Tuesday, April 3, 2018

Vợ chồng Sài Gòn bán tivi, máy giặt đi khắp nơi tìm con mất tích

Sau trận mưa đến bất chợt, nắng Sài Gòn trở nên gay gắt hơn. Căn phòng trọ chưa đến 10m2 của vợ chồng anh Phước (23 tuổi) nằm sâu hút trong con hẻm nhỏ của phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP HCM như rộn ràng trở lại. Bên chiếc tủ quần áo phai màu, chiếc bàn xiêu vẹo, hai đứa nhỏ 2 và 3 tuổi đùa nghịch, vứt đồ vương vãi làm căn phòng trở nên bề bộn hơn. 

Chị Chiêu, đang mang thai đứa con thứ tư ở tháng thứ 8, ì ạch vác bụng bầu đi chợ về. Bữa nay, chị thêm ít trái cây cho cả nhà liên hoan, mừng con gái lớn - bé Linh 8 tuổi - trở về nhà sau gần 2 tháng đi lạc. Xách bịch đồ lớn giữa trưa nắng làm chị mệt nhoài, nhễ nhại mồ hôi. Vậy nhưng, nhìn các con reo hò ra đón, người mẹ 25 tuổi không giấu được niềm vui trên khuôn mặt hốc hác.

“Lâu lắm rồi nhà tôi mới đông đủ và vui vậy đó”, chị Chiêu nói, trìu mến nhìn con gái lớn đang phụ chồng nhặt rau. Niềm vui tìm lại con vẫn chưa xóa hết nỗi xót xa, bàng hoàng trên gương mặt sau hai tháng tưởng chừng vô vọng...

Sau hơn hai tháng nỗ lực tìm kiếm, vợ chồng chị Chiêu cũng gặp được bé Linh (phải).  Ảnh: Phan Thân.  

Sau hơn hai tháng nỗ lực tìm kiếm, vợ chồng chị Chiêu cũng gặp được bé Linh (phải).  Ảnh: Phan Thân.  

Chị Chiêu mưu sinh bằng nghề bán bánh mì ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, bé Linh thường đi theo phụ mẹ. Ngày 11/2, thấy con gái mệt, chị để con ở nhà với chồng và đi làm một mình. Được một lúc thì chồng gọi báo, con gái đang bắt xe buýt lên với mẹ.

“Mọi lần con bé vẫn đi một mình được, không biết hôm đó xảy ra chuyện gì, 7 giờ tối vẫn chưa tới”, chị kể. Linh tính mách bảo điều chẳng lành, chị bỏ dở công việc, lục tung cả phố đi bộ để tìm nhưng chẳng thấy. Sợ chuyện xấu xảy ra với con, vợ chồng chị một mặt báo tin cho các cơ quan chức năng, mặt khác đăng thông tin lên trang cá nhân nhờ mọi người giúp đỡ. Anh chị cũng bỏ hết công việc, gửi hai bé nhỏ cho ông bà ngoại, mượn chiếc điện thoại có thể lên mạng được để tra những địa điểm đông người ở khắp các quận huyện của Sài Gòn tìm con.

Xe không có, trong nhà chỉ còn tất cả hơn 5 triệu đồng, là tiền tiết kiệm để dành cho chị Chiêu đi sinh, họ mang hết ra làm lộ phí. “Tiền ít, vợ chồng em chỉ dám đi xe buýt những tuyến chính, còn lại thì đi bộ, ăn cơm, uống nước miễn phí”, chị Chiêu nhớ lại.

Suốt gần hai tháng, họ ngược xuôi khắp nơi, chỗ nào có thông tin, anh Phước lại cùng vợ bắt xe buýt đến, với mong muốn có một phép màu xảy ra. Thế nhưng, lần nào họ cũng thất vọng, lủi thủi đi về. Mệt mỏi, tiền hết, chị Chiêu đã muốn dừng lại, nhưng vì nhớ con, nghĩ đến những chuyện xấu có thể xảy ra, chị lại bụng bảo dạ phải quyết tâm tìm tiếp.

“Con bé mất tích, cuộc sống của gia đình tôi bị xáo trộn hoàn toàn. Lúc nào hai vợ chồng cũng căng thẳng, lớn tiếng với nhau. Cô ấy đang mang thai, nhớ con, khóc cả ngày, chẳng chịu ăn uống, đêm ngủ vật vờ, không biết có ảnh hưởng gì đến đứa trong bụng không”, anh Phước nói.

Vì bố mẹ nghèo nên bé Linh không được đi học. Hồi 6 tuổi, em đã đi lạc một lần nhưng được tìm thấy ngay trong ngày. Ảnh: Phan Thân.

