Thursday, May 10, 2018

Những siêu năng lực biến gián thành sinh vật khó tiêu diệt

Vợ chồng tuổi xế chiều ly hôn vì những uất ức thời trẻ

Thẩm phán Lê Thị Hằng, nguyên phó chánh án TAND quận 4 (TP HCM) từng có hơn 30 năm làm công tác xét xử các vụ án gia đình. Cho đến nay, bà vẫn không thể quên câu chuyện cách đây hơn 7 năm của bà Huệ (lúc đó 62 tuổi) xin ly hôn vì chồng nói quá nhiều mà bà trực tiếp giải quyết. 

Bà Huệ có hơn 40 năm hôn nhân với người chồng tên Hưng, lớn hơn 10 tuổi. Hai vợ chồng cùng làm trong ngành giáo dục. Thời trẻ, bà vô cùng mệt mỏi vì chứng nói nhiều của chồng. “Có một chủ đề, ông ấy cứ nói mãi, nghe rất mệt. Riết rồi tôi không dám tâm sự điều gì cả”, bà Huệ kể.

Hằng ngày bà chỉ biết vùi mình vào công việc, chơi đùa với con, tham gia các hoạt động xã hội để không phải tiếp xúc nhiều với chồng. Vậy mà chẳng được yên. Ngồi nói một mình mãi, ông Hưng nghĩ vợ khinh thường mình nên hết trách lại chửi. Đã bốn lần bà Huệ nộp đơn xin được giải thoát, nhưng không đi đến đâu vì các con còn nhỏ, sợ ảnh hưởng đến uy tín trong công việc.

Ảnh: healthplus

Ảnh: healthplus

Lần cuối cùng, được các con đồng ý bà rất quyết tâm. “Tôi đã lớn tuổi, cần có không gian nghỉ ngơi. Hơn 10 năm nghỉ hưu, tôi hết ở phòng riêng rồi đến nhà các con tá túc cũng chẳng được yên. Càng về già, ông ấy càng nói nhiều hơn”, bà chia sẻ.

Ở tòa, bà chỉ mong được chia tay càng sớm càng tốt. Còn ông nhất quyết không đồng ý, tố vợ không quan tâm, khinh thường chồng, chỉ biết lo chuyện thiên hạ. Phiên xử hôm ấy kéo dài từ 8 giờ sáng đến hơn 12 giờ trưa cũng chỉ vì ông nói quá dông dài, không đúng chủ đề.

“Lúc đó, ai cũng mệt vì phải nghe nhiều. Tôi phải ra đòn: ‘Nếu ông không dừng lại sẽ bị lập biên bản xử phạt vì nói nhiều’. Câu nói đùa hóa ra hiệu nghiệm”, vị thẩm phán nhớ lại. Nhận định, ông bà đã ly thân nhiều năm, bà Huệ cũng cung cấp được những lá thư con trai, con gái gửi xin cho mẹ đạt được tâm nguyện nên thẩm phán Hằng chấp nhận cho ly hôn. 

Theo thẩm phán Hằng, những cặp vợ chồng ly ở tuổi xế chiều hiện nay đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân, thời còn trẻ họ có nhiều mâu thuẫn nhưng nín nhịn, chịu đựng vì có nhiều yếu tố chi phối như: công việc, con cái, sợ phải phân chia tài sản, sợ bỏ nhau sẽ mang điều tiếng... Khi về già, cuộc sống đã ổn định họ mới tính đến chuyện đường ai nấy đi.

Ông Bình và bà Lan, cùng tuổi 67 tuổi, cùng làm nghề giáo viên (quận 10) có hơn 40 năm nên nghĩa vợ chồng, các con thành đạt, có cuộc sống riêng. Năm 2016, ông nhớ lại những uất ức thời trẻ bị bà cằn nhằn, chì chiết đủ chuyện nên đòi chia tay.

