thích thú vì độ đáng yêu hết nấc.

Thu âm bài hát chưa tới đâu, Hòa Minzy đã nghỉ giải lao bằng một lon nước giải khát mà biểu cảm của cô nàng cứ như thể “mặt trời chân lí chói qua tim”!

 

Hòa Minzy uống nước mà sung sướng như vậy làm Đức Phúc cũng bấn hết cả lên muốn được thử ngay lon nước thần thánh đó, “chị chị em em” gì mà anh chàng giật ngay lon nước trên tay của Hòa tu một hơi.

Đức Phúc dường như còn bất ngờ, phấn khích hơn cả Hòa...

Khi giành lại được thì nước đã bốc hơi hết rồi, khổ thân Hòa Minzy có cậu em háu ăn quá!

Ơ kìa, thế hai người không tính thu âm nữa cứ tranh nhau lon nước mãi thôi à?!

Không biết sản phẩm âm nhạc cả hai kết hợp là gì, nhưng đăng clip khoe chuyện tranh nhau lon nước trên fanpage thế này đúng là chỉ có chị em lầy lội nhà hoa dâm bụt thôi!

Những tưởng “vạch trần” nết duyên ăn uống của Hòa Minzy - Đức Phúc chắc fan của cả hai sẽ chạy xa, ai ngờ Hòa Minzy vừa mới đăng lên thôi đã nhận được bão like thế này!

Tréo ngoe thay, chẳng ai tò mò Hòa Minzy Đức Phúc kết hợp với nhau dự án nào, các fan cứ bình luận xôm tụ về thứ nước khiến hai chị em “lục đục” nội bộ.

Vừa thơm vừa béo đến mức Hòa Minzy xem như lon nước “quý” mà bóc phốt luôn em mình thế kia thì hiểu rằng cô nàng là “tuýp” không thể cưỡng lại đồ ngon rồi.

Xem clip tại:  https://www.youtube.com/watch?v=u__yzdBi44k

Lại còn kể tội ai đúng ai sai ở đây, chắc người sai nhất chắc là… lon Soda Kem!

Dự là sắp tới đây hàng loạt bạn trẻ không còn rủ nhau đi uống trà sữa nữa mà cứ kéo nhau mua đại Soda Kem cho bắt trend giống nhà dâm bụt.

Showbiz Việt thật hiếm có cặp đôi nào dám sống thật như Hòa Minzy - Đức Phúc. Clip đăng lên tuy “bóc phốt” sự thật ham ăn thích uống của cả hai nhưng nhờ thế cặp đôi còn thu về một rổ fan bự hơn nữa vì sự chân thật, đáng yêu của mình. Còn thứ nước ngọt vị kem thơm rồi lại béo, béo rồi lại thơm mà chị em Hoa Dâm Bụt đã thử thật sự có ngon tới mức hai chị em phải giành nhau vậy không…có lẽ phải đợi các bạn truy lùng, nếm thử và review thôi!  

Let's block ads! (Why?)

Rơm rớm nước mắt với bộ ảnh “Ai cũng có tuổi thơ để trở về” của teen Đồng Nai

Bộ ảnh kỷ yếu “độc” này là tập thể lớp 12A11 trường THPT  Thống Nhất A, Đồng Nai. Bộ ảnh mang tên “Ai cũng có tuổi thơ để trở về”, được lồng ghép nhiều câu chuyện thú vị của tuổi học trò.

Được biết ý tưởng lần này bắt nguồn chính từ photography Nguyễn Luật.

Chàng nhiếp ảnh trẻ chia sẻ:  “Bộ ảnh là cảm xúc thật của mình vì thời cấp 3 lo thi Đại học nên không có nhiều kỉ niệm với những người bạn của mình. Bộ ảnh này mình ấp ủ lâu lắm rồi. Và ngay khi đại diện lớp 12A11 liên hệ với mình thì mình đã đề xuất ý tưởng về bộ ảnh và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các bạn.”

