Sunday, April 8, 2018
Vì sao ngón cái có hai đốt?
12 cử chỉ lập tức khiến bạn tạo ấn tượng xấu với người khác
Các nhà nghiên cứu thấy rằng ấn tượng đầu tiên được tạo nên trong 7 giây gặp gỡ. Nếu bạn đi phỏng vấn xin việc, người quản lý có thể quyết định nhận bạn hay không chỉ trong nửa phút. Theo Bright Side, việc tránh các sai lầm phổ biến dưới đây có thể giúp bạn tăng cơ hội tìm việc, kết bạn, có thêm khách hàng hay chọn bạn đời:
Bắt tay hời hợt
Những cái bắt tay lỏng lẻo là điểm trừ trong lần đầu gặp gỡ. Nghiên cứu cho thấy những người bắt tay kiểu này thường bị đánh giá là dè dặt, lo âu, ít cởi mở và thiếu năng lực. Một sai lầm phổ biến khác nhiều người mắc là cầm tay người khác quá lâu. Nếu muốn tạo ấn tượng tốt, hãy bắt chặt tay trong hai giây.
Đặt tay sai chỗ
Nhớ để ý tới vị trí đặt tay khi bạn ngồi. Bạn có thể đặt tay lên đùi nhưng đừng đút túi vì cử chỉ đó có thể khiến người khác nghĩ bạn đang giấu thứ gì. Nếu để tay lên bàn, đừng đan tay quá chặt hay úp lòng bàn tay xuống vì việc đó ám chỉ bạn muốn kiểm soát người đối diện.
Ngoài ra, trong khi đặt tay lên bàn và nắm nhẹ có thể là cử chỉ đúng mực ở phương Tây thì lại bị coi là thô lỗ tại Nhật Bản và Ấn Độ.
Nhai kẹo cao su
Nếu một người gặp lần đầu và thấy bạn đang nhai kẹo cao su, họ có thể nghĩ bạn là người thiếu chín chắn và có vẻ nhí nhố. Việc này càng tuyệt đối tránh khi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, trong các cuộc gặp gỡ ít trang trọng hơn, người nhai kẹo lại thường được coi là thân thiện và dễ gần.
Tránh tiếp xúc mắt
Nhìn vào mắt người đối thoại có thể tạo được ấn tượng tốt trong lần đầu gặp. Nghiên cứu cho thấy những người duy trì việc này trong lúc nói và nghe thường được coi là tự tin và thông minh. Ngược lại, những người tránh nhìn vào mắt bị xem là thiếu chân thành, ít hấp dẫn và hay lo âu.
Nghịch tóc
Cử chỉ nghịch tóc có thể gửi tín hiệu sai tới người bạn đang trò chuyện. Mặc dầu được sử dụng như một kỹ thuật tán tỉnh, cử chỉ này cũng cho thấy sự lo âu, thiếu tự tin, stress và không thoải mái. Khi việc nghịch tóc lặp đi lặp lại và trở thành nỗi ám ảnh, nó có thể là dấu hiệu của rối loạn tâm lý.
Nói về chủ đề không phù hợp
Có một số chủ đề cấm kỵ nên tránh khi mới gặp gỡ: các vấn đề về sức khỏe, tiền, tôn giáo, sếp cũ hay người yêu cũ, chính trị hay những trục trặc về đời sống cá nhân. Cố gắng đừng chỉ tập trung nói về mình mà quên lắng nghe người kia.
Quá suồng sã
Nên giữ khoảng cách thích hợp với người mới gặp và theo các nhà nghiên cứu, khoảng này nên là 1,2-3,6m. Nếu tiến quá gần người khác, bạn có thể bị coi là bất lịch sự, thô lỗ, trong khi đứng ở quá xa lại cho thấy bạn chẳng quan tâm tới họ.
Tạo tiếng động khó chịu
Bất cứ âm thanh nào bạn tạo ra, từ tiếng nhịp chân, gõ tay lên bàn hay bẻ khớp các ngón tay đều có thể khiến người khác khó chịu và phân tán. Gõ tay báo hiệu sự căng thẳng, bứt rứt hay nôn nóng và cũng có thể cho thấy bạn đang nói dối hoặc cố làm người khác bực bội. Mặc dù việc vặn khớp các ngón tay có thể giúp bạn giảm stress, đây là một trong những âm thanh khiến người khác bực nhất, theo khảo sát từ The New York Times.
