Thursday, March 8, 2018

Nữ phó giáo sư ngăn chặn bệnh từ trong trứng nước

Giải thưởng Kovalevskaia năm 2017 xướng tên phó giáo sư, bác sĩ Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học phân tử - khoa Kỹ thuật Y học, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-Protein (Đại học Y Hà Nội). Với những nghiên cứu về liệu pháp điều trị gen, chẩn đoán trước sinh, chẩn đoán trước làm tổ một số bệnh lý di truyền hay bệnh học phân tử trong ung thư, nhà khoa học sinh năm 1973 trở thành người trẻ nhất nhận giải thưởng này.

Chị Trần Vân Khánh là người Việt Nam đầu tiên triển khai thành công quy trình điều trị gen cho bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne ở mức độ tế bào. Ảnh: NVCC

Chị Trần Vân Khánh là người Việt Nam đầu tiên triển khai thành công quy trình điều trị gen cho bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne ở mức độ tế bào. Ảnh: NVCC

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố mẹ đều là thầy thuốc, ngay từ khi học trung học, chị Vân Khánh đã ước mơ trở thành bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp đại học, với mong muốn đi sâu, tìm hiểu rõ về cơ chế phân tử của một số bệnh lý, chị về công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

"Trong bốn năm làm việc tại đây, tôi được tiếp cận và làm quen với các nghiên cứu về gen, đặc biệt là hướng nghiên cứu bệnh lý di truyền. Đây là nhóm bệnh lý có tỷ lệ mắc không cao như bệnh lý ung thư hay tim mạch, nhưng mỗi gia đình khi sinh ra đứa con bị bệnh sẽ là nỗi bất hạnh, là gánh nặng lớn. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn hướng nghiên cứu này", chị Khánh nói. 

Năm 2000, chị Vân Khánh trúng tuyển sang Nhật Bản làm luận án tiến sĩ. Trong sáu năm làm nghiên cứu sinh tại khoa Y, Đại học Tổng hợp Kobe, chị tập trung nghiên cứu về "Cơ chế bệnh sinh và điều trị bệnh ở mức độ phân tử đối với bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne". Là một trong những bệnh lý di truyền phổ biến nhất ở Việt Nam và thế giới, loạn dưỡng cơ khiến bé trai có dấu hiệu suy yếu cơ ngày càng nặng dẫn đến tàn phế và mất khả năng đi lại ở tuổi 12. Bệnh nhân thường tử vong ở tuổi 20 do tổn thương cơ tim và rối loạn hô hấp.

"Tôi từng nghe chuyện một gia đình khi phát hiện hai con trai bị bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, người mẹ đã cuốn dây điện để điện giật chết cả ba mẹ con. Tôi cũng từng chứng kiến nhiều gia đình có tới bốn thế hệ sinh con bị bệnh do thời điểm đó chưa có xét nghiệm gen và tư vấn di truyền, hoặc những gia đình có con bị bệnh thì không dám sinh thêm con nữa. Những điều đó thôi thúc tôi thực hiện đề tài nghiên cứu sinh tại Nhật về bệnh này để đem kiến thức giúp ích cho bệnh nhân ở Việt Nam", chị Khánh chia sẻ.

Trở về Việt Nam, chị Khánh tham gia nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Gen-Protein (Đại học Y Hà Nội), tiếp tục đi sâu về bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne. Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc xác định đột biến trên 200 gia đình bệnh nhân, xây dựng quy trình phát hiện người mang gen bệnh cho các thành viên gia đình và chẩn đoán trước sinh cho các bà mẹ mang thai. Chị là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên triển khai thành công quy trình điều trị gen cho bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne ở mức độ tế bào.

Từ thành công trên, nữ bác sĩ cùng đồng nghiệp tiếp tục mở rộng nghiên cứu một số bệnh lý di truyền phổ biến khác ở Việt Nam, như: thoái hóa cơ tủy, tăng sản thượng thận bẩm sinh, hay bệnh Thalassemia… Cho đến nay, đã có hơn 1.000 bệnh nhân và các thành viên gia đình được chẩn đoán bằng kỹ thuật gen, phát hiện người lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh.

Chị Khánh và nhóm nghiên cứu cũng đã làm bản đồ đột biến gen của các bệnh lý di truyền thường gặp trên bệnh nhân Việt Nam, chẩn đoán tiền làm tổ một số bệnh lý di truyền, nghiên cứu về ung thư và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh. Chị đã công bố 170 bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước, tham gia báo cáo tại nhiều hội thảo khoa học.