Vì bố mẹ nghèo nên bé Linh không được đi học. Hồi 6 tuổi, em đã đi lạc một lần nhưng được tìm thấy ngay trong ngày. Ảnh: Phan Thân.

Ông bố 23 tuổi quyết định bán hết các vật dụng có giá trị trong nhà, cả chiếc tivi, máy giặt cũ được hơn một triệu để vợ tiếp tục tìm kiếm. Còn anh đi làm phụ hồ lo chi phí trong nhà, nhưng lòng sôi như lửa đốt. “Tôi làm việc mà chẳng tập trung, cứ nghĩ đến con bé, xa bố mẹ sẽ ăn uống, ngủ nghỉ ra sao, có bị đánh đập không. Nhiều khi làm sai, mấy anh quản lý la mắng, tôi chẳng nghe. Họ phải đến lay tôi mới biết”, anh Phước nhớ lại.

Hay tin con gái đang ở dưới Vũng Tàu, vợ chồng họ dắt díu nhau xuống, gặp ai cũng đưa hình Linh ra hỏi, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu. "Đang đi tìm, tôi nghe có đứa trẻ bằng tuổi Linh bị bắt cóc bán sang Trung Quốc. Cả ngày hôm đó, tôi chỉ biết khóc vì thương con và hối hận. Nếu con bé có mệnh hệ gì thì tôi chẳng sống nổi”, chị Chiêu kể.

Ngày 31/3, vợ chồng họ chẳng còn một xu dính túi. Bữa ăn hôm đó chỉ có cơm trắng và ít nước mắm. Anh Phước ngồi thất thần, mặt buồn so. Chị Linh mệt lả, gục xuống nền nhà, nước mắt cứ thế rơi. "Chúng tôi như chẳng còn sức để chống chọi với cuộc sống mưu sinh và nỗi đau mất con nữa", chị Chiêu nói. Nghe tiếng chuông điện thoại của số máy lạ, chị uể oải bốc máy thì sững người vì tin vui đến. Bé Linh đang được nuôi dưỡng ở Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình (Thủ Đức).

Thời gian tới, vợ chồng anh Phước sẽ gửi các con cho ông bà ngoại để đi làm, tiết kiệm tiền cho chị Chiêu sinh con thứ 4. Ảnh: Phan Thân.

Thời gian tới, vợ chồng anh Phước sẽ gửi các con cho ông bà ngoại để đi làm, tiết kiệm tiền cho chị Chiêu sinh con thứ 4. Ảnh: Phan Thân.

“Phải đi bộ hơn 5km giữa trưa, nhưng vợ chồng tôi vẫn đến để xem có phải con mình không. Nhìn thấy con bé trắng trẻo, khỏe mạnh, tôi vui lắm. Chúng tôi cứ quấn lấy nhau, không muốn rời. Nhưng hôm đó là thứ bảy, tôi không thể đón cháu về được”, chị Chiêu kể. Người mẹ ấy cũng cho biết, sau khi từ trung tâm về, Linh sẽ ở với bố mẹ một tuần. Sau đó, em được đi học và cùng với hai em sang ở với ông bà ngoại để bố mẹ đi làm.  

Bà Phan Thị Mộng Trân, cán bộ trẻ em và bình đẳng giới phường 5, quận 8 cho biết, sau khi ngủ quên trên tuyến xe buýt số 19, bé Linh ở lại bến xe và được tổ tuần tra của UBND phường 5, quận 8 phát hiện đưa đến ủy ban phường. “Lúc đến, bé có ba bộ quần áo, một đôi dép. Chúng tôi đã nỗ lực tìm kiếm người thân nhưng không được, nên đưa bé đến Trung tâm nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Tam Bình (quận Thủ Đức)”, bà Trân nói. 

Bà Trân cũng khẳng định, không có chuyện bé Linh bị đường dây chăn dắt ăn xin bắt cóc, bắt lao động và đánh đập. “Lúc ở bến xe, bé được người dân chăm sóc, cho ăn và quần áo mặc. Sáng hôm sau thì đến ủy ban phường ngay”, vị cán bộ nói.

“Suốt thời gian ở trung tâm, Linh vui vẻ, ăn uống được. Khi tiếp xúc, chúng tôi có hỏi thông tin về gia đình, nhưng Linh chỉ nhớ mẹ đang mang thai, có hai em nhỏ, bố đi làm phụ hồ. Khi đọc được thông tin trên báo, biết được vợ chồng chị Chiêu đang tìm con gái, đối chiếu những thông tin về bé, chúng tôi gọi họ đến ngay. Nhìn họ gặp nhau sau nhiều ngày mong ngóng, thương và cảm động lắm”, bà Trần Thị Hiếu, Phó phòng quản lý giáo dục Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình cho biết.