Liên tục xem điện thoại hay đồng hồ
Thật bất lịch sự khi dán mắt vào màn hình trong cuộc trò chuyện. Điều đó cho thấy bạn không để tâm tới người khác hoặc bạn buồn chán. Nghiên cứu cho thấy ngay cả khi để điện thoại lên bàn gần mình cũng làm giảm chất lượng và sự chú tâm vào cuộc hội thoại.
Quên tên
Thật ngại nếu quên tên người vừa gặp, nhất là khi họ nhớ tên bạn. Để tránh điều này, hãy lập tức nhắc tên người kia sau khi họ giới thiệu, như "Chào An, rất vui khi quen chị". Đừng viện lý do mình có trí nhớ tệ với những cái tên, bởi nếu quan tâm tới người khác thì bạn sẽ tự khắc nhớ.
Đến muộn
Khi đến muộn, bạn tạo ấn tượng mình là người không đáng tin, kém tổ chức và không coi trọng thời gian của người khác, thất hứa. Cố gắng quản lý thời gian là cách giúp bạn khỏi lo lắng về việc trễ giờ và không phải vội vàng. Ngay cả khi đến đúng giờ nhưng phải chạy vội vàng tới, bạn cũng chưa thật sự chú tâm tới cuộc gặp.
Trang phục không hợp
Các thống kê khẳng định 55% ấn tượng ban đầu là dựa vào vẻ ngoài. Một số nghiên cứu cho thấy diện mạo, cân nặng, chiều cao, màu tóc và mức độ trang điểm có thể ảnh hưởng tới mức lương bạn được trả. Nếu gặp ai đó lần đầu, nên chọn trang phục lịch sự, trung tính và đừng dùng nước hoa đậm mùi quá.
Vương Linh
Anh triệu phú trắng tay vì lấy 'con bạc' làm vợ
Anh Christopher Forte (36 tuổi) và vợ là Juliana Posman (38 tuổi) gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2010 khi làm chung một công ty. Chàng trai người Anh ngay lập tức chết mê chết mệt người phụ nữ mang dòng máu Á Đông, mà không hề nhận ra cô nàng vốn ham mê cờ bạc.
"Cô ấy hay cười, nói chuyện khéo léo. Cô ấy cũng nhỏ bé, gợi nên cảm giác muốn bảo vệ. Một cô gái từ châu Á xa xôi đến đây lập nghiệp, với bao hoài bão, khiến tôi bị ấn tượng ngay lần gặp đầu", anh tâm sự.
Biết vợ hay chơi cờ bạc từ trước cưới, nhưng anh chàng người Anh vẫn cầu hôn. Anh không chỉ tổ chức một đám cưới mà có tới 2 đám cưới ở khách sạn sang trọng tại quê mình và quê vợ ở Indonesia. Ảnh: The Sun. |
Posman có bằng MBA đã nói với Forte rằng cô kiếm được kha khá nhờ chơi cổ phiếu. Mỗi ngày, cô thường thắng 500 bảng Anh, chỉ thi thoảng mới mất khoảng 200 bảng Anh. Nhưng có một lần, anh Forte kể rằng cô đã mất 1,3 triệu bảng Anh trong một ngày. Cũng có thời điểm, một người đàn ông nhận là người yêu cũ của Posman gọi cho Forte nói cô nợ anh 12.000 bảng. Tuy nhiên, vì yêu mà Forte tin cô sẽ giàu và đã cầu hôn cô.
Họ kết hôn năm 2014, từ đây cuộc đời chàng triệu phú người Anh bị "rút ruột" đến khánh kiệt mà không hay biết.
Một ngày sau khi cưới không lâu, Forte nhận được điện thoại của đồng nghiệp cũ nói vợ anh có một vụ bê bối công việc do cá cược. Cô nàng mất việc. "Lúc đó tôi tức giận với cô ấy, nhưng tôi cũng nghĩ đồng nghiệp đổ lỗi cho cô ấy là không đúng. Thị trường có lúc lên, lúc xuống", Forte chia sẻ.
Từ đó, anh chồng này đã nhiều lần biết vợ chơi cờ bạc và thua. Có lần điện thoại cô báo bị thua bạc đến 800.000 bảng, nhưng khi vợ nói "đó là chơi đùa, tiền thì mất thật" mà Forte vẫn tin.