Ở tòa, ông liệt kê những hành động, những lời nói của bà từ thời hai người mới cưới nhau cho đến khi có quyết định của mình, như: Bà không tôn trọng ông, chửi ông, đánh ông, không biết tiết kiệm tiền, không vun vén chi tiêu. Anh rể ông là người đã nuôi ông ăn học, giờ gia đình khó khăn, ông muốn giúp đỡ nhưng rất khổ tâm. Cái kính của anh rể bị hư, phải mua mất một triệu, ông kêu bà đưa tiền cho anh rể vay, bà không đưa mà cứ cằn nhằn, chì chiết.

“Tôi rất xấu hổ và nhục nhã. Những điều đó tôi mãi khắc ghi, không thể quên được. Tôi đã muốn ly hôn từ lâu, nhưng vì nghĩ cho các con, vì thể diện của mình và không muốn bên thông gia người ta nói gia đình con tôi bố mẹ này nọ. Giờ các con thành đạt rồi, đứa nào cũng có học vị tiến sĩ, có gia đình riêng, xin tòa hãy cho tôi ly hôn. Tôi tha thiết xin tòa”, ông nói.

Không đồng tình, bà vợ phân trần việc ông đòi ly hôn là sự nóng giận, bộc phát tức thời. “Những cãi vã, cái xấu, không vừa lòng nhau, chúng ta đều bỏ qua hết. Bây giờ chẳng phải lo về kinh tế, xin ông hãy bớt giận để chúng ta đoàn tụ. Ông thấy đó, mỗi khi con cháu đến nhà chơi, chúng bi bô gọi ông bà, sà vào lòng mình thủ thỉ, hạnh phúc lắm”, bà nói.  

Vị chủ tọa cũng khuyên: “Hai ông bà từng tha thứ, bỏ qua cho nhau thì giờ hãy quên mọi chuyện đi. Tuổi của ông bây giờ lưng chừng lắm rồi, hãy cùng bà ấy hưởng thụ tuổi già”. Ông gắt lên: “Chủ tọa quan niệm như thế nào về cuộc sống gia đình? Níu kéo, nhẫn nhịn sẽ không hạnh phúc đâu. Bây giờ tôi chỉ thích làm việc, thích cống hiến chứ không muốn hưởng thụ”. Cuối cùng ông cũng được tòa chấp nhận yêu cầu sau 4 lần tới lui nộp đơn.

Thẩm phán Hằng cho biết, thông thường, những cặp vợ chồng già ra tòa ly hôn thường khó hòa giải hơn người trẻ. Bởi vì, khi đưa chuyện gia đình ra pháp luật họ đã cân nhắc kỹ mới quyết định, chứ không phải do giận dỗi nhất thời. Hơn nữa, mâu thuẫn đã chất chứa, cộng dồn từ lâu, vì thế, nếu không được chấp nhận họ lại tiếp tục nộp đơn ở những lần tiếp theo.

Bàn về chủ đề này, một chuyên gia tâm lý của tổng đài 1088 cho rằng, thế hệ như bà Huệ, ông Bình khi kết hôn hầu hết là qua mai mối, gia đình sắp đặt, không có thời gian tìm hiểu và yêu nhau. Vì thế, khi về chung sống sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn do không hợp tính cách, sở thích, thói quen, và niềm tin… Tuy nhiên, do thực tế xã hội nên họ phải cam chịu. Vì thế, khi bước qua tuổi 60 trở lên họ thường nhìn lại quá khứ để tổng kết cuộc đời mình. 

Từng giải quyết nhiều vụ ly hôn, thẩm phán Hằng nhận thấy, là vợ chồng, khi xảy ra mâu thuẫn hoặc không hài lòng về nhau thì nên nói ra để cùng sửa đổi, điều chỉnh, đừng nín nhịn cho qua chuyện. “Mâu thuẫn đó không tự nhiên mất đi, mà vẫn tồn tại như những cơn sóng ngầm, đến một lúc nào đó sẽ bùng lên, không thể cứu vãn được. Sống thật, sống có trách nhiệm với nhau mới chính là nền tảng xây dựng gia đình bền vững”, bà Hằng nói.

