Tuesday, March 13, 2018

Tiến sĩ Việt Nam được nhà xuất bản nổi tiếng thế giới vinh danh

Tiến sĩ Phạm Thanh Phong được 5 tạp chí ISI thuộc nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan) - một trong những nhà xuất bản hàng đầu thế giới về uy tín khoa học ghi nhận là nhà bình duyệt xuất sắc. Ông đã công bố 52 công trình trên ISI, hiện là quyền Viện trưởng Viện Tiên tiến khoa học vật liệu của Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU).

"Đây là vinh dự lớn mà Ban biên tập các tạp chí dành cho tôi. Vinh dự này không thuộc về cá nhân mà là cả tập thể đồng nghiệp. Họ đã tạo thuận lợi để tôi làm khoa học và thực hiện nhiều đóng góp cho chuyên ngành", tiến sĩ Phong chia sẻ.

Tiến sĩ Phạm Thanh Phong. 

Tiến sĩ Phạm Thanh Phong. 

Để được mời làm chuyên gia bình duyệt cho Elsevier hay các tạp chí uy tín khác, nhà khoa học phải có trình độ nghiên cứu cao, công bố khoa học nổi bật, là tác giả chính của ấn phẩm khoa học. Họ còn phải đóng góp xuất sắc, nổi bật, thường nằm trong tốp 10% nhà bình duyệt được mời trong hai năm gần nhất. 

Theo các chuyên gia, bình duyệt bài báo khoa học đóng vai trò trung tâm trong quá trình xuất bản ấn phẩm khoa học. Việc này sẽ xác nhận ý nghĩa và giá trị của nghiên cứu, quyết định xem ấn phẩm ấy có xứng đáng được xuất bản trên tập san hay nhà xuất bản khoa học không.

Biên tập viên của các tạp chí khoa học thường căn cứ ý kiến bình duyệt để quyết định số phận của một công trình khoa học. Vì vậy được mời bình duyệt không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm của nhà khoa học trong cộng đồng.

Nói về người đồng nghiệp, TS Lê Văn Út - Trưởng phòng Quản lý khoa học và công nghệ, Đại học Tôn Đức Thắng cho biết, TS Phạm Thanh Phong là một trong những nhà khoa học hàng đầu của trường. Anh luôn quan tâm tới chất lượng, tức là phải công bố công trình trên những tạp chí ISI thuộc nhóm uy tín cao trong chuyên ngành và phải có trích dẫn.

5 tạp chí ISI lớn của Elsevier gồm: Materials Science & Engineering C; Ceramics International; Journal of Alloys and Compounds; Journal of Magnetism and Magnetic Materials và Physica B: Physics of Condensed Matter đã bình chọn Tiến sĩ Phạm Thanh Phong vào danh hiệu này.

Let's block ads! (Why?)

Tàu vũ trụ đến Mặt Trời có thể bay gần 700.000 km/h

Tàu vũ trụ Parker Solar Probe sẽ tiếp cận Mặt Trời để thu thập dữ liệu. Ảnh: NASA.

Tàu vũ trụ Parker Solar Probe sẽ tiếp cận Mặt Trời để thu thập dữ liệu. Ảnh: NASA.

NASA dự định phóng tàu vũ trụ mang tên Parker Solar Probe tới Mặt Trời bằng tên lửa Delta-IV Heavy vào mùa hè năm nay, Yahoo News hôm qua đưa tin. Con tàu sẽ tiến vào khí quyển Mặt Trời và hoạt động cách bề mặt ngôi sao này khoảng 6 triệu km.

NASA cũng thông báo mọi người trên thế giới có thể đăng ký tên để được đưa vào danh sách và lưu trong một thẻ nhớ gắn trên tàu vũ trụ bay đến Mặt Trời. Hạn cuối đăng ký tên là ngày 27/4.

Tàu vũ trụ đến Mặt Trời có thể bay gần 700.000 km/h

 Diễn viên William Shatner đại diện cho NASA thông báo về việc đăng ký tên. Video: NASA Goddard.

Parker Solar Probe có kích thước tương đương một chiếc ôtô nhỏ, được đặt tên theo nhà vật lý thiên văn Eugene Parker, người phát hiện ra gió Mặt Trời. Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên Mặt Trời, con tàu cùng các thiết bị sẽ được bảo vệ bởi tấm chắn bằng vật liệu carbon composite dày 11,4 cm. Tấm chắn này cần chịu được nhiệt độ có thể lên đến khoảng 1.370 độ C bên ngoài con tàu.