Phan Thân

Let's block ads! (Why?)

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu

Brightside chỉ ra 6 thói quen đang ngáng đường, khiến bạn không thể tìm thấy người ấy của mình.

1. Không có chỗ cho tình yêu

Bạn đã sẵn sàng tìm người yêu. Tuy nhiên tối nay bạn còn bận việc (cả tháng lúc nào bạn cũng bận), cuối tuần bạn bận gặp bạn bè nghe họ than thở vấn đề của họ, hoặc phải dọn nhà, trông cháu... Bạn đang có thời gian cho mọi thứ, nhưng không có chỗ cho tình yêu.

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu

Việc bạn cần làm: Steve McClatchy, tác giả những cuốn sách tâm lý học nổi tiếng khuyên những ai đang cần tìm người yêu, thì hãy xem đó như một việc quan trọng, dành cho nó thời gian, công sức như các mối ưu tiên khác. Đặt ưu tiên sai chỗ sẽ không mang lại cho bạn hạnh phúc.

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 1

2. Không quên được người yêu cũ

Cuối cùng bạn đã tìm thấy một người để hẹn hò. Bạn dành nhiều thời gian trước gương, thử trang phục, tưởng tượng ra ánh nhìn ngưỡng mộ. Nhưng vừa bước ra khỏi cửa, bạn chỉ muốn khóc, vì hình ảnh người yêu cũ hiện lên, anh chàng hoàn hảo, tốt bụng, quan tâm bạn. Chuyên gia tâm lý Sigmund Freud đã nói mối quan hệ trong quá khứ rất ảnh hưởng đến mối quan hệ hiện tại.

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 2

Việc bạn cần làm: Trả lời câu hỏi tại sao bạn vẫn còn đau khổ? Máy quay ngược thời gian vẫn chưa được phát minh, mọi nuối tiếc vì chuyện đã qua là không thể. Bạn cứ lưu giữ những gì tốt đẹp về người cũ trong trái tim, nhưng hãy cởi mở lòng mình với mối quan hệ mới. Rồi đến một lúc bạn sẽ thấy hình ảnh người cũ đã không còn xâm lấn trái tim bạn như bạn nghĩ nữa.

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 3


3. Ru rú trong nhà

Mệt mỏi, thời tiết xấu, mùa đông là những lý do bạn muốn nhốt mình trong nhà. Một bộ phim mới, cuốn sách hay, đan lát... cũng là lý do bạn thích nhốt mình. Ở nhà lâu vậy chẳng có gì khó hiểu bạn luôn thấy buồn, thấy cô đơn.

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 4

Việc bạn cần làm là ra ngoài nhiều hơn. Bạn muốn tìm thấy một hoàng tử thế nào, hãy gieo mầm theo cách ấy. Chỉ khi bạn hành động, người hoàn hảo dành cho bạn mới xuất hiện.

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 5


4. Không chăm sóc vẻ ngoài

Có bao giờ bạn hỏi, tại sao anh chàng phục vụ tươi cười với cô gái bàn bên, nhưng mặt lạnh với bạn. Quý ông bảnh trai muốn được biết tên cô gái váy đỏ. Một phụ nữ mang mùi nước hoa nhẹ lướt qua khiến mọi người đều ngoảnh đầu. Riêng bạn, với mái tóc đuôi ngựa và chiếc áo khoác ngoài cũ, chẳng ai để ý bạn cả. 

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 6

Việc bạn cần làm: Leil Lowndes, một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học truyền thông, cho rằng ấn tượng đầu tiên là nền tảng của mối quan hệ trong tương lai. Tất nhiên, thông minh là nên có nhưng đừng quên giúp mình trở nên đẹp cả hình thức và tâm hồn trong mắt người khác.

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 7

5. Ảnh hưởng quá nhiều bởi ý kiến của cha mẹ

Khoảnh khắc quý giá cuối cùng đã đến: Bạn bắt đầu yêu. Mẹ hỏi về tính cách chàng, bố quan tâm đến công việc của chàng. Họ cùng đi đến kết luận chàng không xứng đáng với bạn. Và bạn phân vân giữa cảm xúc của mình với suy nghĩ của cha mẹ. Cứ như thế, bạn bỏ lỡ hết chàng trai này đến chàng trai khác.

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 8

Hai chuyên gia là Tim Fawcett và Piet Berg từ Đại học Bristol đã tiến hành nghiên cứu nói rằng cha mẹ thường không thích sự lựa chọn của con mình và đó là một điều hoàn toàn bình thường. Bạn hãy hành động theo lý trí và trái tim, xem lời khuyên của cha mẹ là tham khảo.