* Tên nhân vật đã thay đổi

Phan Thân

Let's block ads! (Why?)

Vợ chồng tuổi xế chiều ra tòa ly hôn vì những uất ức thời trẻ

Thẩm phán Lê Thị Hằng, nguyên phó chánh án TAND quận 4 (TP HCM) từng có hơn 30 năm làm công tác xét xử các vụ án gia đình. Cho đến nay, bà vẫn không thể quên câu chuyện cách đây hơn 7 năm của bà Huệ (lúc đó 62 tuổi) xin ly hôn vì chồng nói quá nhiều mà bà trực tiếp giải quyết. 

Bà Huệ có hơn 40 năm hôn nhân với người chồng tên Hưng, lớn hơn 10 tuổi. Hai vợ chồng cùng làm trong ngành giáo dục. Thời trẻ, bà vô cùng mệt mỏi vì chứng nói nhiều của chồng. “Có một chủ đề, ông ấy cứ nói mãi, nghe rất mệt. Riết rồi tôi không dám tâm sự điều gì cả”, bà Huệ kể.

Hằng ngày bà chỉ biết vùi mình vào công việc, chơi đùa với con, tham gia các hoạt động xã hội để không phải tiếp xúc nhiều với chồng. Vậy mà chẳng được yên. Ngồi nói một mình mãi, ông Hưng nghĩ vợ khinh thường mình nên hết trách lại chửi. Đã bốn lần bà Huệ nộp đơn xin được giải thoát, nhưng không đi đến đâu vì các con còn nhỏ, sợ ảnh hưởng đến uy tín trong công việc.

Ảnh: healthplus

Ảnh: healthplus

Lần cuối cùng, được các con đồng ý bà rất quyết tâm. “Tôi đã lớn tuổi, cần có không gian nghỉ ngơi. Hơn 10 năm nghỉ hưu, tôi hết ở phòng riêng rồi đến nhà các con tá túc cũng chẳng được yên. Càng về già, ông ấy càng nói nhiều hơn”, bà chia sẻ.

Ở tòa, bà chỉ mong được chia tay càng sớm càng tốt. Còn ông nhất quyết không đồng ý, tố vợ không quan tâm, khinh thường chồng, chỉ biết lo chuyện thiên hạ. Phiên xử hôm ấy kéo dài từ 8 giờ sáng đến hơn 12 giờ trưa cũng chỉ vì ông nói quá dông dài, không đúng chủ đề.

“Lúc đó, ai cũng mệt vì phải nghe nhiều. Tôi phải ra đòn: ‘Nếu ông không dừng lại sẽ bị lập biên bản xử phạt vì nói nhiều’. Câu nói đùa hóa ra hiệu nghiệm”, bà Hằng nhớ lại. Nhận định, ông bà đã ly thân nhiều năm, bà Huệ cũng cung cấp được những lá thư con trai, con gái gửi xin cho mẹ đạt được tâm nguyện nên thẩm phán Hằng chấp nhận cho ly hôn. 

Theo thẩm phán Hằng, những cặp vợ chồng ly ở tuổi xế chiều hiện nay đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân, thời còn trẻ họ có nhiều mâu thuẫn nhưng nín nhịn, chịu đựng vì có nhiều yếu tố chi phối như: công việc, con cái, sợ phải phân chia tài sản, sợ bỏ nhau sẽ mang điều tiếng... Khi về già, cuộc sống đã ổn định họ mới tính đến chuyện đường ai nấy đi.

Ông Bình và bà Lan, cùng tuổi 67 tuổi, cùng làm nghề giáo viên (quận 10) có hơn 40 năm nên nghĩa vợ chồng, các con thành đạt, có cuộc sống riêng. Năm 2016, ông nhớ lại những uất ức thời trẻ bị bà cằn nhằn, chì chiết đủ chuyện nên đòi chia tay.

