Tuesday, April 3, 2018

Những người rời nhà lầu, xe hơi vào ở nhà dưỡng lão

6h30' mỗi ngày, phòng của bà cụ Thịnh (81 tuổi) nằm ở căn penhouse một khu chung cư ở Hà Đông (Hà Nội) có tiếng gõ cửa. Anh con trai bước vào gọi nhẹ: "Bà ơi, đến giờ đi học rồi".

Đây là câu ví von cả gia đình dành cho bà Thịnh, chỉ việc bà phải sửa soạn đến viện dưỡng lão. Mặt phụng phịu hệt như một đứa trẻ nhưng bà cụ biết phải dậy thôi. Ăn sáng xong xuôi, bà đeo chiếc túi, bên trong có một bộ quần áo, một chiếc điện thoại, rồi được dìu ra xe hơi lên đường. Chỉ chục phút, bà đã đến "trường", cách nhà 2 km.

Bà Thịnh càng về già càng giống trẻ nhỏ, hay vui, hay buồn. Ảnh: Viện dưỡng lão Diên Hồng.

Bà Thịnh càng về già càng giống trẻ nhỏ, hay vui, hay buồn. Ảnh: Diên Hồng.

"Trường học" hay "khách sạn" là tên bà Thịnh cũng như các cụ khác gọi viện dưỡng lão nơi mình đang ở. Đó là một căn biệt thự trong khuôn viên một khu đô thị, tuy đã có tuổi đời 5 năm nhưng không hẳn người dân xung quanh nào cũng biết. Tại đây bà Thịnh ở một phòng chung có khoảng 8 cụ, mỗi người có một chiếc giường, một chiếc tủ. Bà chỉ dùng bữa trưa và tắm rửa, trước 4h chiều các con sẽ tới đón bà về nhà dùng bữa tối. Chẳng có gì ngạc nhiên, khi đến cả đứa cháu lên ba cũng bảo bà "đi trẻ" giống nó.

Chị Thành - con gái bà Thịnh - cho biết, tìm đến viện dưỡng lão vì muốn mẹ được chăm sóc tuổi già tốt nhất. "Trước khi vào trung tâm, mẹ tôi ở nhà toàn nằm giường, kêu mệt. Bà mắc bệnh tiểu đường nên hay đói, trong khi con cháu không ở nhà, người giúp việc không thể kiểm soát ăn uống của bà được", chị Thành nói.

Từ khi vào đây bà cụ có một nơi sinh hoạt tốt về mặt tinh thần và thể chất, mọi chỉ số sức khỏe đều tốt lên. Gia đình chọn sáng đi, chiều về để bà vừa được ra ngoài giao lưu, tiếp xúc mà vẫn được ở cùng con cháu.

"Ban đầu cụ cũng không thích đi đâu, nhưng đi quen rồi thì tự giác. Cứ đến giờ là cụ đi, nhiều hôm còn thích đi vì đến đó có bạn chơi", chị Thành cho biết. Vài năm tới, gia đình chị vẫn duy trì cách thức này. 

Video: Cuộc sống trong viện dưỡng lão

Những người bỏ nhà lầu, xe hơi vào ở nhà dưỡng lão

Từ khi vào một viện dưỡng lão ở quận Hoàng Mai gần hai năm nay, bà Kim Thanh (80 tuổi) xem đây như ngôi nhà của mình. Bởi lẽ, nhà của bà ở Thuỵ Khuê đã bán sau khi vào đây không lâu.

Buổi sáng cuối đông se lạnh, bà Thanh ngồi hong tóc bên ô cửa trên tầng 6 viện dưỡng lão. Ban công ngoài kia, vài dây hoa ti gôn đang đâm trồi mơn mởn. Bà Thanh lật qua, lật lại mái tóc trắng như cước, nói: "Nay tôi gội bằng dầu con trai gửi từ Đức về này, mùi dễ chịu nhỉ. Nó là con trai mà tỉ mẩn lắm, đến cả bông ngoáy tai cũng gửi về cho tôi mà".

Vợ chồng bà Thanh chỉ có một người con trai duy nhất, đã sang Đức học tập và định cư hơn 30 năm. Ngày vợ chồng bà mới nghỉ hưu, anh đón sang, song bà không thể hoà nhập được cuộc sống ở đó. "Mình chẳng biết tiếng, con thì đi làm. Sống bên đó có khác gì trong nhà tù giam lỏng. Ở đây, sáng tôi ra vườn hoa tập thể dục, chiều ra Lăng Bác hóng mát", bà kể về vị thế trung tâm của nhà mình.

Bà Thanh đã bán căn nhà trung tâm Hà Nội và chọn gắn bó phần đời còn lại trong viện dưỡng lão. Ảnh: Phan Dương.

Bà Thanh đã bán căn nhà trung tâm Hà Nội và chọn gắn bó phần đời còn lại trong viện dưỡng lão. Ảnh: Phan Dương.

Song từ khi chồng mất 5 năm trước, sức khoẻ bà Thanh cũng yếu hơn. Bà dành một tầng cho thuê để có thêm người trò chuyện. Bà cũng thuê một người giúp việc, chủ yếu để cơm nước, đi dạo cùng. Một lần bất cẩn bà bị trượt ngã gãy xương đùi, phải nằm bệnh viện 8 tháng. Sau đó, nghĩ đến tình cảnh của mẹ không thể sang Đức, cũng chẳng thể ở nhà được chăm sóc đảm bảo, anh con trai đã đưa bà vào viện dưỡng lão.

Bà Thanh xem đây là quyết định đúng. Ở đây bà có bạn trò chuyện, người chăm sóc, anh con trai một năm về nước đôi lần vào thẳng đây thăm. Hơn thế, trong cái chung, bà vẫn giữ được nếp sinh hoạt trước đây. Cứ 5h, bà dậy tập thể dục tại giường 45 phút, uống nửa lít nước thanh lọc cơ thể, sau đó đi 20 đến 25 vòng trong khuôn viên tầng đang sống.