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 9

6. Bạn chống lại những thử thách mới

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 10

Bạn thích một anh chàng dễ thương, đẹp trai, công việc tốt, nhưng bạn chỉ gặp vài người bạn quen thuộc, trong quán cà phê, rạp chiếu phim quen. Như vậy bạn đã hạn chế cơ hội được gặp gỡ của mình. 

6 thói quen khiến bạn mãi không có người yêu - 11

Bạn phải loại bức tường bạn xây xung quanh mình. Thế giới này to lớn, đa dạng và tình yêu đích thực thì đang chờ bạn vượt qua những thói quen, những rào cản để tiến về phía trước.

Bảo Nhiên

Let's block ads! (Why?)

Đến Nhật Bản ngắm hoa anh đào

Cùng với núi Phú Sĩ, hoa anh đào trở thành biểu tượng của nước Nhật Bản. Cứ mỗi độ xuân về, khi tiết trời trở nên ấm áp, cả Nhật Bản ngập trong sắc hồng và hương thêm dịu nhẹ của loài hoa sakura. 

Mùa xuân Nhật Bản thường bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến tận tháng 5. Đây cũng chính là thời điểm hoa anh đào khoe sắc. Thông thường khoảng cuối tháng 3, tháng 4 là khoảng thời gian hoa anh đào nở rộ. Đây là thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng trọn vẹn nhất vẻ đẹp của hoa anh đào.  

Đến đâu ngắm hoa anh đào đẹpnhất ở Nhật Bản? Bạn có thể đến: Công viên Matsumae, Lâu đài Osaka, Công viên Sumida, Công viên Hirosaki, Công viên Ueno-Onshi-Kosen, Công viên Kakunodate…

Hãy cùng ngắm những hình ảnh lung linh của hoa anh đào:

Let's block ads! (Why?)

Những món ăn cực ngon ở Phan Thiết không thể bỏ qua

Chả cuốn cá trích

Hãy thử chả cuốn cá trích thơm lừng một khi đặt chân đến thành phố biển Phan Thiết. Loại cá này vừa mềm, vừa béo cuộn cùng với củ sắn, đậu phộng, cuốn như chả giò và chiên vàng ruộm. Món này ăn kèm với rau sống và nước mắm đặc sản của Phan Thiết thì còn gì tuyệt hơn. 

Bạn có thể thưởng thức món chả cuốn cá trích ở 147 Lê Hồng Phong, phường Phú Trinh, Phan Thiết hoặc 122 Tuyên Quang, phường Phú Thủy, Phan Thiết.

Bánh tráng cuốn dẻo

Món ăn vặt này được rất nhiều người ưa thích khi đi du lịch Phan Thiết. Chỉ cần đến Ngã tư Trần Hưng Đạo- Thủ Khoa Huân hoặc ngã tư Tam Biên, bạn sẽ được thưởng thức món ăn này. Mùi thơm của trứng cút, tóp mỡ hòa quyện với mắm ruốc được nướng trên than khiến chúng ta ứa nước miếng. 

Răng mực nướng

Đây là món ăn cực ngon ở Phan Thiết được nhiều du khách săn lùng. Bạn có thể tìm món ăn bình dân này ở các quán nhỏ dọc đường Nguyễn Tất Thành hoặc đường Lê Hồng Phong (gần Sở Y tế tỉnh). Răng mực được xiên bằng que tre và nướng bằng than hoa nên mùi rất thơm và lạ miệng.

Bánh canh chả cá

Bạn dễ dàng tìn thấy các quán bán bánh canh chả cá trên các đường phố Phan Thiết. Tuy nhiên, ngon và nổi tiếng có các địa điểm như:

- Bánh canh chả cá Bà Lý: 566 Trần Hưng Đạo

- Quán bánh canh trên đường Hải Thượng Lãn Ông

Nước lèo được nấu từ các loại cá tươi ngon của Phan Thiết. Sợi bánh canh tơi như sợi bún bò. Chả cá thơm lừng. Món ăn ngon tuyệt này bạn nhớ phải thưởng thức một lần khi đến Phan Thiết.

Dông Phan Thiết

Đây là món ăn cực ngon ở Phan Thiết và trở thành đặc sản của vùng đất này. Thịt dông rất mềm, thơm và ngọt. Bạn có thể chế biến các món dông như: chả, gỏi, nấu cháo, xào sả ớt, nấu dưa hồng… Món dông cát có trong thực đơn của nhiều nhà hàng ở Phan Thiết nhưng ngon và nổi tiếng nhất là ở đường Nguyễn Đình Chiểu.