Ở tòa, ông liệt kê những hành động, những lời nói của bà từ thời hai người mới cưới nhau cho đến khi có quyết định của mình, như: Bà không tôn trọng ông, chửi ông, đánh ông, không biết tiết kiệm tiền, không vun vén chi tiêu. Anh rể ông là người đã nuôi ông ăn học, giờ gia đình khó khăn, ông muốn giúp đỡ nhưng rất khổ tâm. Cái kính của anh rể bị hư, phải mua mất 50 đôla, ông kêu bà đưa tiền cho anh rể vay, bà không đưa mà cứ cằn nhằn, chì chiết.

“Tôi rất xấu hổ và nhục nhã. Những điều đó tôi mãi khắc ghi, không thể quên được. Tôi đã muốn ly hôn từ lâu, nhưng vì nghĩ cho các con, vì thể diện của mình và không muốn bên thông gia người ta nói gia đình con tôi bố mẹ này nọ. Giờ các con thành đạt rồi, đứa nào cũng có học vị tiến sĩ, có gia đình riêng, xin tòa hãy cho tôi ly hôn. Tôi tha thiết xin tòa”, ông nói.

Không đồng tình, bà vợ phân trần việc ông đòi ly hôn là sự nóng giận, bộc phát tức thời. “Những cãi vã, cái xấu, không vừa lòng nhau, chúng ta đều bỏ qua hết. Bây giờ chẳng phải lo về kinh tế, xin ông hãy bớt giận để chúng ta đoàn tụ. Ông thấy đó, mỗi khi con cháu đến nhà chơi, chúng bi bô gọi ông bà, sà vào lòng mình thủ thỉ, hạnh phúc lắm”, bà nói.  

Vị chủ tọa cũng khuyên: “Hai ông bà từng tha thứ, bỏ qua cho nhau thì giờ hãy quên mọi chuyện đi. Tuổi của ông bây giờ lưng chừng lắm rồi, hãy cùng bà ấy hưởng thụ tuổi già”. Ông gắt lên: “Chủ tọa quan niệm như thế nào về cuộc sống gia đình? Níu kéo, nhẫn nhịn sẽ không hạnh phúc đâu. Bây giờ tôi chỉ thích làm việc, thích cống hiến chứ không muốn hưởng thụ”. Cuối cùng ông cũng được tòa chấp nhận yêu cầu sau 4 lần tới lui nộp đơn.

Thẩm phán Hằng cho biết, thông thường, những cặp vợ chồng già ra tòa ly hôn thường khó hòa giải hơn người trẻ. Bởi vì, khi đưa chuyện gia đình mình ra pháp luật họ đã cân nhắc, suy nghĩ kỹ mới quyết định, chứ không phải do giận dỗi nhất thời. Hơn nữa, mâu thuẫn của họ cũng đã chất chứa, cộng dồn từ lâu, vì thế, nếu không được chấp nhận họ lại tiếp tục nộp đơn ở những lần tiếp theo.

Bàn về chủ đề này, một chuyên gia tâm lý của tổng đài 1088 cho rằng, thế hệ như bà Huệ, ông Bình khi kết hôn hầu hết là qua mai mối, gia đình sắp đặt, không có thời gian tìm hiểu và yêu nhau. Vì thế, khi về chung sống sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn do không hợp tính cách, sở thích, thói quen, và niềm tin… Tuy nhiên, do thực tế của xã hội nên họ phải cam chịu. Vì thế, khi bước qua tuổi 60 trở lên họ thường nhìn lại quá khứ để tổng kết cuộc đời mình. 

Từng giải quyết nhiều vụ ly hôn, thẩm phán Hằng nhận thấy, là vợ chồng, khi xảy ra mâu thuẫn hoặc không hài lòng về nhau thì nên nói ra để cùng sửa đổi, điều chỉnh, đừng cam chịu, nín nhịn cho qua chuyện. “Mâu thuẫn đó không tự nhiên mất đi, mà vẫn tồn tại như những cơn sóng ngầm, đến một lúc nào đó sẽ bùng lên, không thể cứu vãn được. Sống thật, sống có trách nhiệm với nhau mới chính là nền tảng xây dựng gia đình bền vững”, bà Hằng nói.