"Nhờ luyện tập mà tôi đã hoàn toàn hết được bệnh đau khớp. Ở đây, ít các cụ chăm tập thể dục như tôi lắm", cụ bà nói, nét mặt phấn khởi.

Bà Cẩm (82 tuổi ở Hà Đông) từng quyến luyến con cháu đến độ cứ dăm bữa, nửa tháng lại "giả bệnh" để được vào bệnh viện, con cháu sẽ tới thăm. Cụ bà với mái tóc ngắn, khuôn mặt bầu bĩnh luôn chúm chím môi lại mỗi khi có ai nhìn thấy, như là một cách để chào hỏi. Vì điều đó, cả viện dưỡng lão này gọi bà là "hoa hậu thân thiện".

Bà Cẩm chia sẻ, mấy năm trước chồng bà xuất gia, các con cháu lại bận bịu, thành thử bà toàn ở với giúp việc, ít khi nói chuyện. Chỉ khi vào viện dưỡng lão ba năm trước, bà mới nguôi đi cảm giác cô đơn, thèm người bầu bạn tuổi già.

Dù vậy, bà không ở chung với các cụ khác mà thuê một căn phòng riêng, với chi phí hơn 9 triệu đồng mỗi tháng. Thi thoảng chồng vào thăm, và ở lại với bà một thời gian.

Căn phòng bà gây ấn tượng với một bức ảnh đen trắng, có hình ảnh một người phụ nữ Hà Nội xưa rạng ngời bên chồng và ba con, được chụp từ năm 1964. Dưới bức ảnh đề hai câu thơ của Nguyễn Du: "Một nhà sum họp trúc mai/ Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông".

"Ông nhà tôi viết đấy, chữ ông ấy đẹp, mà ông ấy cũng đẹp trai lắm. Thế nên tôi mới mê", bà nói. Đợt này ông đang phục vụ lễ hội nên bốn tháng rồi chưa vào thăm, nghĩ đến điều đó, bà cụ đang vui vẻ lại thoáng buồn.

Viện dưỡng lão tư nhân phát triển nhanh trong thời gian gần đây ở các đô thị lớn. Ảnh: Diên Hồng.

Viện dưỡng lão tư nhân phát triển nhanh trong thời gian gần đây ở các đô thị lớn. Ảnh: Diên Hồng.

Chị Hoàng Ngân, phó giám đốc một viện dưỡng lão ở Hà Đông cho biết, đặc thù các gia đình đô thị là ở nhà đất, đi lại cầu thang rất bất tiện. Khi bố mẹ 80, 90 tuổi, thì các con dù 60, 70 tuổi nhưng cũng vẫn đi làm, giao lưu đây đó, không thể đảm bảo săn sóc các cụ chu đáo được. Nhiều cụ có con ở nước ngoài, người giúp việc không có chuyên môn... Vì lẽ đó, viện dưỡng lão ra đời và đang ngày càng được lựa chọn.

"Vài năm trước tư tưởng của người dân về viện dưỡng lão còn nặng nề. Ngay chính trong nội bộ các gia đình cũng có bất đồng, dẫn đến có trường hợp con này đưa cha mẹ vào, thì con kia đến đón về. Nhưng những năm gần đây, tư tưởng đã cởi mở nhiều", chị Ngân cho hay.

Anh Thuận, quản lý một viện dưỡng lão ở quận Hoàng Mai cho biết, nhu cầu người già vào viện dưỡng lão ngày một tăng. Như trung tâm anh đang chăm sóc cho hơn 40 cụ, một năm trở lại đây số lượng tăng lên nhiều so với các năm trước.

"Cơ sở của chúng tôi chăm sóc 3 nhóm chính, một là các cụ già khỏe mạnh, tự phục vụ được. Nhóm thứ hai là cần hỗ trợ, bị tai biến, sa sút trí tuệ. Và một nhóm là những bệnh nhân cần chăm sóc tích cực, không ở bệnh viện mà chọn ở viện dưỡng lão, tránh sự lây chéo mà vẫn đảm bảo được chăm sóc", anh Thuận cho biết.

Mức phí cơ bản tại các viện dưỡng lão tư nhân hiện nay từ 6 đến 15 triệu đồng mỗi tháng. Với mức phí này, hiếm có cụ già ở nông thôn, người không có lương hưu vào được đây, trừ khi con cái có điều kiện kinh tế.

Một cụ đang sống trong viện dưỡng lão cho biết, cụ neo đơn, nghỉ hưu lương không đủ nên phải nhờ cậy anh chị em mới đủ 7 triệu đóng cho viện dưỡng lão hàng tháng. Vì không còn lựa chọn nào khác nên cụ vào đây sống, tuy nhiên cảm thấy chuyên môn của các điều dưỡng chưa chuyên nghiệp. "Đa phần các cháu còn rất trẻ, nhiều cháu học bằng cấp ngắn hạn, chuyên môn chăm sóc người già chưa được tốt ", cụ ông này cho biết.

Số liệu từ Tổng cục thống kê năm 2010 dự báo, dân số Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2017. Báo cáo Quỹ dân số liên hiệp quốc cũng nhấn mạnh tốc độ già hóa dân số của Việt Nam tương đối nhanh, tỷ lệ người cao tuổi sống cô đơn cũng đang có xu hướng gia tăng.

Ở Việt Nam, những cơ sở chăm sóc người cao tuổi đầu tiên được thành lập chính là các trung tâm điều dưỡng người có công với đất nước. Sau đó có các trung tâm bảo trợ xã hội và thời gian gần đây xuất hiện một số các viện dưỡng lão tư nhân. Do chi phí dịch vụ còn khá cao, viện dưỡng lão đang tập trung chính ở Hà Nội và TP HCM.

Phan Dương

Let's block ads! (Why?)

Ngày ấy - bây giờ của dàn diễn viên 'Vệt nắng cuối trời'

Thứ ba, 3/4/2018 00:07 GMT+7

Nguyên Anh   |  

Nhiều diễn viên bao gồm NSƯT Trần Hạnh, Kiều Thanh hay Tuấn Quang ... đều không còn thường xuyên xuất hiện trên truyền hình. 