Các món hải sản khác

Thật thiếu sót nếu như bạn đi biển mà không thưởng thức hải sản. Tại Phan Thiết, bạn có thể ăn sò điệp, ghẹ, ốc vôi, bạch tuộc, tôm, mực… tươi ngon với giá rất phải chăng. Các nhà hàng dọc bãi biển Hàm Tân rất nhiều. Bạn có thể lựa chọn một vị trí đẹp, vừa ngắm biển, vừa thưởng thức các món hải sản tươi ngon.

Đừng chỉ mải mê ngắm cảnh đẹp, các bạn hãy tranh thủ thưởng thức những món ăn cực ngon ở Phan Thiết đi nào. Bỏ lỡ sẽ rất đáng tiếc đấy!

Let's block ads! (Why?)

Căn hộ 8 tỷ đồng, rộng 150m2 của Quế Vân

Thứ ba, 3/4/2018 00:04 GMT+7

Quỳnh Như   |  

Ngôi nhà mà nữ ca sĩ đang sống cùng con trai và mẹ ruột được trang trí theo phong cách châu Âu cổ điển. 

Căn hộ của Quế Vân rộng 150m2 với 4 phòng ngủ, nằm ở tầng 2 của một khu chung cư cao cấp của Hà Nội. Nữ ca sĩ cùng gia đình đã sống ở đây hơn 10 năm và nhiều lần thay đổi nội thất theo sở thích. Căn hộ có giá trị khoảng 8 tỷ đồng. 

Căn hộ của Quế Vân rộng 150m2 với 4 phòng ngủ, nằm ở tầng 2 của một khu chung cư cao cấp của Hà Nội. Nữ ca sĩ cùng gia đình đã sống ở đây hơn 10 năm và nhiều lần thay đổi nội thất theo sở thích. Căn hộ có giá trị khoảng 8 tỷ đồng. 

Cách đây hơn một năm, Quế Vân đã trang trí lại ngôi nhà theo phong cách châu Âu cổ điển. Cô tự lên ý tưởng thiết kế và sử dụng hoàn toàn đồ nội thất nhập khẩu từ Mỹ. 

Cách đây hơn một năm, Quế Vân đã trang trí lại ngôi nhà theo phong cách châu Âu cổ điển. Cô tự lên ý tưởng thiết kế và sử dụng hoàn toàn đồ nội thất nhập khẩu từ Mỹ. 

Lấy tone trắng và ghi làm chủ đạo, 

Từng trải qua một lần đổ vỡ hôn nhân, Quế Vân không có ý định lên xe hoa một lần nữa. Hiện tại, cô sống cùng con trai Ben và mẹ ruột. 

Trong gian phòng khách, nữ ca sĩ còn đặt cây piano để trang trí. Mặc dù đã ngừng đi hát nhưng thi thoảng cô vẫn dành thời gian tập đàn. 

Trong gian phòng khách, nữ ca sĩ còn đặt cây piano để trang trí. Mặc dù đã ngừng đi hát nhưng thi thoảng cô vẫn dành thời gian tập đàn. 

Phòng ăn với bộ bàn ăn, dao dĩa cao cấp y như trong khách sạn 5 sao. 

Phòng ăn với bộ bàn ghế, dao dĩa cao cấp y như trong khách sạn 5 sao. 

Nữ ca sĩ cho biết, cô rất yêu thích góc bàn ăn bởi đây là nơi cô cùng gia đình sum họp mỗi ngày. 

Nữ ca sĩ cho biết, cô rất yêu thích góc bàn ăn bởi đây là nơi cô cùng gia đình sum họp mỗi ngày. 

Phòng ngủ của Quế Vân với tone trắng chủ đạo, trong đó đặc biệt nhất là chiếc giường công chúa. 

Phòng ngủ của Quế Vân với tone trắng chủ đạo, trong đó đặc biệt nhất là chiếc giường 'công chúa'. 

Một góc nhỏ trong phòng riêng được nữ ca sĩ dành để đặt tủ đồ túi xách, quần áo đồ hiệu. 

Một góc nhỏ trong phòng riêng được nữ ca sĩ dành để đặt tủ đồ túi xách, quần áo hàng hiệu. 

Quế Vân giới thiệu tủ đồ hiệu
Góc bàn trang điểm gọn gàng, sạch sẽ. Quế Vân sắp xếp đồ rất ngăn nắp, chỉ để một vài lọ nước hoa cô yêu thích trên mặt bàn. 