* Tên nhân vật đã thay đổi

Phan Thân

Let's block ads! (Why?)

Wednesday, May 9, 2018

Cách tiêu tiền có lợi nhất cho bạn

Dan Ariely là giáo sư kinh tế học hành vi tại trường đại học Duke (Mỹ), tác giả của cuốn Small Change. Trên Business Insider, Ariely cho rằng, một trong những điều thú vị của tiền bạc là tầm quan trọng của thời điểm chúng ta thanh toán tiền. Khi mua một món đồ hay một dịch vụ nào đó, bạn có thể trả hết toàn bộ, trả dần hoặc trả sau khi sử dụng. Trong đó, trả trước là cách tốt nhất giúp bạn có thể trải nghiệm toàn diện về những thứ mình mới mua. 

Dan Ariely - Ảnh: CKGSB Knowledge

Dan Ariely - Ảnh: CKGSB Knowledge.

Dan Ariely ví dụ, thử tưởng tượng bạn chuẩn bị đi nghỉ mát, và bạn có thể trả tiền trước, trong hoặc sau chuyến đi. Cách trả tiền ảnh hưởng rất nhiều đến những trải nghiệm trong kỳ nghỉ của bạn.

Nếu bạn trả tiền trước, khi bạn bắt đầu kỳ nghỉ, tất cả mọi chi phí đã được thanh toán và bạn không còn phải băn khoăn về tiền bạc nữa. Việc của bạn chỉ là tận hưởng kỳ nghỉ.

Nếu trả tiền khi kết thúc chuyến đi? Khi mới bắt đầu kỳ nghỉ, bạn không băn khoăn nhiều về tiền bạc, nhưng càng về cuối bạn càng nghi ngại nhiều hơn về tiền và bạn bắt đầu có chút lo lắng.

Tệ nhất là bạn trả tiền dần trong suốt chuyến đi, bởi vì lúc nào bạn cũng phải lo lắng vì tiền, và chất lượng của trải nghiệm sẽ bị giảm nghiêm trọng.

Hay lấy một ví dụ khác như bạn muốn mua một chiếc xe hay một cái điện thoại. Trả hết ngay từ ban đầu, bạn có được cảm giác sử dụng thoải mái nhất. Trong khi trả góp khiến bạn luôn tâm lý mang nợ, dẫn đến sự mệt mỏi trong suốt quá trình trả tiền.

Sự mệt mỏi khi tiêu tiền được gọi bằng thuật ngữ "càng tiêu càng đau" (pain of paying). Thuật ngữ này cơ bản nói rằng, khi tiêu tiền, chúng ta luôn có tâm lý đau đớn khi phải xuất tiền ra. Một số nghiên cứu hình ảnh não bộ đã chỉ ra có cái gì đó giống như đau đớn thể chất khi chúng ta tiêu tiền.

Ariel cũng bổ sung, sự đau đớn đó có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách tiêu tiền của người khác. Nếu bạn nhặt được tiền, được cho tiền, hoặc có các voucher miễn phí, bạn không phải cảm nhận nỗi đau đó. Vì thế, người tự kiếm ra tiền bao giờ cũng chi tiêu hợp lý và lâu hơn người được cho tiền để tiêu. Người bỗng dưng có tiền thường chi tiêu bừa bãi, không có kế hoạch vì họ có tâm lý "đó không phải là tiền của mình".

Ariel cho rằng, điều thú vị của tâm lý càng tiêu càng đau là nó thay đổi cách chúng ta thưởng thức một thứ gì đó. Đó chính là lý do vì sao nếu muốn mua một thứ gì, bạn nên tiết kiệm đủ tiền để có nó, thay vì mua trả góp sẽ mang thêm "những nỗi đau trả tiền'.

Giáo sư Dan Ariely cho rằng, khi đã qua trải nghiệm càng tiêu càng đau, bạn sẽ biết cách chi tiêu hợp lý hơn, tiết kiệm được tiền, đồng thời cũng có được trải nghiệm sử dụng thoải mái nhất.