Vận tốc của Parker Solar Probe rất lớn. Ở điểm tiếp cận gần nhất, nó sẽ di chuyển với vận tốc khoảng 692.000 km/h, đủ nhanh để đi từ Washington DC đến Tokyo trong chưa đầy một phút, theo NASA.

"Parker Solar Probe là nhiệm vụ nghiên cứu Mặt Trời nhanh nhất, 'nóng' nhất, và với tôi là tuyệt vời nhất. Tàu vũ trụ ấn tượng này sẽ hé lộ nhiều điều về Mặt Trời, về cách ngôi sao này hoạt động mà chúng ta chưa thể hiểu rõ", nhà khoa học Nicola Fox tại Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng Johns Hopkins nhận xét.

Con tàu sẽ thu thập dữ liệu để giúp các nhà khoa học khám phá những bí ẩn như tại sao vành nhật hoa lại nóng hơn nhiều so với bề mặt Mặt Trời hay gió Mặt Trời tăng tốc như thế nào. Nó cũng sẽ giúp họ hiểu hơn về lóa Mặt Trời, hiện tượng có thể gây gián đoạn liên lạc trên Trái Đất.

Thu Thảo

Let's block ads! (Why?)

Một năm tìm kế thoát thân của cô gái Việt bị bán làm vợ

Hai ngày nay căn nhà gỗ lụp xụp nằm ở bìa rừng thuộc địa phận xã Châu Lý, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có nhiều bà con địa phương qua lại, gửi lời chúc mừng tới Vi Thị Thảo (23 tuổi) vừa được giải cứu trở về sau thời gian bị bán sang Trung Quốc làm vợ.

Căn nhà mẹ đẻ chi Thảo đang sinh sống. Ảnh: Phan Giang.

Chị Thảo đang tạm thời tá túc tại nhà mẹ đẻ, từ khi được giải cứu về Việt Nam. Ảnh: Phan Giang.

Nghẹn ngào, Thảo kể lại trung tuần tháng 10/2016 khi đang ở nhà chồng thì một người đàn ông trung tuổi và một phụ nữ (đều là anh em phía bên nhà chồng) bàn qua Trung Quốc đi làm thuê để cải thiện cuộc sống gia đình.

Do hoàn cảnh lúc đó đang có hai con gái nhỏ (2 tuổi và 4 tuổi) kinh tế khó khăn, bố đẻ lại mắc bệnh hiểm nghèo, Thảo nghe thấy xuôi tai. Bản thân mẹ chồng cũng động viên nên cô nhận lời sẽ đi xuất khẩu lao động, mong kiếm được tiền gửi về chăm con nhỏ, giúp bố chữa bệnh. 

Nửa tháng sau đó, Thảo đón xe khách ra Quảng Ninh vượt biên qua Trung Quốc. Tai đây, một người phụ nữ tên Sáu (là người thân gia đình bên nhà chồng) dằn mặt cô chỉ còn hai lựa chọn "lấy chồng hoặc vào động mại dâm" vì không còn đường về. 

Không muốn làm nghề mại dâm, Thảo đành chấp nhận nhận về chung sống với người đàn ông 24 tuổi làm nghề nông, không rõ địa chỉ. "Những ngày tháng đầu làm vợ tôi khóc lóc, van xin nhà chồng thả mình trở về Việt Nam nhưng không được, vì họ nói đã trả khoản tiền tương đương 300 triệu đồng để đưa tôi về làm vợ. Anh chồng đó hiền lành, cũng trình bày rằng anh ta là nạn nhân nên khuyên tôi chấp nhận ở lại", Thảo kể. 

Những ngày đó cũng là quãng thời gian ám ảnh nhất với Thảo, một phần vì hôn nhân không có tình yêu, một phần nhớ con và người thân ở quê nhà khiến cô suy sụp.

"Dù không bị chồng đánh đập nhưng có những đêm không ngủ, khóc và nhớ các con, tôi đã nghĩ tới cái chết để giải thoát nhưng lại thương các con nên gắng sống...", cô rớm nước mắt nhớ lại.