Trong 10 năm qua, nữ bác sĩ đã chủ trì và tham gia 29 đề tài các cấp. Năm 2011, chị được nhận giải thưởng L’Oreal-UNESCO dành cho nữ khoa học trẻ có công trình nghiên cứu xuất sắc. Nhờ những kết quả trên, chị thường xuyên được mời phản biện các bài báo khoa học ở nhiều tạp chí trong nước và quốc tế, tham gia xét duyệt và nghiệm thu nhiều đề tài khoa học các cấp.

Chị đã hướng dẫn 15 nghiên cứu sinh, trong đó hướng dẫn thành công 9 tiến sĩ và đang hướng dẫn rất nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp. Với những thành tích đó, chị được nhận nhiều bằng khen của Thủ tướng, Bộ Y tế...

Chị Trần Vân Khánh đã chủ trì và tham gia 29 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Ảnh: Dương Tâm

Chị Trần Vân Khánh đã chủ trì và tham gia 29 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Ảnh: Dương Tâm

Chị Khánh chia sẻ trong quá trình nghiên cứu, chị và đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. "Điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng đủ và kinh phí nghiên cứu cho một đề tài cũng hạn hẹp trong khi nhu cầu bệnh nhân rất nhiều, giá thành hóa chất để xét nghiệm cho một bệnh nhân cao, thường dao động từ vài triệu đến vài chục triệu", chị Khánh nói.

Là phụ nữ làm khoa học, ngoài nghiên cứu, chị phải dành thời gian cho gia đình. Việc cân đối để làm tốt và hài hòa cả hai nhiệm vụ không phải dễ dàng khi ngày nào chị cũng rời phòng thí nghiệm lúc 7-8h tối.

"Có khó khăn nhưng ngược lại, tôi nhận được nhiều ủng hộ, giúp đỡ từ Ban giám hiệu Đại học Y Hà Nội, các thầy cô trong và ngoài trường, đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu Gen-Protein và sự phối hợp rất chặt chẽ của các bệnh viện. Chồng tôi cũng làm nghiên cứu nên rất hiểu và cảm thông với vợ. Đặc biệt, tôi có người mẹ hết lòng vì con, luôn giúp đỡ để con có nhiều thời gian hơn cho nghiên cứu", chị Khánh chia sẻ.

Giáo sư, bác sĩ Tạ Thành Văn, Phó hiệu trưởng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-Protein (Đại học Y Hà Nội) cho biết chị Vân Khánh được lãnh đạo Đại học Y Hà Nội mời về làm việc và tạo điều kiện để nghiên cứu khoa học. Trong quá trình công tác, chị có cống hiến rất lớn, tạo ra đột phá trong lĩnh vực bệnh học phân tử mà chị làm trưởng bộ môn.

"Đóng góp của chị Vân Khánh thể hiện cụ thể ở những công trình, đặc biệt là những quy trình chẩn đoán bệnh được ứng dụng trước lâm sàng. Cái đó rất đáng quý, tạo ra mũi nhọn, thương hiệu của Đại học Y Hà Nội trong việc chẩn đoán, sàng lọc, tiên lượng bệnh lý di truyền ở trẻ em, đề ra giải pháp chẩn đoán sớm, đem lại ý nghĩa to lớn cho cộng đồng", GS Văn nói.

Chia sẻ về dự định, chị Khánh cho biết sẽ mở rộng nghiên cứu thêm một vài bệnh lý di truyền. "Niềm vui lớn nhất của tôi là giúp các gia đình sinh được những đứa con khỏe mạnh. Nhìn nụ cười rạng rỡ của họ, nhìn những em bé lớn lên, tôi càng quyết tâm nghiên cứu sâu hơn", chị Khánh cười nói.

Giải thưởng mang tên nhà nữ toán học lỗi lạc của Nga thế kỷ 19 - Sophia Kovalevskaia bắt đầu được trao cho các nhà khoa học nữ ở Việt Nam trong lĩnh vực khoa học tự nhiên từ năm 1985, đến nay đã có 17 tập thể và 48 cá nhân được trao giải.

Năm 2017, hai nữ khoa học gia đạt giải là PGS Trần Vân Khánh (Đại học Y Hà Nội) và PGS Đinh Thị Bích Lân - giảng viên cao cấp, Viện Công nghệ sinh học (Đại học Huế).