Hoàng Anh

Let's block ads! (Why?)

Cú vồ giúp báo hoa mai bắt gọn khỉ trên ngọn cây

Nồng độ CO2 của khí quyển cao nhất trong 800.000 năm

Dữ liệu của Đài quan sát Mauna Loa cho thấy nồng độ CO2 đã đạt mức 411,24 ppm vào tháng 4/2018. Ảnh: Viện Hải dương học Scripps.

Dữ liệu của Đài quan sát Mauna Loa cho thấy nồng độ CO2 đã đạt mức 411,24 ppm vào tháng 4/2018. Ảnh: Viện Hải dương học Scripps.

Nồng độ CO2 trong khí quyển đã vượt qua mức trung bình 410 ppm trong tháng 4 vừa qua, theo dữ liệu đo được từ Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dữ liệu trung bình tháng của đài quan sát vượt qua ngưỡng này, theo Independent.

Viện Hải dương học Scripps (Mỹ) chỉ ra rằng, trước cuộc cách mạng công nghiệp, nồng độ CO2 trong khí quyển chưa từng vượt quá 300 ppm trong 800.000 năm qua. Đường cong Keeling dùng để đo nồng độ khí carbon dioxide trong khí quyển cho thấy sự gia tăng của CO2 suốt nhiều thập kỷ.

Các nhà khoa học đã cảnh báo mức độ CO2 đang vượt qua ngưỡng có thể dẫn đến sự nóng lên toàn cầu vượt quá mức "an toàn", đồng thời thúc đẩy sự gia tăng mực nước biển.

Con người phát thải khí nhà kính CO2 từ các hoạt động như đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ), sản xuất xi măng, chặt phá rừng. CO2 tồn tại trong khí quyển trong hàng chục nghìn năm, tham gia vào quá trình hấp thụ nhiệt từ bức xạ Mặt Trời và thúc đẩy biển đổi khí hậu.

Dữ liệu mới nhất cho thấy, nồng độ CO2 trong khí quyển toàn cầu đã tăng lên 30% kể từ khi con người bắt đầu đo đạc, ghi chép dữ liệu về CO2 kể từ năm 1958. Phép đo đầu tiên ghi nhận nồng độ CO2 vào năm 1958 là 315 ppm. Nồng độ CO2 vượt quá 400 ppm lần đầu tiên năm 2013. Trước năm 1800, nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển khoảng 280 ppm. Điều này thể hiện ảnh hưởng của khí thải nhân tạo kể từ cuộc cách mạng công nghiệp.

Các nhà khoa học tin rằng, thế giới chưa bao giờ trải qua sự gia tăng nồng độ CO2 nhanh như vậy. Ralph Keeling, giám đốc chương trình CO2 tại Viện Hải dương học Scripps, cho biết nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng nhanh hơn trong thập kỷ vừa qua so với những năm 2000.

"Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu việc gia tăng nồng độ của khí CO2 trong thời gian qua. Nó tiến gần hơn tới một số cột mốc mà chúng ta không thực sự muốn đạt được, chẳng hạn như vượt qua 450 ppm hoặc 500 ppm", Keeling nói.

Lần cuối cùng, nồng độ CO2 trong khí quyển Trái Đất đạt ngưỡng 400 ppm là khoảng 3 đến 5 triệu năm trước. "Trong thời gian đó, nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu cao hơn hai độ so với ngày nay. Các dải băng ở Greenland và phía tây Nam Cực tan chảy, thậm chí một phần băng ở phía đông Nam Cực thu hẹp, khiến mực nước biển dâng cao từ 10 - 20 m so với ngày nay", Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết.

Let's block ads! (Why?)

Giáo sư đoạt giải Nobel gợi ý giải pháp giúp Việt Nam phát triển

Giáo sư Finn Kydland bày tỏ quan điểm dưới góc nhìn tương tác kinh tế và khoa học tại hội thảo "Khoa học vì sự phát triển”, tổ chức sáng 9/5, ở Trung tâm quốc tế về khoa học và giáo dục liên ngành ICISE (TP Quy Nhơn, Bình Định).