Vi Thị Thảo được cán bộ công an huyện Quỳ Hợp làm thủ tục trước lúc bàn giao cho gia đình. Ảnh: Phan Giang.

Vi Thị Thảo được cán bộ công an huyện Quỳ Hợp làm thủ tục trước lúc bàn giao cho gia đình. Ảnh: Phan Giang.

Để Thảo không bỏ trốn, những lúc đi vắng, gia đình nhà chồng đều khóa cổng, tường cao rào kín nhằm giam lỏng. Nhận thấy không thể trở về công khai, Thảo suy nghĩ phải tìm cách ra đi, song trước tiên phải tạo niềm tin với chồng và những người trong gia đình. Những ngày tháng sau đó, cô không còn cự tuyệt chồng mà giả vờ niềm nở, chấp nhận cuộc hôn nhân.

Lâu dần, khi tạo được lòng tin, Thảo được chồng cho đi ra ngoài lao động, hay đi chợ, rồi cho sử dụng điện thoại di động. Lợi dụng những lúc được sử dụng điện thoại, cô truy cập vào Zalo để kết bạn với người ở Việt Nam. Trong một lần may mắn, thông qua một người không quen biết ở Hà Nội, cô xin được số điện thoại của luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng, đang công tác tại TP HCM.

Một ngày cuối năm 2017, Thảo đã "kêu cứu" được tới luật sư, trình bày họ tên, nơi cư trú và bố mẹ đẻ ở quê. Do không biết địa chỉ nơi đang ở và không biết tiếng Trung Quốc nên Thảo được anh Hùng hướng dẫn dùng điện thoại chụp một số tấm biển tên đường, biển quảng cáo gần nơi đang sống để gửi cho anh, nhằm xác minh địa chỉ...

Một đoạn hội thoại mà anh Hùng đã hướng dẫn Thảo.

Một đoạn hội thoại mà anh Hùng đã hướng dẫn Thảo.

Tất cả những thông tin thu thập được, anh Hùng đã đăng lên tài khoản Facebook của công an huyện Quỳ Hợp (Nghệ An). Tiếp nhận thông tin này, công an huyện phối hợp với công an tỉnh Nghệ An và Tổ chức trẻ em Rồng Xanh đã giải cứu Thảo trở về Việt Nam ngày 9/3. 

"Từ lúc liên lạc được với anh Hùng, được hướng dẫn cách xóa tin nhắn, xóa cuộc gọi để không bị phát hiện, được nghe động viên của anh chờ giải cứu, tôi hồi hộp và lo lắng lắm. Tới lúc công an địa phương vào làm việc với nhà chồng để đưa trở về Việt Nam, tôi vẫn cứ ngỡ là trong mơ", Thảo kể. Cô cho biết rất biết ơn vị luật sư là ân nhân của mình và các cơ quan chức năng.

Thảo cho biết, do chưa có con chung với người chồng ở Trung Quốc nên trước mắt sẽ cắt liên lạc với họ. Trở về nước, hôn nhân có chút trục trặc với chồng, cô tạm thời sống tại nhà mẹ đẻ, cố gắng ổn định tâm lý để mưu sinh đồng áng, chăm con.

"Niềm vui lớn nhất của tôi là trở về vẫn được thấy hai con và mẹ còn khỏe", cô tâm sự. Điều day dứt nhất là bố đẻ đã mất ngay sau khi cô bị bán qua Trung Quốc 10 ngày.

"Gia đình Thảo có nhã ý vài ngày tới sẽ vào miền Nam gặp tôi để nói lời cảm ơn, nhưng tôi đã hồi âm rằng không phải đi lại vất vả bởi biết được hoàn cảnh của họ khó khăn. Nếu có duyên thì trong tương lại sẽ có dịp gặp nhau", luật sư Hùng nhắn nhủ với chị Thảo.

Bà Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch xã Châu Lý cho hay, cả phía gia đình nhà chồng và mẹ đẻ của Thảo đều thuộc diện hộ nghèo của xã. Cán bộ xã đã tới động viên gia đình, để họ sớm trở lại cuộc sống hàng ngày.