Những lần trốn học hay “vượt biên” như thế này chính là “đặc sản” của tuổi học trò 

Đây có lẽ là lớp mà “nữ quyền lên ngôi”.

 KHi thực hiện bộ ảnh, tập thể 12A11 và ê kíp đã chuẩn bị đạo cụ, phục trang trong vòng 2 tuần.

Những chiếc cặp, đôi dép “huyền thoại một thời” được đưa vào bộ ảnh một cách khéo léo và tự nhiên nhất càng làm tăng thêm phần sinh động, gần gũi của bộ ảnh.

ể bộ ảnh được chân thật, ê kíp phải lựa chọn rất nhiều địa điểm và trường ở Đồng Nai  sao cho phù hợp với đặc trưng của những ngày tháng “không công nghệ”.

Ngoài những trò chơi bá đạo, bộ ảnh cũng không quên đề cập đến tình cảm trong sáng tuổi học trò. Thời đại không Internet, không điện thoại… thì những lá thư tay trở thành “báu vật” của các cô cậu học sinh.

 Khi thực hiện bộ ảnh ngày tập thể 12A11 đã trải qua một  ngày không  sử  dụng điện thoại, đồ thời trang hiện đại. Thay vào đó tất cả thành viên được thả mình vào những trò chơi, những kỷ niệm mang tên “nhất quỷ nhì ma”. Đây có lẽ là một trong những kỉ niệm đẹp để tất cả các thành viên 12A11 mãi nhớ về.

Let's block ads! (Why?)

Nếu phạm phải 11 điều này, cha mẹ mắc tội hủy hoại cá tính con trẻ

Dạy con thế nào cho đúng? (Ảnh minh họa)

Hội chứng “con người ta”

TS Vũ Thu Hương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết: “Mới đây, tôi nhận được lời chia sẻ rút ruột từ một mẹ đã từng là nạn nhân của hội chứng “Con nhà người ta”. Đau lắm, nỗi đau không thể nói bằng lời. Nó là sự thất vọng vì mình không thể được như bố mẹ mình mong đợi. Đó là sự chán ghét cuộc sống, mệt mỏi và tổn thương khi nhận những lời nói như dao cắt từ chính những người sinh ra mình”.

“Nỗi đau còn lớn hơn khi đứa trẻ tự dằn vặt: Mẹ đẻ ra mình còn không chịu nổi mình, chẳng lẽ mình tệ đến thế sao?

Hàng bao nhiêu đứa con đã sống trong đau đớn khi chính cha mẹ mình lại không phải là bến đỗ bình an của mình, thậm chí lại là nơi gây thương tổn trầm trọng cho mình”. – TS Thu Hương chia sẻ thêm

Mỗi cha mẹ sinh ra những cô bé cậu bé rất dễ thương, chắc chắn không giống ai, không thể lẫn với ai được. Tuy nhiên, con có còn nguyên như thế khi con đã trưởng thành? Liệu chúng ta có hủy hoại cá tính của con? Con của chúng ta có còn là chính nó sau quá trình dạy dỗ của cha mẹ?

Theo đó, TS Thu Hương đã chia sẻ 11 điều  mà các bậc phụ huynh nên tránh xa, bởi đây chính là điều tồi tệ nhất mà một đứa con có thể nhận được từ cha mẹ chúng.

Ảnh minh họa

Mỗi phụ huynh hãy thử tự trắc nghiệm bằng những câu hỏi dưới đây:

1. Đã từng nói với con: Con xem bạn….. bạn ấy….. giỏi lắm nhé. Người ta là….. mà mình là….. Con nhìn bạn mà học tập đi. Điều này ko chỉ hủy hoại cá tính của con mà còn khiến con nghĩ rằng bố mẹ rất ghét, rất thất vọng về con. Nhiều bé ức chế nghĩ: Tại sao bố mẹ không nhận "nó" làm con luôn đi.