Vệt nắng cuối trời được sản xuất năm 2008 và lần đầu lên sóng truyền hình năm 2010. Phim xoay quanh cuộc sống của các thành viên trong một gia đình có ba thế hệ. Phim được đánh giá cao ở nội dung phản ánh những tình huống, câu chuyện mang đậm hơi thở cuộc sống cùng diễn xuất chân thực của các nghệ sĩ. NSƯT Trần Hạnh vào vai ông cụ nhà quê được các đón lên thành phố để chữa bệnh. Ông cụ tính tình đôn hậu, giản dị và nhiều sở thích trái ngược với giới trẻ. Ở tuổi xế chiều, ông tìm được niềm vui khi gặp lại bạn cũ. Thời điểm tham gia Vệt nắng cuối trời, NSƯT Trần Hạnh đã gần 80 tuổi và thường xuyên xuất hiện trong các phim truyền hình. Năm nay, NSƯT Trần Hạnh đã 89 tuổi. Tuổi già sức yếu khiến ông ngày càng ít nhận được lời mời đóng phim dù vẫn tha thiết được diễn. NSƯT Trần Hạnh hiện có mặt trong danh sách các nghệ sĩ được đặc cách nhận danh hiệu NSND. 

'Vệt nắng cuối trời' được sản xuất năm 2008 và lần đầu lên sóng truyền hình năm 2010. Phim xoay quanh cuộc sống của các thành viên trong một gia đình có ba thế hệ. Phim được đánh giá cao ở nội dung phản ánh những tình huống, câu chuyện mang đậm hơi thở cuộc sống cùng diễn xuất chân thực của các nghệ sĩ. NSƯT Trần Hạnh vào vai ông cụ nhà quê được các đón lên thành phố để chữa bệnh. Ông cụ tính tình đôn hậu, giản dị và nhiều sở thích trái ngược với giới trẻ. Ở tuổi xế chiều, ông tìm được niềm vui khi gặp lại bạn cũ. Thời điểm tham gia 'Vệt nắng cuối trời', NSƯT Trần Hạnh đã gần 80 tuổi và thường xuyên xuất hiện trong các phim truyền hình. 

Năm nay, NSƯT Trần Hạnh đã 89 tuổi. Tuổi già sức yếu khiến ông ngày càng ít nhận được lời mời đóng phim dù vẫn tha thiết được diễn. Không đi diễn, NSƯT Trần Hạnh thường phụ các con trông coi gian hàng nhỏ gần ga Trần Quý Cáp. Ông hiện có mặt trong danh sách các nghệ sĩ được đặc cách nhận danh hiệu NSND. 

 Trích đoạn 'Vệt nắng cuối trời'

NSND Lan Hương vào vai bà Thành, một người phụ nữ đảm đang, khéo léo biết đối nhân xử thế và có thể dung hòa các mối quan hệ gia đình khi ở cùng bố chồng và con dâu. Vai diễn này không mang đến sự đột phá trong sự nghiệp diễn xuất của NSND Lan Hương vì trước đó, chị từng thể hiện nhiều nhân vật tương tự. Năm 2017, nghệ sĩ có vai diễn để đời khi đóng mẹ chồng quái tính trong phim truyền hình Sống chung với mẹ chồng. Trái ngược hoàn toàn với vẻ nền nã ở ngoài đời cũng như các vai diễn trước đây, NSND Lan Hương lột xác khi thể hiện sự khó tính, hay soi mói, cổ hủ, lạc hậu của bà Phương. Hiện nữ diễn viên đã nghỉ hưu và dành nhiều thời gian bên ông xã Đỗ Kỷ và các con cháu.

NSND Lan Hương vào vai bà Thành, một người phụ nữ đảm đang, khéo léo biết 'đối nhân xử thế' và có thể dung hòa các mối quan hệ gia đình. Vai diễn này không mang đến sự đột phá trong sự nghiệp diễn xuất của NSND Lan Hương vì trước đó, chị từng thể hiện nhiều nhân vật tương tự. Năm 2017, nghệ sĩ có vai diễn để đời khi đóng mẹ chồng quái tính trong phim truyền hình 'Sống chung với mẹ chồng'. Trái ngược hoàn toàn với vẻ nền nã ở ngoài đời cũng như các vai diễn trước đây, NSND Lan Hương 'lột xác' khi thể hiện sự khó tính, hay soi mói, cổ hủ, lạc hậu của bà Phương. Hiện nữ diễn viên đã nghỉ hưu và dành nhiều thời gian bên ông xã Đỗ Kỷ và các con cháu.

Trung Hiếu vào vai Thức - con trai lớn của ông bà Thành. Thức là giảng viên đại học tận tụy với nghề nhưng hơi ngố trong chuyện tình cảm. Anh từng gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười khi hẹn hò với bạn gái là sinh viên trong trường. Khi tham gia Vệt nắng cuối trời, Trung Hiếu đã được nhận danh hiệu NSƯT với nhiều thành tích trong lĩnh vực sân khấu và vô số vai diễn truyền hình. Hiện tại, anh đã được nhận danh hiệu NSND và đảm nhận vị trí giám đốc của Nhà hát Kịch Hà Nội. Vì bận rộn với công việc quản lý, anh ít có thời gian tham gia phim truyền hình, chỉ thỉnh thoảng đóng tiểu phẩm hài. Ở tuổi ngoài 40, anh vẫn độc thân và thường trả lời Biết đâu cuối năm tôi lấy vợ mỗi khi được báo chí hỏi về chuyện kết hôn. 

