Wednesday, May 9, 2018

Nồng độ CO2 của khí quyển cao nhất trong 800.000 năm

Dữ liệu của Đài quan sát Mauna Loa cho thấy nồng độ CO2 đã đạt mức 411,24 ppm vào tháng 4/2018. Ảnh: Viện Hải dương học Scripps.

Dữ liệu của Đài quan sát Mauna Loa cho thấy nồng độ CO2 đã đạt mức 411,24 ppm vào tháng 4/2018. Ảnh: Viện Hải dương học Scripps.

Nồng độ CO2 trong khí quyển đã vượt qua mức trung bình 410 ppm trong tháng 4 vừa qua, theo dữ liệu đo được từ Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dữ liệu trung bình tháng của đài quan sát vượt qua ngưỡng này, theo Independent.

Viện Hải dương học Scripps (Mỹ) chỉ ra rằng, trước cuộc cách mạng công nghiệp, nồng độ CO2 trong khí quyển chưa từng vượt quá 300 ppm trong 800.000 năm qua. Đường cong Keeling dùng để đo nồng độ khí carbon dioxide trong khí quyển cho thấy sự gia tăng của CO2 suốt nhiều thập kỷ.

Các nhà khoa học đã cảnh báo mức độ CO2 đang vượt qua ngưỡng có thể dẫn đến sự nóng lên toàn cầu vượt quá mức "an toàn", đồng thời thúc đẩy sự gia tăng mực nước biển.

Con người phát thải khí nhà kính CO2 từ các hoạt động như đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ), sản xuất xi măng, chặt phá rừng. CO2 tồn tại trong khí quyển trong hàng chục nghìn năm, tham gia vào quá trình hấp thụ nhiệt từ bức xạ Mặt Trời và thúc đẩy biển đổi khí hậu.

Dữ liệu mới nhất cho thấy, nồng độ CO2 trong khí quyển toàn cầu đã tăng lên 30% kể từ khi con người bắt đầu đo đạc, ghi chép dữ liệu về CO2 kể từ năm 1958. Phép đo đầu tiên ghi nhận nồng độ CO2 vào năm 1958 là 315 ppm. Nồng độ CO2 vượt quá 400 ppm lần đầu tiên năm 2013. Trước năm 1800, nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển khoảng 280 ppm. Điều này thể hiện ảnh hưởng của khí thải nhân tạo kể từ cuộc cách mạng công nghiệp.

Các nhà khoa học tin rằng, thế giới chưa bao giờ trải qua sự gia tăng nồng độ CO2 nhanh như vậy. Ralph Keeling, giám đốc chương trình CO2 tại Viện Hải dương học Scripps, cho biết nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng nhanh hơn trong thập kỷ vừa qua so với những năm 2000.

"Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu việc gia tăng nồng độ của khí CO2 trong thời gian qua. Nó tiến gần hơn tới một số cột mốc mà chúng ta không thực sự muốn đạt được, chẳng hạn như vượt qua 450 ppm hoặc 500 ppm", Keeling nói.

Lần cuối cùng, nồng độ CO2 trong khí quyển Trái Đất đạt ngưỡng 400 ppm là khoảng 3 đến 5 triệu năm trước. "Trong thời gian đó, nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu cao hơn hai độ so với ngày nay. Các dải băng ở Greenland và phía tây Nam Cực tan chảy, thậm chí một phần băng ở phía đông Nam Cực thu hẹp, khiến mực nước biển dâng cao từ 10 - 20 m so với ngày nay", Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết.

Let's block ads! (Why?)

Giáo sư đoạt giải Nobel gợi ý giải pháp giúp Việt Nam phát triển

Giáo sư Finn Kydland bày tỏ quan điểm dưới góc nhìn tương tác kinh tế và khoa học tại hội thảo "Khoa học vì sự phát triển”, tổ chức sáng 9/5, ở Trung tâm quốc tế về khoa học và giáo dục liên ngành ICISE (TP Quy Nhơn, Bình Định).

Ông Finn Kydland cho rằng, bất bình đẳng thu nhập giữa các nước có nguyên nhân từ thể chế của nước đó. Trong đó ông đặc biệt nhận nhấn mạnh đến chính sách, vốn dành cho khoa học công nghệ.