Ví dụ: Con xem bạn An đấy, học rất giỏi nhé. Con xem bạn mà học tập đi.

2. Đã có lần mắng con: Tại sao con lại làm thế, con chẳng giống ai cả… Không giống ai thì đã sao nào? Con là chính con, là một mảnh ghép không thế thiếu được trong cuộc đời này. Vì thế, lý do gì mà bố mẹ cứ nói như vậy? Thế cứ bức tranh toàn mầu vàng thì đẹp sao? Đa dạng các mầu sắc mới tuyệt vời chứ.

Ví dụ: Tại sao con lại cứ thích ngắm nhìn xe xích lô thế. Thấy cái xích lô nào cũng ngẩn người ra. Con thật chẳng giống ai cả.

3. Đã từng nói với con: Con hãy làm điều này đi. Tất cả mọi người cùng làm thế cả. Điều này sẽ khiến con nghĩ cứ cả đám đông làm là đúng cả. Đã có trường hợp đám đông xông vào đánh chết 1 con người chỉ vì họ phạm tội ăn trộm chó. Đám đông đó vi phạm pháp luật, tướt đi mạng sống của 1 người đấy thôi. Đám đông đâu phải lúc nào cũng đúng.

Ví dụ: Tại sao con không học thuộc lòng các bài đi, việc gì phải đọc sách nhiều thế, sao thắc mắc nhiều thế. Con thấy không, tất cả các bạn đều làm thế và các bạn có điểm rất cao. Con học kiểu này vừa tốn thời gian, điểm lại thấp, chẳng ra làm sao cả.

4. Khi làm sai một việc gì đó, con thắc mắc thì trả lời: Ờ thì con thấy đó, chú nọ, cô kia cũng làm thế. Điều này khiến con có suy nghĩ, lần sau muốn làm sai, chỉ cần rủ đồng minh cùng sai là vô tư rồi. Lúc đó, sai sẽ biến thành đúng.

Ví dụ: Con thấy cha mẹ vượt đèn đỏ, con thắc mắc thì mẹ trả lời: Cô kia, chú kia cũng vượt thì mình vượt được mà con.

5. Khi con đang say mê làm một việc gì khác người, bố mẹ nhìn thấy lập tức ép con dừng lại, tuyệt đối phải chấm dứt và quên việc đó đi mặc dù việc khác người con làm cũng chẳng có gì sai trái. Hoặc con thích ăn mặc khác người một chút là mắng con tơi tả.

Ví dụ: Con thích sưu tập lá cây để ép vào vở cho đẹp. Cha mẹ thấy bẩn nên cấm con làm.

6. Con bộc lộ sở thích và đam mê trái với suy nghĩ của cha mẹ. Luôn trách móc và cấm đoán nếu con thích những thứ cha mẹ không thích. Nếu vậy thì con sinh ra làm gì nhỉ, con chỉ cần là bản sao của cha mẹ là được rồi.

Nhiều khi cha mẹ không đạt được ước mơ của mình cũng không có nghĩa là con phải làm việc đó. Mỗi người có một ý thích, một đam mê riêng.

Ví dụ: 1. con đam mê âm nhạc, thích đàn hát, nhưng cha mẹ ghét nghề đó, chỉ thích con sau này lớn lên làm giáo viên cho ngoan hiền và nhàn hạ. Cha mẹ cấm đoán con hát hò.

Ví dụ 2. Con trai nhưng lại rất thích nấu ăn. Cha mẹ cảm thấy việc đó không nam tính và không đem lại vinh quang cho gia đình. Vì thế, cha mẹ cấm đoán con, mắng mỏ khi con nấu nướng.

7. Khi con làm ra một sản phẩm gì đó theo sự tưởng tượng của bản thân, cha mẹ chê bai quá đà hoặc ca ngợi quá khiến con cảm thấy không thật. Con sẽ có cảm giác xấu hổ với sản phẩm của mình và không làm thêm nữa.