NSND Trung Hiếu vào vai Thức - con trai lớn của ông bà Thành. Thức là giảng viên đại học tận tụy với nghề nhưng vụng về trong chuyện tình cảm. Anh từng gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười khi hẹn hò với bạn gái là sinh viên trong trường. Khi tham gia 'Vệt nắng cuối trời', Trung Hiếu đã được nhận danh hiệu NSƯT với nhiều thành tích trong lĩnh vực sân khấu và vô số vai diễn truyền hình. Hiện tại, anh đã được nhận danh hiệu NSND và đảm nhận vị trí giám đốc của Nhà hát Kịch Hà Nội. Vì bận rộn với công việc quản lý, anh ít có thời gian tham gia phim truyền hình, chỉ thỉnh thoảng đóng tiểu phẩm hài. Ở tuổi ngoài 40, anh vẫn độc thân và thường trả lời 'Biết đâu cuối năm tôi lấy vợ' mỗi khi được báo chí hỏi về chuyện kết hôn. 

Nhân vật Chí Giang - người con trai thứ của ông bà Thành - được diễn viên Tuấn Quang đảm nhận. Sau nhiều năm đi nước ngoài du học, Chí Giang trở về và khiến gia đình chấn động khi biết được chuyện anh phản bội vợ và khiến người tình mang thai. Anh nhất quyết ruồng rẫy vợ để kết hôn người tình, mặc cho sự ngăn cản của các thành viên trong gia đình. Cách đây 10 năm, Tuấn Quang là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình nhưng những năm gần đây, anh rất ít khi xuất hiện trong vai trò diễn viên. Anh chuyển hướng sang làm đạo diễn của một số sitcom như Cửa sổ thủy tinh, Gia đình là số một... Trong cuộc sống cá nhân, Tuấn Quang có hôn nhân hạnh phúc bên bà xã và 2 cô con gái.

Nhân vật Chí Giang - người con trai thứ của ông bà Thành - được diễn viên Tuấn Quang đảm nhận. Sau nhiều năm đi nước ngoài du học, Chí Giang trở về và khiến gia đình chấn động khi biết chuyện anh phản bội vợ. Anh nhất quyết ruồng rẫy vợ để kết hôn người tình, mặc cho sự ngăn cản của các thành viên trong gia đình. Cách đây 10 năm, Tuấn Quang là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình nhưng những năm gần đây, anh rất ít khi xuất hiện trong vai trò diễn viên. Anh chuyển hướng sang làm đạo diễn của một số sitcom như 'Cửa sổ thủy tinh', 'Gia đình là số một'... Trong cuộc sống cá nhân, Tuấn Quang có hôn nhân hạnh phúc bên bà xã và 2 cô con gái.

Diễn viên Nguyệt Hằng vào vai Tuệ Lâm - người vợ đầu tiên của Chí Giang. Sau khi chồng đi học nước ngoài, Tuệ Lâm sống cùng gia đình chồng và được yêu thương hết mực. Cô mong ngóng từng ngày chồng trở về nhưng rồi phải đau khổ cùng cực khi biết mình bị anh phản bội. Tuệ Lâm phải mất một thời gian dài mới quên đi nỗi đau mà Chí Giang gây ra cho mình để tìm bến đỗ mới. Trái với trong phim, Nguyệt Hằng ở ngoài đời có cuộc hôn nhân hạnh phúc bên diễn viên Anh Tuấn. Vợ chồng cô đã có 3 người con và vừa mới kỷ niệm 22 năm ngày cưới.

Diễn viên Nguyệt Hằng vào vai Tuệ Lâm - người vợ đầu tiên của Chí Giang. Sau khi chồng đi học nước ngoài, Tuệ Lâm sống cùng gia đình chồng và được yêu thương hết mực. Cô mong ngóng từng ngày chồng trở về nhưng rồi phải đau khổ cùng cực khi biết mình bị anh phản bội. Tuệ Lâm phải mất một thời gian dài mới quên đi nỗi đau mà Chí Giang gây ra để tìm bến đỗ mới. Trái với trong phim, Nguyệt Hằng ở ngoài đời có cuộc hôn nhân hạnh phúc bên diễn viên Anh Tuấn. Vợ chồng cô đã có 3 người con và vừa mới kỷ niệm 22 năm ngày cưới.

Diễn viên Quỳnh Hoa đảm nhận vai Thục Anh - người tình của Chí Giang. Thục Anh dùng cái thai trong bụng để ép Chí Giang bỏ vợ, kết hôn với mình. Sau khi trở thành vợ Chí Giang, Thục Anh cũng không mang đến cho anh cuộc sống hạnh phúc. Trước Vệt nắng cuối trời, Quỳnh Hoa đã bị nhiều khán giả ghét vì chuyên đóng vai phản diện. Sau khi phim này lên sóng, cô càng bị ghét hơn vì đóng quá đạt vai kẻ thứ ba, cướp chồng của người khác. Những năm gần đây, Quỳnh Hoa ít xuất hiện trên màn ảnh để dành thời gian chăm lo cho gia đình và việc kinh doanh.

Quỳnh Hoa đảm nhận vai Thục Anh - người tình của Chí Giang. Thục Anh dùng cái thai trong bụng để ép Chí Giang bỏ vợ, kết hôn với mình. Sau khi trở thành vợ Chí Giang, Thục Anh cũng không mang đến cho anh cuộc sống hạnh phúc. Trước 'Vệt nắng cuối trời', Quỳnh Hoa đã bị nhiều khán giả 'ghét' vì chuyên đóng vai phản diện. Sau khi phim này lên sóng, cô càng bị ghét hơn vì đóng quá đạt vai kẻ thứ ba, cướp chồng của người khác. Những năm gần đây, Quỳnh Hoa ít xuất hiện trên màn ảnh để dành thời gian chăm lo cho gia đình và việc kinh doanh.

Minh Hương vào vai Tường Vi - cô con gái út của ông bà Thành - ngay sau khi hoàn thành xong bộ phim Nhật ký Vàng Anh phần 1. Thời điểm ấy, cô thường được gắn với hình ảnh nhí nhảnh, dễ thương trên màn ảnh. Đến năm 2010, khi bộ phim lên sóng, Minh Hương đã kết hôn và đã có con gái đầu lòng. Hiện tại, nữ diễn viên đã là mẹ 2 con. Cô không còn thường xuyên đi diễn mà chủ yếu làm MC cho một kênh truyền hình. Bộ phim gần nhất mà cô tham gia Zippo, mù tạt và em lên sóng năm 2016.