“Khi một quốc gia không có các thể chế, cam kết các chính sách tốt cho khoa học công nghệ thì khó để tác động trong ngắn hạn cho sự phát triển, thậm chí có thể gây tác động xấu cho xã hội”, GS Finn Kydland nói.

Quan điểm này cũng được minh chứng thêm trong phần phát biểu của giáo sư Gerard ‘t Hooft - giải Nobel Vật lý năm 1999. Ông cũng đề cập tới vai trò của nguồn nhân lực và khẳng định để khoa học phát triển cần có một hệ thống giáo dục, nhất là lớp trẻ. Đây chính là lực lượng có thể thúc đẩy phát triển khoa học. 

Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Ảnh: Đắc Thành.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Ảnh: Đắc Thành.

Theo Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, sau 30 năm đất nước đổi mới, Việt Nam giành nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên tài nguyên đang dần cạn kiệt và lao động giá rẻ sẽ không còn là thế mạnh. Khi đó chỉ có khoa học kỹ thuật mới là nền tảng bền vững cho sự phát triển.

Thứ trưởng Tạc bày tỏ mong muốn với kiến thức của các nhà khoa học kinh nghiệm hàng đầu thế giới, Việt Nam có thể học hỏi, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với tình hình hiện tại, qua đó giúp Việt Nam tiệm cận hơn nữa với thế giới và khu vực.

Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Hội gặp gỡ Việt Nam, Thứ trưởng Tạc cảm ơn những đóng góp to lớn của giáo sư Vân đối với khoa học, giáo dục Việt Nam.

Tại hội thảo, giáo sư Trần Thanh Vân - người sáng lập Hội gặp gỡ Việt Nam bày tỏ sự cảm kích các nhà khoa học đã dự hội nghị lần này cũng như cá nhân, cơ quan đã giúp đỡ thành lập ICISE tại Bình Định.

Giáo sư Trần Thanh Vân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đắc Thành.

Giáo sư Trần Thanh Vân phát biểu tại phiên toàn thể. Ảnh: Đắc Thành.

Theo giáo sư Vân, trung tâm ICISE được thành lập tạo điều kiện cho các nhà khoa học thế giới đến Việt Nam và chia sẻ các tiến bộ khoa học. Minh chứng là thời gian qua, nhiều nhà khoa học cùng gia đình của họ đã đến đây, cùng xây dựng trung tâm. "Đây cũng là dịp để chúng ta chia sẻ những ý tưởng khoa học đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới”, ông Vân nói.

Hội thảo "Khoa học vì sự phát triển” đã thu hút 150 nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự. Sau phiên toàn thể, hội thảo sẽ có 7 thảo luận bàn tròn và kết thúc chiều 10/5.

Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam do giáo sư Trần Thanh Vân sáng lập và điều hành từ năm 1993 tại Pháp, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học cho thế hệ tương lai Việt Nam.

Từ năm 2013 đến nay, chuỗi các chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" được thực hiện tại Bình Định với hơn 40 hội nghị khoa học quốc tế, 16 khóa học chuyên đề với hơn 3.500 nhà khoa học quốc tế. Đặc biệt, trong đó có 12 giáo sư đạt giải Nobel, 2 giáo sư đạt giải Toán học Fields, 2 giáo sư đạt giải Thiên văn học Kavli cùng nhiều nhà khoa học danh tiếng thuộc nhiều lĩnh vực.

Ngoài ra, Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam còn tổ chức các khóa học chuyên đề dành riêng cho nhà nghiên cứu trẻ, tổ chức buổi thuyết trình, giao lưu giữa các giáo sư nổi tiếng và giới nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên.

Let's block ads! (Why?)

'Chính sách cho khoa học không tốt, có thể tác động xấu đến xã hội'

Giáo sư Finn Kydland - người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2004 đã bày tỏ quan điểm dưới góc nhìn tương tác kinh tế và khoa học tại hội thảo "Khoa học vì sự phát triển”. Hội thảo tổ chức sáng 9/5, tại Trung tâm quốc tế về khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở TP Quy Nhơn.

Ông Finn Kydland cho rằng, bất bình đẳng thu nhập giữa các nước có nguyên nhân từ thể chế của nước đó. Trong đó ông đặc biệt nhận nhấn mạnh đến chính sách, vốn dành cho khoa học công nghệ.