8. Cha mẹ tự động quyết định tương lai cho con mà không hỏi gì đến con cả. Cha mẹ tham khảo ý kiến của tất cả những người cha mẹ gặp phải và mang ý kiến tổng hợp đó về bắt con tuân theo. Việc chọn trường, lớp, … của con là theo ý thích của cha mẹ, theo ý kiến áp đặt của những người xung quanh chứ con không được phép tham gia bàn luận việc này.

9. Cha mẹ không tôn trọng các ý kiến đóng góp của con về những việc trong gia đình. Cha mẹ không bao giờ hỏi ý kiến con về các công việc, kể cả những việc có liên quan đến con.

10. Cha mẹ không tạo điều kiện để con được thử làm mọi việc.Việc gì cha mẹ cũng tự làm cho con. Mọi khả năng và cá tính của con sẽ thui chột dần theo sự bao bọc như vậy.

11. Để đỡ mất thời gian sống và trao đổi cùng con, cha mẹ đưa điện thoại, máy tính, máy tính bảng cho con chơi. Con mất thời gian cho những vật hại não đó thay vì phát triển tính cách và năng lực riêng.

TS Hương cũng cho biết thêm, nếu các cha mẹ phạm phải 11 điều trên, các cha mẹ đang mắc tội hủy hoại cá tính riêng của con.

Theo bà Hương ví von, các cha mẹ đẻ ra con gà, nhưng lại muốn bắt nó bơi như con vịt bởi vì tất cả mọi người là vịt hết. Thử hỏi, con gà bị ép làm con vịt thì nó có còn hạnh phúc và sung sướng không? Liệu con có thể thành công với sự sắp xếp của cha mẹ bởi vì xu hướng là vậy mặc dù con ghét điều đó? Vì vậy, đừng biến con trở thành nạn nhân của xu hướng đám đông của cha mẹ.

Let's block ads! (Why?)

Giáo sư đoạt giải Nobel: Nên đầu tư khoa học cho người trẻ

Bên lề hội thảo Khoa học vì sự phát triển diễn ra tại Trung tâm quốc tế về khoa học và giáo dục liên ngành ICISE (TP Quy Nhơn, Bình Định) ngày 9/5, giáo sư  Gerard 't Hooft, người đoạt giải Nobel Vật lý 1999 cho biết, đây là lần thứ hai ông đến Việt Nam. Lần này, ông chia sẻ về sự quan trọng của khoa học nói chung, vật lý nói riêng với sự phát triển của cộng đồng. 

Giáo sư S Gerard t Hooft, người Hà Lan chia sẻ bên lề hội nghị. Ảnh: Đắc Thành,

Giáo sư S Gerard ‘t Hooft, người Hà Lan chia sẻ bên lề hội nghị. Ảnh: Đắc Thành,

Nói về chính sách phát triển khoa học, giáo sư người Hà Lan cho rằng cần đặc biệt chú trọng chính sách khuyến khích người trẻ tuổi. “Giống như con chim sải cánh ngoài biển khoa học bao la, nếu không có được sự khởi đầu sớm thì sẽ không thể bay cao, bay xa. Một người nếu được khích lệ, đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học từ sớm thì chắc chắn kết quả sẽ tốt đẹp”, ông nói.  

Chia sẻ rất trăn trở trước vấn đề giáo dục, giáo sư 't Hooft cho rằng trẻ em cần được giáo dục tốt. Nếu để tự nhiên, lũ trẻ sẽ chỉ quan tâm tới những điều bình thường, những giao tiếp xã hội đơn thuần. Chúng không bẩm sinh hứng thú với khoa học, trừ khi người lớn hướng chúng tới một ngành khoa học nhất định.