Ngày 11/3, công an tỉnh Nghệ An và công an huyện Quỳ Hợp bàn giao người phụ nữ 23 tuổi, xã Châu Lý (huyện Quỳ Hợp) cho người thân. Đây là nạn nhân được giải cứu từ Trung Quốc sau hơn một năm bị bán làm vợ. Nhà chức trách đang điều tra, làm rõ những người liên quan trong vụ án.

* Họ và tên người phụ nữ là nạn nhân trong bài đã thay đổi.

Nguyễn Hải - Phan Giang

Let's block ads! (Why?)

Thủ phạm khiến đê đập dễ sụp đổ

[unable to retrieve full-text content]


Cát lún dẫn đến hiện tượng thẩm lậu làm yếu nền móng của các con đê và đập, khiến công trình trở nên dễ sụp đổ.

Hành trình tìm đường trở về của cô gái Việt bị bán làm vợ

Hai ngày nay căn nhà gỗ lụp xụp nằm ở bìa rừng thuộc địa phận xã Châu Lý, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có nhiều bà con địa phương qua lại, gửi lời chúc mừng tới Vi Thị Thảo (23 tuổi) vừa được giải cứu trở về sau thời gian bị bán sang Trung Quốc làm vợ.

Căn nhà mẹ đẻ chi Thảo đang sinh sống. Ảnh: Phan Giang.

Căn nhà mẹ đẻ chi Thảo đang sinh sống. Ảnh: Phan Giang.

Nghẹn ngào, Thảo kể lại trung tuần tháng 10/2016 khi đang ở nhà chồng thì một người đàn ông trung tuổi và một phụ nữ (đều là anh em phía bên nhà chồng) bàn qua Trung Quốc đi làm thuê để cải thiện cuộc sống gia đình.

Do hoàn cảnh lúc đó đang có hai con gái nhỏ (2 tuổi và 4 tuổi) kinh tế khó khăn, bố đẻ lại mắc bệnh hiểm nghèo, Thảo nghe thấy xuôi tai. Bản thân mẹ chồng cũng động viên nên cô nhận lời sẽ đi xuất khẩu lao động, mong kiếm được tiền gửi về chăm con nhỏ, giúp bố chữa bệnh. 

Nửa tháng sau đó, Thảo đón xe khách ra Quảng Ninh vượt biên qua Trung Quốc. Tai đây, một người phụ nữ tên Sáu (là người thân gia đình bên nhà chồng) dằn mặt cô chỉ còn hai lựa chọn "lấy chồng hoặc vào động mại dâm" vì không còn đường về. 

Không muốn làm nghề mại dâm, Thảo đành chấp nhận nhận về chung sống với người đàn ông 24 tuổi làm nghề nông, không rõ địa chỉ. "Những ngày tháng đầu làm vợ tôi khóc lóc, van xin nhà chồng thả mình trở về Việt Nam nhưng không được, vì họ nói đã trả khoản tiền tương đương 300 triệu đồng để đưa tôi về làm vợ. Anh chồng đó hiền lành, cũng trình bày rằng anh ta là nạn nhân nên khuyên tôi chấp nhận ở lại", Thảo kể. 

Những ngày đó cũng là quãng thời gian ám ảnh nhất với Thảo, một phần vì hôn nhân không có tình yêu, một phần nhớ con và người thân ở quê nhà khiến cô suy sụp.

"Dù không bị chồng đánh đập nhưng có những đêm không ngủ, khóc và nhớ các con, tôi đã nghĩ tới cái chết để giải thoát nhưng lại thương các con nên gắng sống...", cô rớm nước mắt nhớ lại.

Vi Thị Thảo được cán bộ công an huyện Quỳ Hợp làm thủ tục trước lúc bàn giao cho gia đình. Ảnh: Phan Giang.

Vi Thị Thảo được cán bộ công an huyện Quỳ Hợp làm thủ tục trước lúc bàn giao cho gia đình. Ảnh: Phan Giang.

Để Thảo không bỏ trốn, những lúc đi vắng, gia đình nhà chồng đều khóa cổng, tường cao rào kín nhằm giam lỏng. Nhận thấy không thể trở về công khai, Thảo suy nghĩ phải tìm cách ra đi, song trước tiên phải tạo niềm tin với chồng và những người trong gia đình. Những ngày tháng sau đó, cô không còn cự tuyệt chồng mà giả vờ niềm nở, chấp nhận cuộc hôn nhân.