Minh Hương vào vai Tường Vi - cô con gái út của ông bà Thành - ngay sau khi hoàn thành xong bộ phim 'Nhật ký Vàng Anh' phần 1. Thời điểm ấy, cô thường được gắn với hình ảnh nhí nhảnh, dễ thương. Đến năm 2010, khi bộ phim lên sóng, Minh Hương đã kết hôn và đã có con gái đầu lòng. Hiện tại, nữ diễn viên đã là mẹ 2 con. Cô không còn thường xuyên đi diễn mà chủ yếu làm MC cho một kênh truyền hình. Bộ phim gần nhất mà cô tham gia 'Zippo, mù tạt và em' lên sóng năm 2016.

Kiều Thanh vào vai Thanh Diên, bạn thân của Tuệ Lâm. Là một cô gái đẹp, sắc sảo nhưng Thanh Diên gặp nhiều đa đoan trong chuyện tình cảm. Cô chấp nhận làm người thứ ba khi cặp bồ với giám đốc của mình để có cuộc sống dư giả nhưng cũng trải qua nhiều dằn vặt, đau đớn. Trước Vệt nắng cuối trời, Kiều Thanh đã gây tượng với khán giả truyền hình qua nhiều vai cá tính trong các phim Phía trước là bầu trời, Dòng sông phẳng lặng, Những giấc mơ dài... Sau khi phim lên sóng, Kiều Thanh vắng bóng một thời gian và khiến khán giả bất ngờ khi tuyên bố làm mẹ đơn thân vào năm 2012. Năm 2015, cô được phong tặng danh hiệu NSƯT. Từ đó, cô dành phần lớn thời gian để cống hiến cho Nhà hát kịch Hà Nội và ít xuất hiện trên truyền hình.

Kiều Thanh vào vai Thanh Diên, bạn thân của Tuệ Lâm. Là một cô gái đẹp, sắc sảo nhưng Thanh Diên gặp nhiều đa đoan trong chuyện tình cảm. Cô chấp nhận làm người thứ ba khi cặp bồ với giám đốc của mình để có cuộc sống dư giả nhưng cũng trải qua nhiều dằn vặt, đau đớn. Trước 'Vệt nắng cuối trời', Kiều Thanh đã gây tượng với khán giả truyền hình qua nhiều vai cá tính trong các phim 'Phía trước là bầu trời', 'Dòng sông phẳng lặng', 'Những giấc mơ dài'... Sau khi phim lên sóng, Kiều Thanh vắng bóng một thời gian và khiến khán giả bất ngờ khi tuyên bố làm mẹ đơn thân vào năm 2012. Năm 2015, cô được phong tặng danh hiệu NSƯT. Từ đó, cô dành phần lớn thời gian để cống hiến cho Nhà hát kịch Hà Nội và ít xuất hiện trên truyền hình.

Tin liên quan:

Bạn có thể quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Khám phá căn hộ 8 tỷ đồng, rộng 150m2 của Quế Vân

Thứ ba, 3/4/2018 00:04 GMT+7

Quỳnh Như   |  

Ngôi nhà mà nữ ca sĩ đang sống cùng con trai và mẹ ruột được trang trí theo phong cách châu Âu cổ điển. 

Căn hộ của Quế Vân rộng 150m2 với 4 phòng ngủ, nằm ở tầng 2 của một khu chung cư cao cấp của Hà Nội. Nữ ca sĩ cùng gia đình đã sống ở đây hơn 10 năm và nhiều lần thay đổi nội thất theo sở thích. Căn hộ có giá trị khoảng 8 tỷ đồng. 

Căn hộ của Quế Vân rộng 150m2 với 4 phòng ngủ, nằm ở tầng 2 của một khu chung cư cao cấp của Hà Nội. Nữ ca sĩ cùng gia đình đã sống ở đây hơn 10 năm và nhiều lần thay đổi nội thất theo sở thích. Căn hộ có giá trị khoảng 8 tỷ đồng. 

Cách đây hơn một năm, Quế Vân đã trang trí lại ngôi nhà theo phong cách châu Âu cổ điển. Cô tự lên ý tưởng thiết kế và sử dụng hoàn toàn đồ nội thất nhập khẩu từ Mỹ. 

Cách đây hơn một năm, Quế Vân đã trang trí lại ngôi nhà theo phong cách châu Âu cổ điển. Cô tự lên ý tưởng thiết kế và sử dụng hoàn toàn đồ nội thất nhập khẩu từ Mỹ. 

Lấy tone trắng và ghi làm chủ đạo, 

Từng trải qua một lần đổ vỡ hôn nhân, Quế Vân không có ý định lên xe hoa một lần nữa. Hiện tại, cô sống cùng con trai Ben và mẹ ruột. 

Trong gian phòng khách, nữ ca sĩ còn đặt cây piano để trang trí. Mặc dù đã ngừng đi hát nhưng thi thoảng cô vẫn dành thời gian tập đàn. 

Trong gian phòng khách, nữ ca sĩ còn đặt cây piano để trang trí. Mặc dù đã ngừng đi hát nhưng thi thoảng cô vẫn dành thời gian tập đàn. 

Phòng ăn với bộ bàn ăn, dao dĩa cao cấp y như trong khách sạn 5 sao. 

Phòng ăn với bộ bàn ghế, dao dĩa cao cấp y như trong khách sạn 5 sao. 

Nữ ca sĩ cho biết, cô rất yêu thích góc bàn ăn bởi đây là nơi cô cùng gia đình sum họp mỗi ngày. 

Nữ ca sĩ cho biết, cô rất yêu thích góc bàn ăn bởi đây là nơi cô cùng gia đình sum họp mỗi ngày. 

Phòng ngủ của Quế Vân với tone trắng chủ đạo, trong đó đặc biệt nhất là chiếc giường công chúa. 