Góc bàn trang điểm gọn gàng, sạch sẽ. Quế Vân sắp xếp đồ rất ngăn nắp, chỉ để một vài lọ nước hoa cô yêu thích trên mặt bàn. 

Trên tường của phòng ngủ còn có những khung cảnh kỷ niệm của nữ ca sĩ bên bạn bè. 

Trên tường phòng ngủ còn có những khung cảnh kỷ niệm của nữ ca sĩ bên bạn bè. 

Không gian riêng của con trai Quế Vân lại sặc sỡ sắc màu với tone cam, xanh lá cây. Giấy dán tường còn có hình chú gấu Pooh dễ thương. Con trai nữ ca sĩ đặc biệt yêu thích mô hình các loại xe hay siêu nhân. 

Không gian riêng của con trai Quế Vân lại sặc sỡ sắc màu với tone cam, xanh lá cây. Giấy dán tường có hình chú gấu Pooh dễ thương. Con trai nữ ca sĩ có sở thích sưu tập mô hình các loại xe, siêu nhân và những con thú trong phim hoạt hình.

Gian bếp là nơi mẹ ruột và nữ ca sĩ thường chuẩn bị bữa cơm mỗi ngày. 

Gian bếp là nơi mẹ ruột và nữ ca sĩ chuẩn bị bữa cơm mỗi ngày. 

Từng góc nhỏ trong căn nhà được Quế Vân chăm chút. Cô trưng bày nhiều đồ lưu niệm độc đáo mà cô mua trong mỗi lần đi du lịch nước ngoài. 

Từng góc nhỏ trong căn nhà được Quế Vân chăm chút một cách kỹ lưỡng. 

>> Xem tiếp Tủ quần áo và giày dép đồ hiệu của Quế Vân 

Ảnh: Thành Đạt

Tin liên quan:

Bạn có thể quan tâm

Bạn có thể quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Khói trong đám cháy có chất độc gì?

[unable to retrieve full-text content]


Nhiều người chết trong đám cháy là do hít phải khói, tức là bị ngạt chứ không phải bỏng. Vậy trong khói có chất độc gì? (Hà Hải)

Những người rời nhà lầu, xe hơi vào ở nhà dưỡng lão

6h30' mỗi ngày, phòng của bà cụ Thịnh (81 tuổi) nằm ở căn penhouse một khu chung cư ở Hà Đông (Hà Nội) có tiếng gõ cửa. Anh con trai bước vào gọi nhẹ: "Bà ơi, đến giờ đi học rồi".

Đây là câu ví von cả gia đình dành cho bà Thịnh, chỉ việc bà phải sửa soạn đến viện dưỡng lão. Mặt phụng phịu hệt như một đứa trẻ nhưng bà cụ biết phải dậy thôi. Ăn sáng xong xuôi, bà đeo chiếc túi, bên trong có một bộ quần áo, một chiếc điện thoại, rồi được dìu ra xe hơi lên đường. Chỉ chục phút, bà đã đến "trường", cách nhà 2 km.

Bà Thịnh càng về già càng giống trẻ nhỏ, hay vui, hay buồn. Ảnh: Viện dưỡng lão Diên Hồng.

Bà Thịnh càng về già càng giống trẻ nhỏ, hay vui, hay buồn. Ảnh: Diên Hồng.

"Trường học" hay "khách sạn" là tên bà Thịnh cũng như các cụ khác gọi viện dưỡng lão nơi mình đang ở. Đó là một căn biệt thự trong khuôn viên một khu đô thị, tuy đã có tuổi đời 5 năm nhưng không hẳn người dân xung quanh nào cũng biết. Tại đây bà Thịnh ở một phòng chung có khoảng 8 cụ, mỗi người có một chiếc giường, một chiếc tủ. Bà chỉ dùng bữa trưa và tắm rửa, trước 4h chiều các con sẽ tới đón bà về nhà dùng bữa tối. Chẳng có gì ngạc nhiên, khi đến cả đứa cháu lên ba cũng bảo bà "đi trẻ" giống nó.

Chị Thành - con gái bà Thịnh - cho biết, tìm đến viện dưỡng lão vì muốn mẹ được chăm sóc tuổi già tốt nhất. "Trước khi vào trung tâm, mẹ tôi ở nhà toàn nằm giường, kêu mệt. Bà mắc bệnh tiểu đường nên hay đói, trong khi con cháu không ở nhà, người giúp việc không thể kiểm soát ăn uống của bà được", chị Thành nói.

Từ khi vào đây bà cụ có một nơi sinh hoạt tốt về mặt tinh thần và thể chất, mọi chỉ số sức khỏe đều tốt lên. Gia đình chọn sáng đi, chiều về để bà vừa được ra ngoài giao lưu, tiếp xúc mà vẫn được ở cùng con cháu.