Ông Finn Kydland cho rằng, bất bình đẳng thu nhập giữa các nước có nguyên nhân từ thể chế của nước đó. Trong đó ông đặc biệt nhận nhấn mạnh đến chính sách, vốn dành cho khoa học công nghệ.

“Khi một quốc gia không có các thể chế, cam kết các chính sách tốt cho khoa học công nghệ thì khó để tác động trong ngắn hạn cho sự phát triển, thậm chí có thể gây tác động xấu cho xã hội”, GS Finn Kydland nói.

Quan điểm này cũng được minh chứng thêm trong phần phát biểu của giáo sư Gerard ‘t Hooft - giải Nobel Vật lý năm 1999. Ông cũng đề cập tới vai trò của nguồn nhân lực và khẳng định để khoa học phát triển cần có một hệ thống giáo dục, nhất là lớp trẻ. Đây chính là lực lượng có thể thúc đẩy phát triển khoa học. 

Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Ảnh: Đắc Thành.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Ảnh: Đắc Thành.

Theo Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, sau 30 năm đất nước đổi mới, Việt Nam giành nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên tài nguyên đang dần cạn kiệt và lao động giá rẻ sẽ không còn là thế mạnh. Khi đó chỉ có khoa học kỹ thuật mới là nền tảng bền vững cho sự phát triển.

Thứ trưởng Tạc bày tỏ mong muốn với kiến thức của các nhà khoa học kinh nghiệm hàng đầu thế giới, Việt Nam có thể học hỏi, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với tình hình hiện tại, qua đó giúp Việt Nam tiệm cận hơn nữa với thế giới và khu vực.

Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Hội gặp gỡ Việt Nam, Thứ trưởng Tạc cảm ơn những đóng góp to lớn của giáo sư Vân đối với khoa học, giáo dục Việt Nam.

Tại hội thảo, giáo sư Trần Thanh Vân - người sáng lập Hội gặp gỡ Việt Nam bày tỏ sự cảm kích các nhà khoa học đã dự hội nghị lần này cũng như cá nhân, cơ quan đã giúp đỡ thành lập ICISE tại Bình Định.

Giáo sư Trần Thanh Vân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đắc Thành.

Giáo sư Trần Thanh Vân phát biểu tại phiên toàn thể. Ảnh: Đắc Thành.

Theo giáo sư Vân, trung tâm ICISE được thành lập tạo điều kiện cho các nhà khoa học thế giới đến Việt Nam và chia sẻ các tiến bộ khoa học. Minh chứng là thời gian qua, nhiều nhà khoa học cùng gia đình của họ đã đến đây, cùng xây dựng trung tâm. "Đây cũng là dịp để chúng ta chia sẻ những ý tưởng khoa học đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới”, ông Vân nói.

Hội thảo "Khoa học vì sự phát triển” đã thu hút 150 nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự. Sau phiên toàn thể, hội thảo sẽ có 7 thảo luận bàn tròn và kết thúc chiều 10/5.

Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam do giáo sư Trần Thanh Vân sáng lập và điều hành từ năm 1993 tại Pháp, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học cho thế hệ tương lai Việt Nam.

Từ năm 2013 đến nay, chuỗi các chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" được thực hiện tại Bình Định với hơn 40 hội nghị khoa học quốc tế, 16 khóa học chuyên đề với hơn 3.500 nhà khoa học quốc tế. Đặc biệt, trong đó có 12 giáo sư đạt giải Nobel, 2 giáo sư đạt giải Toán học Fields, 2 giáo sư đạt giải Thiên văn học Kavli cùng nhiều nhà khoa học danh tiếng thuộc nhiều lĩnh vực.

Ngoài ra, Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam còn tổ chức các khóa học chuyên đề dành riêng cho nhà nghiên cứu trẻ, tổ chức buổi thuyết trình, giao lưu giữa các giáo sư nổi tiếng và giới nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên.

Let's block ads! (Why?)