Sự khéo léo của cô gái châu Á khiến cả gia đình Forte tôn sùng cô, tạo điều kiện cho cô nàng dễ dàng "lột sạch" tiền hưu trí của bố mẹ chồng. Ảnh: The Sun. |
Tiếp đến, Posman dò hỏi vay tiền nhà chồng để chứng minh tài chính xin visa. Con số cần chứng minh này lên tới… 5 triệu bảng Anh. Cuối cùng, Forte cho vợ vay 45.000 bảng, còn bố mẹ của anh bị con dâu lột hết 131.330 bảng tiền hưu trí.
"Nhìn lại thì chuyện đúng là hoàn toàn nhảm nhí. Tôi là người Anh, cô ấy là vợ tôi, và chúng tôi có thể lấy visa hợp pháp cho cô ấy chỉ với vài ngàn bảng Anh. Nhưng tôi lại không hề nhận ra điều đó, tôi say trong tình yêu", anh đau khổ kể với The Sun. Mỗi lúc Forte hỏi bất kỳ câu gì, cô nàng sẽ tức giận, khóc lóc, bảo anh không tin tưởng cô.
Đỉnh điểm câu chuyện, tháng 4/2016, anh ngã ngửa khi nhận được lá thư từ một người đàn ông nói rằng đã cho Posman vay 2,5 triệu bảng và Forte là người bảo đảm cho các khoản vay, trong khi đó anh lại là người không biết bất kỳ điều gì về khoản vay này. Tổng số tiền vợ anh đã đốt vào cờ bạc là khoảng 3,5 triệu bảng (tương đương 111 tỷ đồng).
Đến lúc này, anh mới thực sự tỉnh ngộ. Anh ly hôn vợ vào tháng 8/2017. Posman đồng ý trả 169.000 bảng Anh mà cô nợ cho Forte và bố mẹ chồng. Tuy nhiên, cô chẳng thể trả nợ và tuyên bố phá sản vào tháng 11 năm đó.
Hiện tại, anh Forte không một xu dính túi và phải rời bỏ căn hộ sang trọng của mình, tá túc nhà người họ hàng. Mỗi tháng anh cố gắng kiếm được 600 bảng trả nợ thẻ tín dụng cho vợ cũ. Anh nói: "Nghiện cờ bạc là một trong những điều tệ hại nhất vì nó hủy hoại cả gia đình. Cô ấy không kết hôn với tôi vì tiền nhưng chắc cô ấy đã thấy tôi là người dễ bị thuyết phục".
Bảo Nhiên
Saturday, April 7, 2018
Cuộc sống không như mơ của người phụ nữ có nhan sắc hơn người
Bài viết dưới đây là tâm sự của một người phụ nữ Mỹ ở độ tuổi 50 trên the Cut về vẻ ngoài ảnh hưởng tới cuộc đời bà ra sao và bà cảm nhận nét đẹp của mình ngày nay thế nào.
Khoảng lớp 8, tôi bắt đầu hay nhận được những lời khen về nhan sắc. Tôi cao ráo và duyên dáng. Tôi có dáng chuẩn và chưa bao giờ nặng quá 54kg suốt tuổi đôi mươi. Lên trung học, tôi bước vào nghề làm mẫu với mái tóc sẫm dài tới eo và đôi mắt nâu. Khi trang điểm, mang giày cao gót, tôi luôn hút mọi ánh nhìn.
Nhan sắc chắc chắn mở ra nhiều cánh cửa cho tôi. Tôi làm trong ngành PR và trải qua các công việc như sản xuất tin tức, viết bài, dẫn chương trình trò chuyện trên truyền hình. Tôi cũng diễn xuất trong một số phim dài tập, quảng cáo... Chưa bao giờ tôi bị người tuyển dụng từ chối. Tôi có bằng khá từ một trường đại học tốt nhưng có lẽ lý do khiến tôi luôn vượt qua các ứng viên khác để nhận được việc là lợi thế về ngoại hình.
Nhiều phụ nữ có vẻ đẹp khiến ai cũng phải ngước nhìn nhưng cuộc sống của họ chưa chắc đã trải hoa hồng. Ảnh minh họa: Cyber Breeze. |
Một trong những điều tệ nhất khi xinh đẹp là thường bị những phụ nữ khác xem thường. Suốt đời mình, không biết bao lần tôi bị người cùng giới làm cho phải rơi lệ. Khi cố gắng kết bạn với phụ nữ, tôi cảm thấy như mình là một gã đàn ông đang cố ve vãn họ. Phụ nữ không tin tôi. Họ không muốn tôi ở gần chồng, bạn trai của họ. Tôi thường xuyên bị tẩy chay trong các bữa tiệc mà không một lời giải thích. Tôi hình dung có thể họ suy nghĩ thế này: "Chẳng có vấn đề gì nếu cô ta thấy buồn. Cô ta xinh đẹp hơn tôi và như thế là cuộc sống đã ưu ái cô ta rồi...". Nó giống như kiểu bạn sinh ra là con nhà giàu và người ta không tin rằng bạn cũng có những nỗi khổ giống họ.