"Ban đầu cụ cũng không thích đi đâu, nhưng đi quen rồi thì tự giác. Cứ đến giờ là cụ đi, nhiều hôm còn thích đi vì đến đó có bạn chơi", chị Thành cho biết. Vài năm tới, gia đình chị vẫn duy trì cách thức này. 

Video: Cuộc sống trong viện dưỡng lão

Những người bỏ nhà lầu, xe hơi vào ở nhà dưỡng lão

Từ khi vào một viện dưỡng lão ở quận Hoàng Mai gần hai năm nay, bà Kim Thanh (80 tuổi) xem đây như ngôi nhà của mình. Bởi lẽ, nhà của bà ở Thuỵ Khuê đã bán sau khi vào đây không lâu.

Buổi sáng cuối đông se lạnh, bà Thanh ngồi hong tóc bên ô cửa trên tầng 6 viện dưỡng lão. Ban công ngoài kia, vài dây hoa ti gôn đang đâm trồi mơn mởn. Bà Thanh lật qua, lật lại mái tóc trắng như cước, nói: "Nay tôi gội bằng dầu con trai gửi từ Đức về này, mùi dễ chịu nhỉ. Nó là con trai mà tỉ mẩn lắm, đến cả bông ngoáy tai cũng gửi về cho tôi mà".

Vợ chồng bà Thanh chỉ có một người con trai duy nhất, đã sang Đức học tập và định cư hơn 30 năm. Ngày vợ chồng bà mới nghỉ hưu, anh đón sang, song bà không thể hoà nhập được cuộc sống ở đó. "Mình chẳng biết tiếng, con thì đi làm. Sống bên đó có khác gì trong nhà tù giam lỏng. Ở đây, sáng tôi ra vườn hoa tập thể dục, chiều ra Lăng Bác hóng mát", bà kể về vị thế trung tâm của nhà mình.

Bà Thanh đã bán căn nhà trung tâm Hà Nội và chọn gắn bó phần đời còn lại trong viện dưỡng lão. Ảnh: Phan Dương.

Bà Thanh đã bán căn nhà trung tâm Hà Nội và chọn gắn bó phần đời còn lại trong viện dưỡng lão. Ảnh: Phan Dương.

Song từ khi chồng mất 5 năm trước, sức khoẻ bà Thanh cũng yếu hơn. Bà dành một tầng cho thuê để có thêm người trò chuyện. Bà cũng thuê một người giúp việc, chủ yếu để cơm nước, đi dạo cùng. Một lần bất cẩn bà bị trượt ngã gãy xương đùi, phải nằm bệnh viện 8 tháng. Sau đó, nghĩ đến tình cảnh của mẹ không thể sang Đức, cũng chẳng thể ở nhà được chăm sóc đảm bảo, anh con trai đã đưa bà vào viện dưỡng lão.

Bà Thanh xem đây là quyết định đúng. Ở đây bà có bạn trò chuyện, người chăm sóc, anh con trai một năm về nước đôi lần vào thẳng đây thăm. Hơn thế, trong cái chung, bà vẫn giữ được nếp sinh hoạt trước đây. Cứ 5h, bà dậy tập thể dục tại giường 45 phút, uống nửa lít nước thanh lọc cơ thể, sau đó đi 20 đến 25 vòng trong khuôn viên tầng đang sống.

"Nhờ luyện tập mà tôi đã hoàn toàn hết được bệnh đau khớp. Ở đây, ít các cụ chăm tập thể dục như tôi lắm", cụ bà nói, nét mặt phấn khởi.

Bà Cẩm (82 tuổi ở Hà Đông) từng quyến luyến con cháu đến độ cứ dăm bữa, nửa tháng lại "giả bệnh" để được vào bệnh viện, con cháu sẽ tới thăm. Cụ bà với mái tóc ngắn, khuôn mặt bầu bĩnh luôn chúm chím môi lại mỗi khi có ai nhìn thấy, như là một cách để chào hỏi. Vì điều đó, cả viện dưỡng lão này gọi bà là "hoa hậu thân thiện".

Bà Cẩm chia sẻ, mấy năm trước chồng bà xuất gia, các con cháu lại bận bịu, thành thử bà toàn ở với giúp việc, ít khi nói chuyện. Chỉ khi vào viện dưỡng lão ba năm trước, bà mới nguôi đi cảm giác cô đơn, thèm người bầu bạn tuổi già.