Phòng ngủ của Quế Vân với tone trắng chủ đạo, trong đó đặc biệt nhất là chiếc giường 'công chúa'. 

Một góc nhỏ trong phòng riêng được nữ ca sĩ dành để đặt tủ đồ túi xách, quần áo đồ hiệu. 

Một góc nhỏ trong phòng riêng được nữ ca sĩ dành để đặt tủ đồ túi xách, quần áo hàng hiệu. 

Quế Vân giới thiệu tủ đồ hiệu
Góc bàn trang điểm gọn gàng, sạch sẽ. Quế Vân sắp xếp đồ rất ngăn nắp, chỉ để một vài lọ nước hoa cô yêu thích trên mặt bàn. 

Góc bàn trang điểm gọn gàng, sạch sẽ. Quế Vân sắp xếp đồ rất ngăn nắp, chỉ để một vài lọ nước hoa cô yêu thích trên mặt bàn. 

Trên tường của phòng ngủ còn có những khung cảnh kỷ niệm của nữ ca sĩ bên bạn bè. 

Trên tường phòng ngủ còn có những khung cảnh kỷ niệm của nữ ca sĩ bên bạn bè. 

Không gian riêng của con trai Quế Vân lại sặc sỡ sắc màu với tone cam, xanh lá cây. Giấy dán tường còn có hình chú gấu Pooh dễ thương. Con trai nữ ca sĩ đặc biệt yêu thích mô hình các loại xe hay siêu nhân. 

Không gian riêng của con trai Quế Vân lại sặc sỡ sắc màu với tone cam, xanh lá cây. Giấy dán tường có hình chú gấu Pooh dễ thương. Con trai nữ ca sĩ có sở thích sưu tập mô hình các loại xe, siêu nhân và những con thú trong phim hoạt hình.

Gian bếp là nơi mẹ ruột và nữ ca sĩ thường chuẩn bị bữa cơm mỗi ngày. 

Gian bếp là nơi mẹ ruột và nữ ca sĩ chuẩn bị bữa cơm mỗi ngày. 

Từng góc nhỏ trong căn nhà được Quế Vân chăm chút. Cô trưng bày nhiều đồ lưu niệm độc đáo mà cô mua trong mỗi lần đi du lịch nước ngoài. 

Từng góc nhỏ trong căn nhà được Quế Vân chăm chút một cách kỹ lưỡng. 

>> Xem tiếp Tủ quần áo và giày dép đồ hiệu của Quế Vân 

Ảnh: Thành Đạt

Tin liên quan:

Bạn có thể quan tâm

Bạn có thể quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Monday, April 2, 2018

Nuốt phải giấy ăn, cháu bé 21 tháng tuổi tắc phổi, suy hô hấp

Thấy con khó thở, mặt mũi tím tái nên gia đình vội đưa bé đến bệnh viện. Lúc này mọi người mới tá hỏa vì cháu nuốt giấy ăn dẫn đến nghẽn đường thở.

Ngày 2/4, thông tin từ bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, vừa mới cấp cứu thành công một bệnh nhi nuốt phải giấy ăn.

Theo đó, vào khoảng 13h ngày 1/4, khoa Cấp cứu, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận bé N.D.T.Đ. (21 tháng tuổi) phường Vinh Tân, TP.Vinh trong tình trạng ho nhiều, quấy khóc, khó thở, tím môi, giảm thông khí phổi trái.

Qua kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán sơ bộ lúc vào viện là theo dõi viêm phổi nặng. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng tiếp theo của bệnh nhi diễn biến không đặc trưng theo hướng chẩn đoán ban đầu. Cháu Đ. tiếp tục khó thở nhiều, ho tím tái.

Ê-kíp trực tiến hành hội chẩn với chuyên khoa Tai- mũi -họng, Gây mê để đưa ra hướng chẩn đoán và xử trí. Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ nghi ngờ có dị vật gây bít tắc đường thở.

Sức khỏe - Nuốt phải giấy ăn, cháu bé 21 tháng tuổi tắc phổi, suy hô hấp

Các bác sĩ trao đổi với người mẹ để tìm ra nguyên nhân.

Liên quan đến sự việc, chị T.N (26 tuổi, mẹ cháu Đ.) cho biết, bé có những biểu hiện bất thường từ tối 31/3. Ban đầu Đ. ho rất nhiều nhưng chị lại chỉ nghĩ là con bị cảm cúm bình thường. Nhưng đến đêm thì bé có biểu hiện ho và khó thở rõ ràng hơn.

“Buổi sáng hôm sau (ngày 1/4), thấy con không chơi nữa, cứ mệt mệt thì cả nhà tôi mới lo lắng thực sự. Gần trưa, khi thấy bé bị tím tái, thở rít vào, cả nhà mới vội vã đưa bé đi cấp cứu tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An”, chị T.N kể.

Khai thác từ gia đình, người mẹ khẳng định cháu không ăn hay nuốt phải vật gì cứng, nhọn. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ, người bố nhớ ra cháu có chơi giấy ăn.

Bệnh nhi được chuyển sang khoa Tai- mũi -họng, ê- kíp phẫu thuật đã nhanh chóng quyết định tiến hành nội soi phế quản bằng ống mềm kết hợp với ống cứng, gắp dị vật cho trẻ.  Kết quả mẫu bệnh phẩm được gắp ra từ phế quản trẻ gồm nhiều mảnh giấy ăn.

Sức khỏe - Nuốt phải giấy ăn, cháu bé 21 tháng tuổi tắc phổi, suy hô hấp (Hình 2).

Dị vật được gắp ra sau phẫu thuật.

BS Trịnh Thanh Hưng, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết đây là trường hợp hiếm gặp trên lâm sàng, rất khó chẩn đoán, việc khai thác tiền sử khó khăn, triệu chứng lâm sàng không đặc thù.