Nhấn mạnh tới phương pháp giáo dục, giáo sư Hà Lan cho rằng trẻ cần được tự do, tự do thất bại, tự do ý kiến, tự do thể hiện, đi kèm là giáo dục. Ngay từ lúc còn nhỏ, đứa trẻ cần biết tất cả điều cơ bản, hiển nhiên. "Điều đó cực kỳ quan trọng, giáo dục cần lưu ý tất cả những gì trẻ cần, để trẻ có thể tiếp cận với các mức độ khoa học cao hơn", ông nói.

Chưa được tiếp xúc nhiều với sinh viên, song giáo sư 't Hooft cho rằng "họ cần đi ra ngoài nhiều hơn để có góc nhìn bao quát hơn".

Giáo sư Finn Kydland - người đoạt giải Nobel Kinh tế 2004. Ảnh: Đắc Thành.

Giáo sư Finn Kydland - người đoạt giải Nobel Kinh tế 2004. Ảnh: Đắc Thành.

Tại hội nghị, giáo sư Finn Kydland, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2004, kêu gọi các quốc gia muốn phát triển thì phải đầu tư cho trẻ em. “Một quốc gia đầu tư cho thế hệ trẻ tốt, sẽ thúc đẩy nền kinh tế, khoa học của đất nước đi lên”, vị giáo sư người Na Uy nhấn mạnh.

Cần đầu tư trên 2% GDP quốc gia cho phát triển khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ khẳng định, trong 30 năm đổi mới, Việt Nam rất quan tâm đến khoa học nói chung, đặc biệt khoa học cơ bản. Nhiều nghiên cứu cơ bản của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá tốt, tuy nhiên còn nhiều hạn chế.

Ông Quân chỉ ra các mặt hạn chế, như cơ chế hoạt động của viện nghiên cứu công lập còn khó khăn. Các viện công lập nước nhà hiện nay mạnh về số lượng và được sự quan tâm của Chính phủ nhưng hiệu quả hoạt động thấp. Điều này dẫn đến công trình công bố quốc tế, bằng sáng chế còn ít.

Ông Nguyên Quân, nguyên Bộ Trưởng Bộ khoa học công nghệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đắc Thành.

Ông Nguyên Quân, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đắc Thành.

Theo ông Quân, những nhà khoa học giỏi nhất hiện nay chủ yếu làm việc ở nước ngoài và khu vực tư nhân. Khu vực nhà nước không hấp dẫn người làm khoa học do đầu tư của xã hội và nhà nước còn ít. “Mặc dù ngân sách nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách quốc gia cho khoa học công nghệ nhưng bị phân tán, quản lý bởi nhiều cơ quan. Thực tế chỉ có 10% (trong 2% tổng chi ngân sách) chi cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ”, ông Quân thông tin.

Ông Quân mong muốn nhà nước đầu tư trên 2% GDP quốc gia cho phát triển khoa học công nghệ. Chính phủ đã ban hành nghị định riêng về cơ chế chính sách ưu đãi cho các nhà khoa học đầu ngành của quốc gia, nhà khoa học trẻ. Hiện Việt Nam đã thành lập giải thưởng mang tên nhà khoa học Tạ Quang Bửu chuyên dành cho các nhà khoa học trẻ có những công trình, sản phẩm xuất sắc.

Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam do giáo sư Trần Thanh Vân sáng lập và điều hành từ năm 1993 tại Pháp, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học cho thế hệ tương lai Việt Nam.

Từ năm 2013 đến nay, chuỗi các chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" được thực hiện tại Bình Định với hơn 40 hội nghị khoa học quốc tế, 16 khóa học chuyên đề với hơn 3.500 nhà khoa học quốc tế. Đặc biệt, trong đó có 12 giáo sư đạt giải Nobel, 2 giáo sư đạt giải Toán học Fields, 2 giáo sư đạt giải Thiên văn học Kavli cùng nhiều nhà khoa học danh tiếng thuộc nhiều lĩnh vực.

Ngoài ra, Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam còn tổ chức các khóa học chuyên đề dành riêng cho nhà nghiên cứu trẻ, tổ chức buổi thuyết trình, giao lưu giữa các giáo sư nổi tiếng và giới nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên.