Lâu dần, khi tạo được lòng tin, Thảo được chồng cho đi ra ngoài lao động, hay đi chợ, rồi cho sử dụng điện thoại di động. Lợi dụng những lúc được sử dụng điện thoại, cô truy cập vào Zalo để kết bạn với người ở Việt Nam. Trong một lần may mắn, thông qua một người không quen biết ở Hà Nội, cô xin được số điện thoại của luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng, đang công tác tại TP HCM.

Một ngày cuối năm 2017, Thảo đã "kêu cứu" được tới luật sư, trình bày họ tên, nơi cư trú và bố mẹ đẻ ở quê. Do không biết địa chỉ nơi đang ở và không biết tiếng Trung Quốc nên Thảo được anh Hùng hướng dẫn dùng điện thoại chụp một số tấm biển tên đường, biển quảng cáo gần nơi đang sống để gửi cho anh, nhằm xác minh địa chỉ...

Một đoạn hội thoại mà anh Hùng đã hướng dẫn Thảo.

Một đoạn hội thoại mà anh Hùng đã hướng dẫn Thảo.

Tất cả những thông tin thu thập được, anh Hùng đã đăng lên tài khoản Facebook của công an huyện Quỳ Hợp (Nghệ An). Tiếp nhận thông tin này, công an huyện phối hợp với công an tỉnh Nghệ An và Tổ chức trẻ em Rồng Xanh đã giải cứu Thảo trở về Việt Nam ngày 9/3. 

"Từ lúc liên lạc được với anh Hùng, được hướng dẫn cách xóa tin nhắn, xóa cuộc gọi để không bị phát hiện, được nghe động viên của anh chờ giải cứu, tôi hồi hộp và lo lắng lắm. Tới lúc công an địa phương vào làm việc với nhà chồng để đưa trở về Việt Nam, tôi vẫn cứ ngỡ là trong mơ", Thảo kể. Cô cho biết rất biết ơn vị luật sư là ân nhân của mình và các cơ quan chức năng.

Thảo cho biết, do chưa có con chung với người chồng ở Trung Quốc nên trước mắt sẽ cắt liên lạc với họ. Trở về nước, hôn nhân có chút trục trặc với chồng, cô tạm thời sống tại nhà mẹ đẻ, cố gắng ổn định tâm lý để mưu sinh đồng áng, chăm con.

"Niềm vui lớn nhất của tôi là trở về vẫn được thấy hai con và mẹ còn khỏe", cô tâm sự. Điều day dứt nhất là bố đẻ đã mất ngay sau khi cô bị bán qua Trung Quốc 10 ngày.

"Gia đình Thảo có nhã ý vài ngày tới sẽ vào miền Nam gặp tôi để nói lời cảm ơn, nhưng tôi đã hồi âm rằng không phải đi lại vất vả bởi biết được hoàn cảnh của họ khó khăn. Nếu có duyên thì trong tương lại sẽ có dịp gặp nhau", luật sư Hùng nhắn nhủ với chị Thảo.

Bà Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch xã Châu Lý cho hay, cả phía gia đình nhà chồng và mẹ đẻ của Thảo đều thuộc diện hộ nghèo của xã. Cán bộ xã đã tới động viên gia đình, để họ sớm trở lại cuộc sống hàng ngày.

Ngày 11/3, công an tỉnh Nghệ An và công an huyện Quỳ Hợp bàn giao người phụ nữ 23 tuổi, xã Châu Lý (huyện Quỳ Hợp) cho người thân. Đây là nạn nhân được giải cứu từ Trung Quốc sau hơn một năm bị bán làm vợ. Nhà chức trách đang điều tra, làm rõ những người liên quan trong vụ án.

* Họ và tên người phụ nữ là nạn nhân trong bài đã thay đổi.

Nguyễn Hải - Phan Giang

Let's block ads! (Why?)

Con hỗn với tài xế, mẹ phạt đi bộ 7km tới trường

Đầu tuần trước, một người mẹ ở Ontario (Canada) nhận được điện thoại từ trường nói hai con tiểu học của chị cư xử hỗn láo với tài xế. Sau đó chị đã quyết định phạt hai bé đi bộ tới trường 7km.