“Khi một quốc gia không có các thể chế, cam kết các chính sách tốt cho khoa học công nghệ thì khó để tác động trong ngắn hạn cho sự phát triển, thậm chí có thể gây tác động xấu cho xã hội”, GS Finn Kydland nói.

Quan điểm này cũng được minh chứng thêm trong phần phát biểu của giáo sư Gerard ‘t Hooft - giải Nobel Vật lý năm 1999. Ông cũng đề cập tới vai trò của nguồn nhân lực và khẳng định để khoa học phát triển cần có một hệ thống giáo dục, nhất là lớp trẻ. Đây chính là lực lượng có thể thúc đẩy phát triển khoa học. 

Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Ảnh: Đắc Thành.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Ảnh: Đắc Thành.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, sau 30 năm đất nước đổi mới, Việt Nam giành nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên tài nguyên đang dần cạn kiệt và lao động giá rẻ sẽ không còn là thế mạnh. Khi đó chỉ có khoa học kỹ thuật mới là nền tảng bền vững cho sự phát triển.

Thứ trưởng Tạc bày tỏ mong muốn với kiến thức của các nhà khoa học kinh nghiệm hàng đầu thế giới, Việt Nam có thể học hỏi, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với tình hình hiện tại, qua đó giúp Việt Nam tiệm cận hơn nữa với thế giới và khu vực.

Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Hội gặp gỡ Việt Nam, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cảm ơn những đóng góp to lớn của giáo sư Vân đối với khoa học, giáo dục Việt Nam.

Tại hội thảo, giáo sư Trần Thanh Vân - người sáng lập Hội gặp gỡ Việt Nam bày tỏ sự cảm kích các nhà khoa học đã dự hội nghị lần này cũng như cá nhân, cơ quan đã giúp đỡ thành lập ICISE tại Bình Định.

Giáo sư Trần Thanh Vân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đắc Thành.

Giáo sư Trần Thanh Vân phát biểu tại phiên toàn thể. Ảnh: Đắc Thành.

Theo giáo sư Vân, trung tâm ICISE được thành lập tạo điều kiện cho các nhà khoa học thế giới đến Việt Nam và chia sẻ các tiến bộ khoa học. Minh chứng là thời gian qua, nhiều nhà khoa học cùng gia đình của họ đã đến đây, cùng xây dựng trung tâm. "Đây cũng là dịp để chúng ta chia sẻ những ý tưởng khoa học đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới”, ông Vân nói.

Hội thảo "Khoa học vì sự phát triển” đã thu hút 150 nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự. Sau phiên toàn thể, hội thảo sẽ có 7 thảo luận bàn tròn và kết thúc chiều 10/5.

Let's block ads! (Why?)

'Chính sách cho khoa học không tốt, có thể tác động xấu đến xã hội'

Giáo sư Finn Kydland - người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2004 đã bày tỏ quan điểm dưới góc nhìn tương tác kinh tế và khoa học tại hội thảo "Khoa học vì sự phát triển”. Hội thảo tổ chức sáng 9/5, tại Trung tâm quốc tế về khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở TP Quy Nhơn.

Ông Finn Kydland cho rằng, bất bình đẳng thu nhập giữa các nước có nguyên nhân từ thể chế của nước đó. Trong đó ông đặc biệt nhận nhấn mạnh đến chính sách, vốn dành cho khoa học công nghệ.

“Khi một quốc gia không có các thể chế, cam kết các chính sách tốt cho khoa học công nghệ thì khó để tác động trong ngắn hạn cho sự phát triển, thậm chí có thể gây tác động xấu cho xã hội”, GS Finn Kydland nói.

Quan điểm này cũng được minh chứng thêm trong phần phát biểu của Giáo sư Gerard ‘t Hooft - giải Nobel Vật lý năm 1999. Ông cũng đề cập tới vai trò của nguồn nhân lực và khẳng định để khoa học phát triển cần có một hệ thống giáo dục, nhất là lớp trẻ. Đây chính là lực lượng có thể thúc đẩy phát triển khoa học. 