Let's block ads! (Why?)

Gương vỡ lại lành, Linh Chi và Lâm Vinh Hải sẽ tổ chức đám cưới?

Chuyện tình của Linh Chi và Lâm Vinh Hải luôn ở trung tâm của sự chú ý kể từ khi hai người tuyên bố mối quan hệ chính thức. Cả hai liên tục đăng tải những hình ảnh tình cảm, những lời lẽ ngọt ngào dành cho nhau ngay cả khi chia tay. Chuyện tình của cả hai khiến khán giả xoay mòng mòng xung quanh tin đồn chia tay, rồi lại tái hợp. Mới đây nhất, Linh Chi còn vô tư tiết lộ mình sẽ có một đám cưới cổ tích với Lâm Vinh Hải khi trả lời bình luận của khán giả mến mộ.

Linh Chi trả lời khá nhiều bình luận về đám cưới. Điều này càng khẳng định chuyện này hoàn toàn có thể diễn ra

Trong hình ảnh mới nhất được đăng tải, Linh Chi cũng nhận vợ, xưng chồng với Lâm Vinh Hải rất tình tứ.

Cả hai đã đổi cách xưng hô từ "anh, em" sang "vợ chồng"

Let's block ads! (Why?)

Cựu danh thủ Hồng Sơn bị fan bao vây khi đi mua sắm

Thời gian gần đây, Sơn "Công chúa" nổi tiếng một thời khá bận rộn với lịch họp báo phim điện ảnh '11 niềm hy vọng'. Không chỉ là nguồn cảm hứng của bộ phim,  chân sút nổi tiếng một thời còn tham gia phim với tư cách diễn viên khách mời.

Tối qua (09/05), trước khi buổi công chiếu '11 niềm hy vọng' diễn ra tại Hà Nội khá nhiều người bất ngờ bắt gặp danh thủ Hồng Sơn đang đi mua sắm đồ thời trang tại Phố Bà Triệu.

Khác với vẻ ngoài lạnh lùng, cựu danh thủ một thời khá thân thiện với mọi người.

 

Khá nhiều người đẹp đã tới xinh chụp hình cùng Sơn "Công chúa"


Bạn đọc có những câu chuyện, hình ảnh ý nghĩa phù hợp với chuyên mục Sống Trẻ, Guu của thegioitre.vn muốn chia sẻ tới cộng đồng, có thể gửi về hòm thư: dongvu@infonet.vn hoặc điện thoại 097.4569.097 (Đông Vũ)

Let's block ads! (Why?)

Bộ GD&ĐT chỉ đạo kiểm tra các trung tâm ngoại ngữ

Sự việc nữ giáo viên tiếng Anh Nguyễn Thị Kim Tuyến (sáng lập viên Trung tâm Anh ngữ MST) và nam học viên “văng tục tay đôi” vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Mới đây, thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn về việc tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Bộ GD&ĐT gửi công văn chỉ đạo kiểm tra trung tâm ngoại ngữ

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT, đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm rà soát, đánh giá tổng thể hoạt động của các trung tâm đang hoạt động trên địa bàn hoặc thuộc phạm vi quản lý.

Các đơn vị phối hợp ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về thành lập, cấp phép hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm và có biện pháp xử lý kiên quyết những hiện tượng vi phạm quy định hiện hành.

Các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin về danh sách trung tâm ngoại ngữ, tin học cả công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm bồi dưỡng ngắn hạn được cấp phép hoạt động.

Trong đó, phải ghi rõ thông tin như điều kiện đảm bảo chất lượng, thời gian thành lập, thời gian, địa điểm được cấp phép, công khai thông tin về danh sách học viên được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

Bộ GD&ĐT yêu cầu thông tin phải được cập nhật thường xuyên. Sở GD&ĐT, các trường chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc những vấn đề trên, báo cáo bộ trước ngày 25/5.

Let's block ads! (Why?)