Let's block ads! (Why?)

Wednesday, March 7, 2018

8/3 chưa có người tặng quà? Đừng lo, những sao Việt này vẫn còn đang "ế" đây này

Showbiz Việt không thiếu tin đồn hẹn hò, tin đồn chia tay đến và nhiều khi những tin đồn đó chính là án tử đối với sự nghiệp  của các mỹ nhân. Thế nhưng đối với những nhân vật dưới đây, fan hâm mộ chỉ mong mỏi 1 lần được nghe tin đồn hẹn hò để biết "chị nhà" không cô đơn mà tìm mãi, ngóng mãi cũng không có. Đã bao mùa xuân trôi qua, họ vẫn phòng đơn gối chiếc và cứ nhắc đến chuyện lấy chồng thì lại cười không nói.

1. Mỹ Tâm

Đứng đầu danh sách này chắc chắn phải nhắc đến Mỹ Tâm. Suốt bao nhiêu năm tung hoành ngang dọc Vbiz, chưa một tin đồn hẹn hò nào của "chị Đẹp" được nổ ra cho fan hâm mộ mừng. Thỉnh thoảng có một vài tin đồn chị cưới chồng nổ ra khiến fan sốt xình xịch chuẩn bị tiền mừng, thế nhưng cuối cùng vẫn là fan mừng hụt. 

Thậm chí, Mr.Đàm có lần còn chia sẻ anh tin tưởng Mỹ Tâm sẽ không lấy chồng. Mỹ Tâm cũng từng chia sẻ: "Thật ra Tâm là người rất xem trọng tình yêu, xem trọng quá mà nhiều khi không dám yêu luôn, vì khi yêu Tâm sẽ hết mình và sợ nó sẽ không như mình nghĩ".

Trong lúc chờ tình yêu đích thực đến với mình, Mỹ Tâm vẫn đẹp, vẫn quyền lực, vẫn tỏa sáng. Còn người hâm mộ vẫn một mực chờ đợi ngày hạnh phúc của "chị Đẹp" xảy đến để gửi lời chúc mừng.

2. Ngô Thanh Vân

Sinh năm 1979, cho đến giờ Ngô Thanh Vân vẫn độc thân vui tính. Xây dựng thành công hình tượng "đả nữ" đa năng và quyền lực, Ngô Thanh Vân lại không mấy thành công trong chuyện tình cảm khi cho đến thời điểm này, cô vẫn chưa công bố bạn trai của mình. Ngay chính bản thân cô cũng không hề lấy làm buồn phiền vì chuyện này. Cô tập trung vào sự nghiệp với hàng loạt dự án phim càng ngày càng chất.

3. Bảo Thy

Chuẩn bị gia nhập hội "gái ế" chính là Bảo Thy khi hàng chục năm trong nghề Bảo Thy không hề có một tin đồn tình cảm. Thế nhưng fan hâm mộ của Bảo Thy cũng đừng quá lo lắng bởi lẽ cô còn có nhiều người theo đuổi: "Tôi không sợ “ế” vì xung quanh mình luôn có nhiều “vệ tinh” theo đuổi. Ngày trước, tôi còn dự định lấy chồng sớm vào năm 26, 27 tuổi nhưng dường như kế hoạch đã bị đổ vỡ vì tôi khó tính và cẩn trọng quá. Thôi thì tuỳ vào duyên số vậy.

Let's block ads! (Why?)

Dậy sóng trước clip bố chồng đánh con dâu tới tấp vì về thăm con sau ly hôn

Đối với nhiều phụ nữ ly hôn, gia đình tan vỡ là bất hạnh lớn nhất và việc bị ngăn cấm gặp gỡ, nuôi con sau ly hôn mới thực sự là nỗi đau khôn xiết. Người phụ nữ trong câu chuyện là một điển hình về tột cùng nỗi đau ấy.

Về thăm con chưa nói được lời nào với con nhưng người phụ nữ đã bị bố mẹ chồng đuổi mắng như tát nước vào mặt. Người phụ nữ đáp trả nhẹ nhàng bao nhiêu thì gia đình chồng càng mắng chửi bấy nhiêu. Thậm chí bố chồng còn thẳng tay đánh đập dã man con dâu, mẹ chồng thì chửi bởi, xua đuổi không thương tiếc. Phẫn nộ hơn khi bố chồng thẳng tay giành cháu lại từ vòng tay mẹ mặc cậu bé khóc lóc thảm thiết.