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, sau 30 năm đất nước đổi mới, Việt Nam giành nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên tài nguyên đang dần cạn kiệt và lao động giá rẻ sẽ không còn là thế mạnh. Khi đó chỉ có khoa học kỹ thuật mới là nền tảng bền vững cho sự phát triển.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Ảnh: Đắc Thành.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Ảnh: Đắc Thành.

Thứ trưởng Tạc bày tỏ mong muốn với kiến thức của các nhà khoa học kinh nghiệm hàng đầu thế giới, Việt Nam có thể học hỏi, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với tình hình hiện tại, qua đó giúp Việt Nam tiệm cận hơn nữa với thế giới và khu vực.

Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Hội gặp gỡ Việt Nam, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cảm ơn những đóng góp to lớn của giáo sư Vân đối với khoa học, giáo dục Việt Nam.

Tại hội thảo, Giáo sư Trần Thanh Vân - người sáng lập Hội gặp gỡ Việt Nam bày tỏ sự cảm kích các nhà khoa học đã dự hội nghị lần này cũng như cá nhân, cơ quan đã giúp đỡ thành lập ICISE tại Bình Định.

Giáo sư Trần Thanh Vân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đắc Thành.

Giáo sư Trần Thanh Vân phát biểu tại phiên toàn thể. Ảnh: Đắc Thành.

Theo Giáo sư Vân, trung tâm ICISE được thành lập tạo điều kiện cho các nhà khoa học thế giới đến Việt Nam và chia sẻ các tiến bộ khoa học. Minh chứng là thời gian qua, nhiều nhà khoa học cùng gia đình của họ đã đến đây, cùng xây dựng trung tâm. "Đây cũng là dịp để chúng ta chia sẻ những ý tưởng khoa học đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới”, ông Vân nói.

Hội thảo "Khoa học vì sự phát triển” đã thu hút 150 nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự. Sau phiên toàn thể, hội thảo sẽ có 7 thảo luận bàn tròn và kết thúc chiều 10/5.

Let's block ads! (Why?)

Tàn bạo: Thêm một cô gái Ấn Độ bị cưỡng hiếp và thiêu sống

Nghi phạm của vụ tấn công tình dục và giết chết thiếu nữ 17 tuổi

Nghi phạm của vụ tấn công tình dục và giết chết thiếu nữ 17 tuổi

Theo BBC, nạn nhân là một cô gái 17 tuổi sống tại bang Jharkhand phía đông Ấn Độ. Cô nhập viện chiều 7/5 sau khi bị bỏng tới 70% cơ thể, theo Shailendra Prasad Barnwal, phụ trách sở cảnh sát quận Pakur, bang Jharkhand.

một cô gái Ấn Độ bị cưỡng hiếp và thiêu sống

Gia đình nạn nhân đau khổ trước sự ra đi oan ức của cô gái

Theo điều tra của cảnh sát, nạn nhân có quen biết thủ phạm. Khi vụ việc xảy ra, cô gái đang ở nhà của một người họ hàng, kẻ thủ ác đã tấn công tình dục và thiêu sống cô gái. Tên này sau đó đã chạy trốn khỏi hiện trường.

Cô gái sau đó đã được đưa đến bệnh viện và hiện vẫn đang tiếp tục được theo dõi. Cảnh sát hiện đang tạm giữ một nghi phạm được cho là có thể liên quan đến vụ tấn công. Tuy nhiên, chưa có ai bị buộc tội và các cuộc điều tra đang được tiếp tục.

Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt các vụ hiếp dâm xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Ấn Độ trong thời gian gần đây, gây ra nhiều cuộc biểu tình lớn trên toàn quốc.

Trước đó, một bé gái 11 tuổi cũng đã bị hãm hiếp và giết chết. Để tăng nặng hình phạt dành cho những kẻ thủ ác, chính phủ Ấn Độ đã thông qua án tử hình tội phạm hiếp dâm trẻ em gái dưới 12 tuổi.

Let's block ads! (Why?)

Cô dâu chất lừ, bị cá sấu cắn đứt một tay vẫn quyết phải cưới chồng

Khoảnh khắc xúc động khi chú rể trao nhẫn cưới cho cô dâu

Zanele Ndlovu, cựu vận động viên quần vợt quốc gia 25 tuổi người Zimbabwe, đã bị một con cá sấu tấn công khi đang chèo thuyền trên sông với chồng chưa cưới, anh Jamie Fox chỉ vài ngày trước đám cưới, theo Metro.