“Trong quá trình soi, do dị vật mềm và mủn, nằm sâu bít tắc hoàn toàn lòng phế quản phổi trái, lại ở lâu trong đường thở nên việc gắp dị vật ra rất khó khăn, đòi hỏi sự chuẩn xác, cẩn thận”, bác sĩ Hưng nói.

Sức khỏe - Nuốt phải giấy ăn, cháu bé 21 tháng tuổi tắc phổi, suy hô hấp (Hình 3).

Người mẹ khuyến cáo các bậc phụ huynh sau sự việc.

Hiện sau phẫu thuật gắp dị vật, trẻ tỉnh, sức khỏe ổn định, đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Tai-mũi- họng, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Trịnh Thanh Hưng khuyến cáo tới các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý vì trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào miệng.  Đặc biệt, các phụ huynh nên thận trọng với những thức ăn, đồ chơi nhỏ lọt miệng... có thể làm cho trẻ mắc dị vật, để hạn chế những tai biến đáng tiếc xảy ra.

Let's block ads! (Why?)

Trước khi bốc cháy, trạm vũ trụ Trung Quốc làm được gì?

Trạm Thiên Cung 1 mang lại nhiều thành tựu đáng nhớ cho Trung Quốc. Ảnh: Space.

Trạm Thiên Cung 1 mang lại nhiều thành tựu cho Trung Quốc trong lĩnh vực không gian. Ảnh: Space.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn của Trung Quốc rơi trở lại Trái Đất và bốc cháy trong khí quyển ở nam Thái Bình Dương sáng nay, Space đưa tin. Đây là trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất.

Thiên Cung 1 được chế tạo với mục đích chính là giúp Trung Quốc hoàn thiện kỹ thuật ghép nối và tiến hành các thử nghiệm cần thiết để xây dựng trạm vũ trụ lớn hơn trong những năm 2020. Trạm có các thiết bị khoa học như quan sát Trái Đất và máy thăm dò môi trường không gian.

Thiên Cung 1 đã mang lại nhiều ứng dụng và dữ liệu khoa học có giá trị trong việc khảo sát tài nguyên khoáng sản, nghiên cứu rừng và biển; giám sát môi trường sinh thái và thủy văn, sử dụng đất; giám sát môi trường nhiệt đô thị và kiểm soát các thiên tai khẩn cấp, theo Cơ quan Công trình Thám hiểm Không gian có người lái Trung Quốc.

Những thành tựu khoa học của trạm vũ trụ rơi xuống Trái Đất 

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 được phóng lên không gian năm 2011. Video: YouTube. 

Thân của trạm vũ trụ gồm hai khoang chính là thí nghiệm và tài nguyên. Mỗi đầu trạm cũng được thiết kế phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ ghép nối. Trạm Thiên Cung 1 được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ngày 29/9/2011. 

Tháng 11/2011, trạm ghép nối thành công với tàu vũ trụ không người lái Thần Châu 8. Tháng 6/2012, tàu vũ trụ Thần Châu 9 đưa ba phi hành gia Jing Haipeng, Liu Wang và Liu Yang, nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc, lên Thiên Cung 1. Họ làm việc trong 10 ngày để đánh giá các kỹ thuật ghép nối bằng tay và tự động giữa Thần Châu với trạm vũ trụ.

Tàu Thần Châu 10 (trái) ghép nối với trạm Thiên Cung 1 (phải). Ảnh: Asian Scientist.

Tàu Thần Châu 10 (trái) ghép nối với trạm Thiên Cung 1 (phải). Ảnh: Asian Scientist.

Tàu vũ trụ Thần Châu 10 đưa ba phi hành gia gồm Nie Haisheng, Zhang Xiaoguang và Wang Yaping lên trạm vũ trụ vào tháng 6/2013. Các phi hành gia tiến hành nhiều thí nghiệm khoa học trong 15 ngày trên trạm vũ trụ. Wang còn thực hiện một bài giảng vật lý cho học sinh Trung Quốc và truyền hình trực tiếp.

Ngoài ra, Thiên Cung 1 còn cung cấp hình ảnh kịp thời về trận lụt tại Dư Diêu năm 2013 và dữ liệu hình ảnh trong một thảm họa cháy rừng ở Australia, nhà chức trách Trung Quốc cho biết. 

Các nhà khoa học ban đầu dự tính trạm Thiên Cung 1 sẽ ngừng hoạt động năm 2013 nhưng thời gian tồn tại được kéo dài thêm. Tháng 3/2016, nhà chức trách Trung Quốc thông báo trạm Thiên Cung 1 ngừng trao đổi thông tin với Trái Đất, chính thức dừng hoạt động.

Thu Thảo

Let's block ads! (Why?)

Trước khi rơi xuống Trái Đất, trạm vũ trụ Trung Quốc làm được gì?

Trạm Thiên Cung 1 mang lại nhiều thành tựu đáng nhớ cho Trung Quốc. Ảnh: Space.

Trạm Thiên Cung 1 mang lại nhiều thành tựu cho Trung Quốc trong lĩnh vực không gian. Ảnh: Space.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn của Trung Quốc rơi trở lại Trái Đất và bốc cháy trong khí quyển ở nam Thái Bình Dương sáng nay, Space đưa tin. Đây là trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất.

Thiên Cung 1 được chế tạo với mục đích chính là giúp Trung Quốc hoàn thiện kỹ thuật ghép nối và tiến hành các thử nghiệm cần thiết để xây dựng trạm vũ trụ lớn hơn trong những năm 2020. Trạm có các thiết bị khoa học như quan sát Trái Đất và máy thăm dò môi trường không gian.

Thiên Cung 1 đã mang lại nhiều ứng dụng và dữ liệu khoa học có giá trị trong việc khảo sát tài nguyên khoáng sản, nghiên cứu rừng và biển; giám sát môi trường sinh thái và thủy văn, sử dụng đất; giám sát môi trường nhiệt đô thị và kiểm soát các thiên tai khẩn cấp, theo Cơ quan Công trình Thám hiểm Không gian có người lái Trung Quốc.