 

Bố chồng ngang nhiên đánh con dâu khi cô về thăm con gây phẫn nộ.

Mặc dù chưa biết nguyên nhân khiến gia đình chồng cũ “ghét cay ghét đắng” con dâu như như vậy nhưng hành động đánh người, chửi bởi của gia đình trong clip trên là việc không thể chấp nhận. Đoạn clip sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã hút về hơn 1 triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Tất cả các bình luận đều tỏ ra phẫn nộ với cách ứng xử vô văn hóa, tàn bạo của gia đình người chồng cũ. Một số khác đều tỏ ra đồng cảm với người mẹ trong clip vì gánh chịu nỗi đau, nỗi tủi nhục quá lớn.

Bạn Linh Đan Phạm bình luận: Thường thì khi li hôn con nhỏ là tòa xử theo mẹ , còn con theo ba là do mẹ đồng ý giao cho ba nhung vẫn duoc quyền thăm hỏi con cái , ông nội không có quyền cấm đoán . Chẳng biết oán thù gì nhau nhưng đừng gây tổn thương cho tâm hồn trẻ thơ , không sống cùng cha mẹ đã là thiệt thòi rồi

Nickname Lê Giang nhận xét: Không biết người mẹ trong clip làm gì sai trái đến nỗi gia đình chồng ghét nhưu vậy. Nhưng hành động đánh người của bố chồng là quá sai. Hi vọng pháp luật sẽ vào cuộc để giải quyết ổn thỏa và mong đứa bé sẽ lớn lên trong môi trường tốt đẹp.

Bạn Minh Hà đồng cảm: Tôi đã từng đã bị hoàn cảnh chẳng khác gì của người mẹ này nhưng tôi đã mạnh mẽ đứng lên đòi lại cái quyền được nuôi con . Trong tay không tiền không người quen . Nhưng ngoài xã hội còn rất rất nhiều người tốt đã giúp mẹ con tôi được có nhau theo đúng nghĩa tình mẫu tử thiêng liêng. Cứ ăn mặn đi rồi khát nước và giờ có kẻ đã phải trả giá.

Clip gây phẫn nộ nhất ngày hôm nay.: Ly hôn, đến thăm con bị gia đình chồng đánh đuổi.

Let's block ads! (Why?)

Mourinho sẽ kiếm được 2 triệu euro chỉ với 4 ngày làm việc tại World Cup

Mourinho có thể nhận được tới 2 triệu euro nếu đồng ý dành 4 ngày cho để bình luận cho các đài truyền hình tại World Cup 2018.

Tôi đang tìm cơ hội để tham dự World Cup 2018 tại Nga với tư cách người bình luận, chia sẻ những quan điểm” – Mourinho nói.

Đài truyền hình BBC và ITV có vẻ như đang rất quan tâm đến việc mời Mourinho tham gia vào công tác bình luận. Một số đài địa phương ở Nga cũng đã đánh tiếng muốn có những lời bình từ Mourinho mặc dù bản quyền truyền hình chưa chắc đã mua được.

Nếu nhận lời làm việc ở World Cup 2018, đây không phải là lần đầu tiên Mourinho nhận được số tiền lớn chỉ trong thời gian ngắn. Ở World Cup 2014. Mourinho cũng từng đồng ý cộng tác bình luận cho Yahoo để nhận được 1 triệu euro.

Let's block ads! (Why?)

Hình dáng của loài gấu nước mới phát hiện ở Nhật Bản

Hình dạng của một con gấu nước trong tự nhiên. Ảnh: iStock.

Hình dạng của một con gấu nước trong tự nhiên. Ảnh: iStock.

Kazuharu Arakawa, nhà nghiên cứu sinh học phân tử tại Đại học Keio, Nhật Bản, phát hiện một loài gấu nước mới trong mẫu rêu nhỏ lấy từ bãi đậu xe của mình ở thành phố Tsuruoka, theo Live Science. Các nhà khoa học gọi loài gấu nước này là Macrobiotus shonaicus (M.shonaicus). Đây là loài gấu nước thứ 168 được khám phá tại Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One hôm 28/2.

Phát hiện loài gấu nước mới ở Nhật Bản

Loài gấu nước mới ở Nhật Bản. Video: Next.