Mặc dù đã được chồng chưa cưới cố gắng cứu sống Ndlovu đã mất hầu hết cánh tay phải. Bất chấp tai nạn khủng khiếp này, người phụ nữ trẻ vẫn cương quyết không thay đổi ngày kết hôn.

Cô dâu dũng cảm đến đám cưới với một bên tay vẫn băng bó sau tai nạn

Cô dâu dũng cảm đến đám cưới với một bên tay vẫn băng bó sau tai nạn

Những hình ảnh xúc động ghi lại đám cưới của cặp đôi này cho thấy cô dâu mặc váy trắng với cánh tay phải băng bó đã bị cắt đến quá khuỷa tay.

Một người bạn tham dự đám cưới chia sẻ cảm xúc: “Đây là một câu chuyện tình tuyệt vời. Họ đã có một tình yêu sâu sắc dành cho nhau. Không gì có thể ngăn cản hai con người này kết nối cuộc đời với nhau ngay cả vụ tai nạn này”

Không gì có thể ngăn cản đám cưới của họ

Không gì có thể ngăn cản đám cưới của họ

Không gì có thể ngăn cản đám cưới của họ

Kể từ nay, họ đã trở thành vợ chồng

Đôi uyên ương trao lời thề nguyền trước sự chứng kiến từ mục sư và tiếng vỗ tay chúc mừng từ gia đình. Cô gái này thậm chí còn lạc quan tới mức cho rằng mình vẫn có thể tiếp tục chơi tennis bằng tay trái.

Theo lời kể của một người bạn, con cá sấu đã tấn công và "xé rách" một cánh tay của Zanele khiến cô mất rất nhiều máu. Năm ngoái, ở Zimbabwe, có 21 người bị cá sấu tấn công đến chết

Let's block ads! (Why?)

Nỗi niềm con gái với mẹ chồng và mẹ đẻ

Mặc dù biết rằng so sánh giữa mẹ chồng và mẹ đẻ là sự so sánh vô cùng khập khiễng. Nhưng vẫn phải nói rằng sự khác biệt giữa hai người mẹ thường là nguyên nhân chính ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nàng dâu đặc biệt là với nàng dâu mới. Là con gái cho dù bạn muốn hay không bạn sẽ vẫn phải bước vào mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, chính vì vậy bạn cũng sẽ rơi vào các tình huống mà buộc phải so sánh mẹ mình với mẹ chồng.

 1. Lời nói

Khi bạn còn độc thân, nếu không được mẹ chiều chuộng chắc bạn cũng đôi ba lần nghe mẹ mắng. Lời nói của mẹ cho dù là đôi chút nặng nề nhưng nó lại gắn với cả quá trình trưởng thành của bạn. Đôi khi xa nhà, bạn còn mong muốn được nghe mẹ mắng, bởi cho dù có mắng thì trong đó vẫn chất chứa tình thương. Không có gì đáng sợ bằng nỗi sợ sống chúng với mẹ chồng, đặc biệt là đối với mẹ chồng hay soi mói hoặc kỹ tính. Lời nói của mẹ chồng càng ngon ngọt lại càng khiến con dâu khiếp sợ. Bất kỳ mẹ chồng nói gì bạn cũng cần phải xem xét nét mặt và thái độ, có lẽ vì vậy lời nói của mẹ chồng giống như áp lực lớn đối với bạn.

Mẹ chồng ghen ghét với con dâu

Ảnh sưu tầm trên internet

2. Nấu ăn

Đối với con dâu, việc không nấu ăn cho gia đình nhà chồng đó chính là tội lỗi. Còn ở nhà, cho dù bạn 20 30 hay kể cả khi bạn độc thân ở với mẹ, mẹ vẫn là người chăm lo cho bạn. Ở nhà chồng, nấu ăn là tiêu chuẩn đánh giá người phụ nữ trong gia đình có đảm đang hay không trong khi ở nhà, có khi cả tháng bạn không đụng đến dụng cụ trong bếp mà bạn vẫn có bữa ăn hằng ngày. Hạnh phúc của mẹ chính là được chăm sóc con cái và nấu ăn cho gia đình. Ngay cả khi bạn đã đi lấy chồng, bạn trở về nhà, điều khiến bạn mong mỏi nhất đó chính là bữa “chuẩn cơm mẹ nấu”.