Những người phụ nữ hay ganh đua, hấp dẫn, giàu có, quyền lực lại càng ghét tôi. Ở nơi làm việc đầu tiên sau khi ra trường, các đồng nghiệp nữ thường vào hùa với nhau để chống lại tôi. Họ lén đặt chai rượu còn một nửa lên bàn tôi để khiến người khác nghĩ tôi uống rượu trong giờ làm. Có hai người còn đặt điều về tôi với sếp hòng để tôi bị đuổi việc. Tôi kể chuyện này với một số tiền bối thì họ bảo thẳng rằng: Chẳng qua đó là sự ghen ghét, chỉ vì cô quá đẹp.
Tôi từng đính hôn với một anh chàng nhưng cuối cùng chia tay chỉ vì chị dâu anh ấy tung tin nói xấu tôi với gia đình chồng tương lai. Bị dọa sẽ mất quyền thừa kế nếu còn dính tới tôi, anh ta chấm dứt quan hệ. Trái tim tôi tan nát. Có lẽ người chị dâu kia nghĩ rằng tôi sẽ là bà hoàng trong gia đình đó và chị ta sẽ bị gạt ra. Sau này, khi đã kết hôn với một người đàn ông khác, tôi cũng trải qua khoảng thời gian địa ngục cũng vì bà chị chồng. Chị ấy thậm chí không mời tôi đến chơi dịp lễ tết và chặn tôi trên Facebook.
Việc khó có bạn cũng là mặt trái của sự hấp dẫn. Khi còn trẻ, tôi luôn khao khát có bạn và chấp nhận làm bạn với bất cứ ai tiếp nhận mình. Đàn ông là những người bạn trung thành hơn nhưng đám bạn trai luôn nói rằng đó là bởi họ muốn sex. Từng nghĩ tự hỏi đàn bà ghét tôi, đàn ông chỉ muốn ngủ với tôi, vậy tôi là ai? Bạn thân nhất của tôi là một anh chàng đồng tính. Anh ta chẳng ghen tỵ và cũng chẳng ham muốn tôi. Đó có lẽ là tình bạn thuần khiết duy nhất tôi có.
Tôi chưa bao giờ gặp khó khăn trong việc có được người đàn ông mình muốn nhưng tôi rất dễ chán và thay đổi. Đáng lẽ tôi nên có mối quan hệ nghiêm túc với một anh chàng tử tế. Họ có thể sẽ là người chồng, người cha tốt nhưng tôi chẳng ở bên ai được lâu.
Nhìn lại đời mình, tôi tự hỏi "Nhan sắc đã đem lại cho tôi những gì?". Nó giúp tôi kiếm được vài công việc và rất nhiều bạn trai, nhưng còn gì khác nữa? Mãi tới khi 35 tuổi tôi mới kết hôn bởi không muốn kết thúc cuộc vui bằng cuộc sống gia đình buồn chán. Nhưng một ngày, tôi nhận ra rằng nếu muốn có con thì phải làm ngay lúc này. Tất nhiên tất cả những anh chàng tuyệt vời theo đuổi tôi thủa 20 nay đâu còn.
Chồng tôi là anh chàng tươm tất cuối cùng còn lại. Anh ấy từng có vấn đề về nghiện rượu nhưng đã vượt qua. Có những giai đoạn khó khăn, tôi đã nghĩ tới việc bỏ chồng nhưng sau đó lại chẳng biết phải tìm một người mới ra sao (vì tôi đã bao giờ phải theo đuổi đàn ông đâu) nên lại tiếp tục. Tôi sợ cảm giác bị từ chối.
Ngày nay, lúc đã lớn tuổi, tôi tăng cân một chút và khi không trang điểm, trông tôi chẳng có gì đặc biệt. Với đàn ông, và bất cứ ai dưới tuổi 40, tôi như vô hình. Họ chẳng để ý gì tới tôi.