"Điều đó khiến tôi phải làm như vậy. Sáng nay chúng tôi đã đi bộ 7km để các con thấy mỗi ngày sẽ thế nào nếu bị đuổi khỏi xe bus", người mẹ viết trên Facebook, kèm hình ảnh hai bé đang đi trên đường vắng, mỗi bé ôm một tấm biển có dòng chữ: "Chúng cháu đã cư xử hỗn với bác tài xế. Mẹ phạt chúng cháu phải đi bộ".

Hình phạt của người mẹ được đăng tải lên mạng và được chia sẻ 40.000 lần chỉ sau vài ngày, có nhiều người khen, nhưng cũng có rất nhiều người chỉ trích. Bộ phận không đồng tình cho rằng không nhất thiết phải phạt trẻ em như vậy và việc bắt các em đi bộ với quãng đường dài như vậy có thể gây nguy hiểm.

7 km vận động buổi sáng được xem là quá sức với trẻ tiểu học. 

7 km vận động buổi sáng được xem là quá sức với trẻ tiểu học. 

Người mẹ sau đó đã phải gọi điện đến Hiệp hội Trợ giúp Trẻ em (CAS) để giải thích là bé lớn có thể hiểu được mẹ dạy dỗ, nhưng con nhỏ của chị thì không, vì thế mới phải dùng đến hình phạt. Văn phòng CAS không xác nhận hoặc phủ nhận việc này có xảy ra hoặc họ có điều tra sự việc hay không.

Tờ Todaysparent bình luận, đứa trẻ cư xử xấu tới tài xế, vì thế chúng bị tước đặc quyền đi xe. Người mẹ đi bộ cùng con suốt quãng đường, vì thế chẳng có gì mất an toàn ở đây.

Tuy nhiên, 7km cho hai đứa trẻ tiểu học vận động buổi sáng và đi mất 2 giờ đồng hồ là một hình phạt quá sức. Đứa trẻ đến trường sẽ học hỏi được gì với một cơ thể mệt mỏi. Tác động tiêu cực phía sau, khi thể dục vốn là một hoạt động thể chất tốt, nhưng việc đi bộ dài như vậy sẽ tác động xấu đến ý nghĩa của thể dục trong suy nghĩ của trẻ.

Thêm vào đó, việc đăng tải hình ảnh lên Facebook để làm gì? Để đứa trẻ xấu hổ hơn, học được bài học sâu sắc hơn? Hay để người mẹ khoe khoang về cách dạy con của mình? Việc làm đứa bé xấu hổ trên mạng xã hội có phải là cách để chúng nhận được bài học không?

Chuyên trang dạy con này cho rằng, người mẹ vẫn có thể đồng hành cùng con thực hiện hình phạt trên và qua đó dạy cho bé thấu hiểu công việc của bác tài xế, xem người lái xe là một nghề đáng được tôn trọng, chứ không phải đăng lên mạng thế này.

Bảo Nhiên

Let's block ads! (Why?)

Người phụ nữ giả ngoại tình để được ly hôn

Theo tờ Stepfeed, nhiều phụ nữ Hồi giáo không có quyền gì trong việc quyết định ly hôn hay không. Vì thế, người phụ nữ này buộc phải dùng đến "biện pháp mạnh".

Cô gửi cho chồng một tin nhắn thông qua ứng dụng trên mạng, nói rằng đang có quan hệ với người đàn ông khác và muốn lấy người đó sau khi ly hôn.

Ảnh: Stepfeed.

Ảnh: Stepfeed.

Báo chí địa phương cũng đăng tải, cô đã cố tình dùng những lời tục tĩu với chồng, với mục đích làm anh ta giận, ghét và dẫn đến ly hôn.

Người chồng cuối cùng cũng tức giận. Anh ta báo cảnh sát, cáo buộc vợ có quan hệ bất hợp pháp. Ngoại tình thuộc một tội trong luật của Các tiểu vương quốc Ả rập. Lúc gửi đơn, người đàn ông này đã muốn bỏ vợ.

Tuy nhiên, khi toà án phát hiện người vợ nói dối, anh chồng ngay lập tức rút đơn kiện và giải thích muốn hoà giải. Người vợ vì không có bằng chứng phạm tội nên cũng được bãi bỏ vụ kiện. Hiện vẫn chưa rõ người vợ này có bỏ chồng được hay không.

Bảo Nhiên

Let's block ads! (Why?)