3. Chăm sóc con cái

Người ta thường nói “cháu bà nội tội bà ngoại” không hề sai. Cháu là do con dâu sinh ra thế nhưng khi con dâu qua “vượt cạn” thì mẹ chồng thường dành nhiều sự quan tâm cho đứa cháu nhiều hơn. Cùng là phụ nữ, nhưng mẹ chồng không hay để tâm đến việc đau đớn khi sinh nở, đối với họ thì việc đau đó là bình thường mà phụ nữ nào cũng phải vượt qua. Thế nhưng với mẹ đẻ, con đau một thì mẹ đau mười, chính vì từng trải qua nỗi đau như “bẻ gãy xương sườn” đó mà mẹ đẻ càng thấy hiểu và thương con nhiều hơn. Con gái do mình dứt ruột đẻ ra khi biết được nỗi đau của con mẹ còn lo lắng hơn gấp nhiều lần.

Bố mẹ đẻ thường tâm lý hơn

Ảnh sưu tầm trên internet

Ngay cả trong việc chăm sóc cháu, cháu bà nội thường sẽ được cưng chiều hơn đặc biệt là cháu trai. Thế nhưng đối với bà ngoại, việc cháu ngoan sẽ giúp con gái mình dạy con tốt hơn và con mình sẽ không phải lo lắng có lỗi với nhà nội.

4. Sự quan tâm

Sự quan tâm của mẹ đẻ và mẹ chồng đều có những mục đích khác nhau. Nếu bạn may mắn lấy được bà mẹ chồng tâm lý bạn sẽ luôn được mẹ chồng để ý đến cuộc sống hằng ngày, nhưng cho dù vậy mẹ chồng vẫn luôn hướng đến người chồng và đứa cháu nhiều hơn người con dâu. Đó là những bà mẹ chồng vô cùng khéo léo, bởi chăm con dâu tức là chăm con mình. Thế nhưng nếu không may, bạn gặp phải những bà mẹ chồng ích kỷ, đã không giúp đỡ bạn còn gây áp lực cho bạn việc chăm sóc gia đình sẽ khiến bạn stress nặng. Còn đối với mẹ đẻ, việc quan tâm bạn là ưu tiên hàng đầu, bà không chỉ dạy bạn cách quan tâm gia đình mà còn dạy bạn cách chăm lo cho bản thân mình.

5. Chia sẻ

Khi bạn tìm cách liên hệ với mẹ đẻ, mẹ sẽ hiểu là bạn đang cần bạn cho dù đang ở xa hay gần, nhất là khi bạn ở gia đình nhà chồng. Mẹ là người có khả năng thấu hiểu bạn kể cả khi bạn chỉ cần im lặng. Đó là lý do các nàng dâu mới lại hay muốn về mẹ đẻ để than phiền. Mẹ đẻ cũng từng làm dâu và cũng từng có những quãng thời gian giống như con gái. Đối với mẹ chồng thì khác, vì tình yêu dành cho con trai quá lớn, bà luôn nghĩ con dâu là người phụ nữ thứ ba xen vào làm xáo trộn gia đình, có nhiều bà mẹ chồng không bao giờ học cách thấu hiểu con dâu mà chỉ mong muốn điều ngược lại.

 Mẹ luôn là người lắng nghe con

Ảnh sưu tầm trên internet

Mẹ chồng cũng làm mẹ và cũng làm dâu, để mẹ chồng có thể hòa hợp với con dâu cần rất nhiều điều kiện và quan trọng là thời gian. Và bản thân bạn sau này cũng sẽ là mẹ chồng, mẹ bạn nếu có con trai cũng sẽ là mẹ chồng, trước khi muốn mẹ chồng hiểu mình, mình phải học cách hiểu tâm lý người làm mẹ. Con dâu sống trong gia đình cần có bản lĩnh, đó là sự tự tin vào bản thân, sự kiên định và khôn khéo như vậy giúp mẹ chồng tâm lý được như mẹ đẻ thật sự không khó.

Let's block ads! (Why?)