Đây là một thực tế buồn. Dù thời trẻ bạn có xinh đẹp thế nào, khi già cũng chẳng mấy ai để ý tới bạn nữa. Bạn có thể trông vẫn duyên dáng, nhưng ai quan tâm? Ở tuổi này, vượt qua nhiều nỗi đau khi nuôi dạy 2 đứa con, sống chung với ông chồng nghiện rượu, chứng kiến cha mẹ già yếu và qua đời, tôi đã thực sự trưởng thành. Thế nhưng trong con mắt những người xung quanh, tôi đã mất đi giá trị lớn nhất của mình: Nhan sắc tuổi trẻ.
Vương Linh
NASA đưa tinh trùng lên không gian để nghiên cứu
Nhóm phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sẽ rã đông các mẫu tinh trùng và theo dõi xem chúng có thể kết hợp với trứng không.
Kế hoạch khám phá sao Hỏa bằng robot ong của NASA
Amaze Lab
Khoa họcThứ bảy, 7/4/2018 | 20:00 GMT+7
Sinh viên Học viện Tài chính hào hứng với cuộc thi Phân tích Đầu tư Tài chính
Phân tích Đầu tư Tài chính nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường |
Phân tích đầu tư Tài chính là chương trình có quy mô lớn, lần đầu tiên được tổ chức. Chương trình do Bộ môn Phân tích Tài chính doanh nghiệp, bộ môn Đầu tư Tài chính (Khoa Tài chính doanh nghiệp - Học viện Tài chính), Liên chi đoàn Khoa Tài chính doanh nghiệp (Học viện Tài chính) và Đoàn Thanh niên Học viện Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức.
Đây sẽ là cơ hội quý báu giúp các sinh viên gắn kết giữa học và hành. Từ đó, mỗi người sẽ có những trải nghiệm thực tiễn về quá trình đầu tư vào cổ phiếu/danh mục cổ phiếu, tìm hiểu những phương thức đầu tư, công cụ giao dịch, hiểu rõ các bước phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật áp dụng trên thị trường chứng khoán.
Mặc dù lần đầu tiên chương trình diễn ra nhưng đã tạo nên sức hút đối với các sinh viên trong và ngoài trường.
Chia sẻ về Phân tích đầu tư Tài chính, thầy Vũ Văn Ninh – Trưởng Bộ môn Tài chính Doanh nghiệp cho biết: “Đây là cuộc thi có tính tương tác thực tiễn cao. Do vậy, các bạn sinh viên khi tham gia sẽ được nhiều lợi ích. Cụ thể sinh viên có môi trường học hỏi, thực hành kiến thức đã học trên giảng đường về phân tích tài chính và ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán; trải nghiệm các bước đầu tư vào cổ phiếu/danh mục cổ phiếu và tìm hiểu những phương thức đầu tư, những công cụ giao dịch, các bước phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật áp dụng trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên còn được rèn luyện kĩ năng phân tích tài chính, xây dựng kế hoạch đầu tư, điều chỉnh danh mục đầu tư, viết báo cáo và thuyết trình. Đây cũng chính là cơ hội cho các sinh viên có kết quả đầu tư và bài thuyết trình xuất sắc có cơ hội được trao học bổng học tập, thực tập hoặc được tuyển dụng tại các đơn vị đào tạo chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam”.
Cô Nghiêm Thị Thà – Trưởng bộ môn Phân tích đầu tư Tài chính trao đổi: “Chương trình được tổ chức với chủ trương của học viện là tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với chứng chỉ nghề nghiệp, muốn làm được thì phải kết nối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính khá là phổ biến, muốn đạt được thì nhà trường phải kết hợp với các doanh nghiệp.
Cô Nghiêm Thị Thà – Trưởng bộ môn Phân tích đầu tư Tài chính |
Format dựa trên cốt lõi là phân tích đầu tư kèm theo kế toán, kiểm toán, tài chính doanh nghiệp, đầu tư chướng khoán, định giá tài sản. Đây là những kiến thức bắt buộc của ngành phân tích đầu tư, phân tích ngành hẹp và rộng. Năm đầu tiên chương trình tổ chức, nhằm giúp sinh viên có thể tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, kết hợp giữa học và thực hành. Lí thuyết và thực tiễn có khoảng cách, chính vì vậy cuộc thi nhằm phản biện về thực tế trong quá trình dạy và học”.
Bạn đọc có những câu chuyện, hình ảnh ý nghĩa phù hợp với chuyên mục Sống Trẻ, Guu của thegioitre.vn muốn chia sẻ tới cộng đồng, có thể gửi về hòm thư: dongvu@infonet.vn hoặc điện thoại 097.4569.097 (Đông Vũ).