Những thành tựu khoa học của trạm vũ trụ rơi xuống Trái Đất 

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 được phóng lên không gian năm 2011. Video: YouTube. 

Thân của trạm vũ trụ gồm hai khoang chính là thí nghiệm và tài nguyên. Mỗi đầu trạm cũng được thiết kế phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ ghép nối. Trạm Thiên Cung 1 được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ngày 29/9/2011. 

Tháng 11/2011, trạm ghép nối thành công với tàu vũ trụ không người lái Thần Châu 8. Tháng 6/2012, tàu vũ trụ Thần Châu 9 đưa ba phi hành gia Jing Haipeng, Liu Wang và Liu Yang, nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc, lên Thiên Cung 1. Họ làm việc trong 10 ngày để đánh giá các kỹ thuật ghép nối bằng tay và tự động giữa Thần Châu với trạm vũ trụ.

Tàu Thần Châu 10 (trái) ghép nối với trạm Thiên Cung 1 (phải). Ảnh: Asian Scientist.

Tàu Thần Châu 10 (trái) ghép nối với trạm Thiên Cung 1 (phải). Ảnh: Asian Scientist.

Tàu vũ trụ Thần Châu 10 đưa ba phi hành gia gồm Nie Haisheng, Zhang Xiaoguang và Wang Yaping lên trạm vũ trụ vào tháng 6/2013. Các phi hành gia tiến hành nhiều thí nghiệm khoa học trong 15 ngày trên trạm vũ trụ. Wang còn thực hiện một bài giảng vật lý cho học sinh Trung Quốc và truyền hình trực tiếp.

Ngoài ra, Thiên Cung 1 còn cung cấp hình ảnh kịp thời về trận lụt tại Dư Diêu năm 2013 và dữ liệu hình ảnh trong một thảm họa cháy rừng ở Australia, nhà chức trách Trung Quốc cho biết. 

Các nhà khoa học ban đầu dự tính trạm Thiên Cung 1 sẽ ngừng hoạt động năm 2013 nhưng thời gian tồn tại được kéo dài thêm. Tháng 3/2016, nhà chức trách Trung Quốc thông báo trạm Thiên Cung 1 ngừng trao đổi thông tin với Trái Đất, chính thức dừng hoạt động.

Thu Thảo

Let's block ads! (Why?)

Vết nứt gây lo ngại ở châu Phi sắp tách đôi

Vết nứt gây lo ngại châu Phi sắp tách đôi

Vết nứt ở tây nam Kenya. Video: BBC.

Các nhà nghiên cứu phát hiện vết nứt lớn xuất hiện hôm 19/3 ở thung lũng Tách giãn Đông Phi phía tây nam Kenya, bề rộng hơn 15 m, theo Live Science. Vết nứt xuất hiện sau những cơn mưa nặng hạt và hoạt động địa chấn trong khu vực, làm sụp một phần đường cao tốc Nairobi-Narok.

Thạch quyển của Trái Đất (gồm lớp vỏ và phần trên cùng của lớp phủ) chia thành nhiều mảng kiến tạo. Những mảng này không ổn định mà di chuyển tương đối với nhau ở tốc độ khác nhau, "trượt" trên quyển mềm. Cơ chế chính xác phía sau chuyển động của chúng vẫn là chủ đề gây tranh cãi, nhưng chắc chắn có liên quan đến những dòng đối lưu bên trong quyển mềm và lực sinh ra ở ranh giới giữa các mảng.

Những lực trên không chỉ đẩy mảng kiến tạo dịch chuyển mà còn khiến chúng đứt gãy, hình thành tách giãn và dẫn tới sự ra đời của những ranh giới mới giữa các mảng. Hệ thống Tách giãn Đông Phi là một ví dụ về quá trình này.

Thung lũng Tách giãn Đông Phi trải dài hơn 3.000 km từ vịnh Aden ở phía bắc đến Zimbabwe ở phía nam, chia mảng kiến tạo châu Phi thành hai phần không bằng nhau là mảng Somali và mảng Nubia. Hoạt động địa chất dọc theo nhánh phía đông của thung lũng tách giãn, chạy dọc Ethiopia, Kenya và Tanzania trở nên rõ ràng khi vết nứt lớn đột ngột xuất hiện.

Khi thạch quyển trở thành đối tượng chịu tác động của lực kéo căng theo chiều ngang, nó sẽ giãn ra và trở nên mỏng hơn. Cuối cùng, nó sẽ nứt gãy, kéo theo sự hình thành của một thung lũng tách giãn. Biểu hiện trên mặt đất của quá trình này là hoạt động núi lửa và địa chấn dọc thung lũng. Tách giãn là bước đầu của sự nứt vỡ lục địa và nếu thành công, nó sẽ dẫn tới sự ra đời của một bồn trũng đại dương mới. Một nơi trên Trái Đất từng trải qua quá trình tương tự là Nam Đại Tây Dương, kết quả sự phân tách từ Nam Mỹ và châu Phi cách đây khoảng 138 triệu năm.

Quá trình tách giãn lục địa đòi hỏi lực giãn đủ lớn để làm vỡ thạch quyển. Thung lũng Tách giãn Đông Phi được mô tả là rất dễ tách giãn do áp lực phân bố theo vòng tròn ở lớp phủ bên dưới. Bên dưới đường nứt gãy, sự dâng lên của chùm manti khiến thạch quyển phồng lên và yếu đi.

Các vết nứt không hình thành cùng lúc mà theo trình tự bắt đầu từ vùng Afar ở phía bắc Ethiopia khoảng 30 năm trước và lan rộng theo hướng nam về phía Zimbabwe với tốc độ 2,5-5 cm mỗi năm. Dù phần lớn quá trình tách giãn rất khó nhận thấy với tất cả chúng ta, sự hình thành của những vết nứt mới hoặc dịch chuyển quanh vết nứt cũ khi mảng Somali và Nubia tiếp tục tách rời có thể tạo ra động đất.

Phương Hoa 

Let's block ads! (Why?)