Dù vậy, bà không ở chung với các cụ khác mà thuê một căn phòng riêng, với chi phí hơn 9 triệu đồng mỗi tháng. Thi thoảng chồng vào thăm, và ở lại với bà một thời gian.

Căn phòng bà gây ấn tượng với một bức ảnh đen trắng, có hình ảnh một người phụ nữ Hà Nội xưa rạng ngời bên chồng và ba con, được chụp từ năm 1964. Dưới bức ảnh đề hai câu thơ của Nguyễn Du: "Một nhà sum họp trúc mai/ Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông".

"Ông nhà tôi viết đấy, chữ ông ấy đẹp, mà ông ấy cũng đẹp trai lắm. Thế nên tôi mới mê", bà nói. Đợt này ông đang phục vụ lễ hội nên bốn tháng rồi chưa vào thăm, nghĩ đến điều đó, bà cụ đang vui vẻ lại thoáng buồn.

Viện dưỡng lão tư nhân phát triển nhanh trong thời gian gần đây ở các đô thị lớn. Ảnh: Diên Hồng.

Viện dưỡng lão tư nhân phát triển nhanh trong thời gian gần đây ở các đô thị lớn. Ảnh: Diên Hồng.

Chị Hoàng Ngân, phó giám đốc một viện dưỡng lão ở Hà Đông cho biết, đặc thù các gia đình đô thị là ở nhà đất, đi lại cầu thang rất bất tiện. Khi bố mẹ 80, 90 tuổi, thì các con dù 60, 70 tuổi nhưng cũng vẫn đi làm, giao lưu đây đó, không thể đảm bảo săn sóc các cụ chu đáo được. Nhiều cụ có con ở nước ngoài, người giúp việc không có chuyên môn... Vì lẽ đó, viện dưỡng lão ra đời và đang ngày càng được lựa chọn.

"Vài năm trước tư tưởng của người dân về viện dưỡng lão còn nặng nề. Ngay chính trong nội bộ các gia đình cũng có bất đồng, dẫn đến có trường hợp con này đưa cha mẹ vào, thì con kia đến đón về. Nhưng những năm gần đây, tư tưởng đã cởi mở nhiều", chị Ngân cho hay.

Anh Thuận, quản lý một viện dưỡng lão ở quận Hoàng Mai cho biết, nhu cầu người già vào viện dưỡng lão ngày một tăng. Như trung tâm anh đang chăm sóc cho hơn 40 cụ, một năm trở lại đây số lượng tăng lên nhiều so với các năm trước.

"Cơ sở của chúng tôi chăm sóc 3 nhóm chính, một là các cụ già khỏe mạnh, tự phục vụ được. Nhóm thứ hai là cần hỗ trợ, bị tai biến, sa sút trí tuệ. Và một nhóm là những bệnh nhân cần chăm sóc tích cực, không ở bệnh viện mà chọn ở viện dưỡng lão, tránh sự lây chéo mà vẫn đảm bảo được chăm sóc", anh Thuận cho biết.

Mức phí cơ bản tại các viện dưỡng lão tư nhân hiện nay từ 6 đến 15 triệu đồng mỗi tháng. Với mức phí này, hiếm có cụ già ở nông thôn, người không có lương hưu vào được đây, trừ khi con cái có điều kiện kinh tế.

Một cụ đang sống trong viện dưỡng lão cho biết, cụ neo đơn, nghỉ hưu lương không đủ nên phải nhờ cậy anh chị em mới đủ 7 triệu đóng cho viện dưỡng lão hàng tháng. Vì không còn lựa chọn nào khác nên cụ vào đây sống, tuy nhiên cảm thấy chuyên môn của các điều dưỡng chưa chuyên nghiệp. "Đa phần các cháu còn rất trẻ, nhiều cháu học bằng cấp ngắn hạn, chuyên môn chăm sóc người già chưa được tốt ", cụ ông này cho biết.

Số liệu từ Tổng cục thống kê năm 2010 dự báo, dân số Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2017. Báo cáo Quỹ dân số liên hiệp quốc cũng nhấn mạnh tốc độ già hóa dân số của Việt Nam tương đối nhanh, tỷ lệ người cao tuổi sống cô đơn cũng đang có xu hướng gia tăng.

Ở Việt Nam, những cơ sở chăm sóc người cao tuổi đầu tiên được thành lập chính là các trung tâm điều dưỡng người có công với đất nước. Sau đó có các trung tâm bảo trợ xã hội và thời gian gần đây xuất hiện một số các viện dưỡng lão tư nhân. Do chi phí dịch vụ còn khá cao, viện dưỡng lão đang tập trung chính ở Hà Nội và TP HCM.

Phan Dương

Let's block ads! (Why?)