Những con gấu nước nổi tiếng với khả năng sống sót dẻo dai. Chúng có thể tồn tại trong môi trường siêu lạnh (khoảng -200 độ C), cực kỳ nóng (149 độ C), thậm chí cả môi trường chân không với bức xạ chiếu liên tục trong không gian. Cơ thể của gấu nước trông khá tròn trĩnh với tám chân và một chiếc miệng tròn. Chiều dài cơ thể của chúng thường nhỏ hơn một milimet.  

Bề mặt trứng của Macrobiotus shonaicus khi nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: Daniel Stec.

Bề mặt trứng của Macrobiotus shonaicus khi nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: Daniel Stec.

"Hầu hết các loài gấu nước được miêu tả là sống trên rêu và địa y. Do đó bất kỳ mảng rêu nào cũng là nơi hấp dẫn đối với những người nghiên cứu gấu nước. Nhưng thật ngạc nhiên khi tìm thấy một loài mới xung quanh căn hộ của tôi", Arakawa nói.

Những con gấu nước trong mẫu rêu mà Arakawa lấy từ bãi đỗ xe khá đặc biệt. Chúng có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường phòng thí nghiệm. Arakawa phân tích trình thự gene của M. shonaicus nhưng phát hiện thấy kết quả không trùng khớp với trình tự gene của những loài gấu nước được biết đến trước đó.

Chiều dài cơ thể của loài gấu nước M.shonaicus từ 318 - 743 µm. Chúng có vẻ bề ngoài giống một con sâu bướm bụ bẫm với miệng hình chữ O. Đặc điểm kỳ lạ nhất có lẽ là trứng của M.shonaicus. Nằm rải rác trên bề mặt quả trứng hình cầu là các phần nhô ra trông giống hình chiếc ly úp ngược. Phần đầu mỗi chiếc ly lại tỏa ra những sợi nhỏ giống như sợi mì ống, Arakawa cho biết.

M.shonaicus thuộc một nhóm các loài gấu nước gọi là hufelandi. Tất cả chúng đều có trứng mang đặc điểm giống như trứng của M.shonaicus. Macrobiotus hufelandi là loài gấu nước đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1834. Người ta ban đầu phát hiện loài này ở Italy và Đức, nhưng Macrobiotus hufelandi và họ hàng của nó gần đây đã được tìm thấy trên toàn cầu.

Arakawa cho biết, chúng ta cần phải thu thập thêm nhiều gấu nước để tìm hiểu tính đa dạng và sự thích nghi của chúng theo thời gian. "M.shonaicus là loài động vật lý tưởng để nghiên cứu bộ phận sinh sản và hành vi của gấu nước", Arakawa nói. 

Thu Thủy

Let's block ads! (Why?)

Mách bạn cách làm trắng răng bằng vỏ chuối

Dưới đây là mẹo hay làm trắng răng bằng vỏ chuối mà bạn có thể tham khảo:

Sức khỏe - Mách bạn cách làm trắng răng bằng vỏ chuối

 

Bước 1: Hãy chuẩn bị một quả chuối, bạn nên chọn loại chuối càng chín càng tốt vì chúng sẽ chứa nhiều khoáng chất hơn. Lột vỏ chuối và chọn lấy một dải dài vỏ chuối có nhiều xơ bên trên để sử dụng. Lưu ý rằng tách vỏ quả chuối với bề rộng từ 3 - 5cm bạn sẽ dễ thực hiện hơn.

Bước 2: Sử dụng mặt trong của vỏ chuối chà xát lên trên bề mặt răng của bạn, cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Chú ý là hãy chà đến những vùng chân răng thường có mảng bám và bất kỳ nơi nào bạn cảm thấy rằng răng có màu không được sáng. Nhắc nhở nhỏ là khi sử dụng vỏ chuối, răng của bạn phải đang ở trạng thái khô. Chà xát xong, bạn giữ nguyên trong khoảng tầm 5-8 phút.

Bước 3: Sau đó sử dụng bàn chải đánh răng khô và chải răng như bình thường trong khoảng 1-3 phút với các chuyển động tròn khắp ngóc ngách và kẽ răng.

Bước 4: Cuối cùng, bạn làm ướt bàn chải, sử dụng thêm kem đánh răng để chải sạch bã chuối cùng những cặn bẩn trong miệng ra và súc miệng bằng nước ấm.

Thanh Bình

Let's block ads! (Why?)

Lốp xe phủ rêu có thể quang hợp và nối mạng