Monday, February 5, 2018

Phim Việt: "mối lương duyên" giữa văn học và điện ảnh

 

Có thể nói, hầu hết các bộ phim điện ảnh và truyền hình có kịch bản chuyển thể hoặc dựa theo tác phẩm văn học đều ít nhiều tạo được ấn tượng tốt và chạm được tới cảm xúc của người xem, góp phần nâng cao chất lượng của phim Việt Nam.Trên thực tế, những tác phẩm văn học như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu hoặc Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng "gây sốt" hoặc nhận được sự quan tâm đáng kể của công chúng khi được chuyển thể thành phim. Bởi văn học thông qua chữ nghĩa diễn tả tốt nhất những gì thuộc về giằng xé nội tâm, thay đổi ý thức, còn những gì thuộc về âm thanh, hình ảnh, ánh sáng... đánh động người xem thì điện ảnh phản ánh tốt hơn.

Chuyển thể không dễ

Tuy nhiên, với đặc thù ngôn ngữ thể hiện khác hẳn nhau, tất nhiên công việc chuyển thể có thể gặp nhiều khó khăn.

 

Thời gian qua đã có những đạo diễn xem văn học chỉ là chất xúc tác để làm tác phẩm điện ảnh, vì thế nhiều khi lên phim, độc giả sẽ không còn nhận ra tác phẩm văn học nữa.

Ví như khi phim Quyên được công chiếu, nhà văn Nguyễn Văn Thọ (tác giả tiểu thuyết Quyên) đã nói: "Phim Quyên là một sự kết duyên giữa văn học và điện ảnh. Đạo diễn đã làm rõ và sinh động hơn vẻ đẹp toàn vẹn, trong trắng, tinh khôi từ trong ra ngoài của người phụ nữ Việt Nam, để nàng Quyên của tôi cùng các mối tình của cô được sống thêm cuộc đời mới và khác, với đôi hài và xiêm y có cánh của nghệ thuật thứ bảy".

Tuy nhiên, vẫn có tác giả văn học không hài lòng về việc đạo diễn không chuyển thể đúng với tác phẩm văn học của họ...

Đạo diễn phải được "rộng tay"

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được chuyển thể khá sát diễn biến cốt truyện của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng đạo diễn Victor Vũ đã tiết chế hơn ở nhiều chi tiết. Chuyện lụt lội, đói nghèo... được đạo diễn kể lại qua nhiều lớp lang, uyển chuyển khiến người xem không bị ám ảnh bởi những hình ảnh tan hoang, thê lương...

Một cái khó của những nhà làm phim chuyển thể từ tác phẩm văn học là làm thế nào chuyển tải nội tâm của nhân vật. Ví dụ trong Cô gái đến từ hôm qua có đoạn khi Tiểu Li chuyển đi mà không kịp đợi cây phượng trước sân trường trổ hoa, Thư ở lại cảm nhận nỗi buồn trống vắng, mênh mông không có gì bù đắp được.

"Chuyển tải được "cảm giác buồn mênh mông không gì bù đắp được ấy" thành ngôn ngữ hình ảnh để khán giả xem phim có thể đồng cảm được không dễ dàng gì", Phan Gia Nhật Linh chia sẻ.

"Mỏ vàng" cho điện ảnh

 

Từ nhiều năm nay, chuyển thể từ tác phẩm văn học được yêu thích thành phim không phải quá mới lạ, khi đã có không ít phim điện ảnh và truyền hình được làm theo cách này.

Có thể kể đến một số bộ phim truyền hình như Đất phương Nam chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, Đất và người dựa theo tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, Đò dọc từ chùm truyện ngắn của nhà văn Bình Nguyên Lộc, Không có gì và không một ai được chính nhà văn Nguyễn Đông Thức chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của mình, Tơ hồng vương vấn, Hai khối tình, Lòng dạ đàn bà, Con nhà nghèo... chuyển thể từ các tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh, Trò đời từ tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng...

Về cơ bản, văn học là văn học, điện ảnh là điện ảnh, song trong bối cảnh phim Việt đang thiếu hụt kịch bản thì việc văn học "kết duyên" với điện ảnh sẽ tạo được nguồn đề tài phong phú. Văn học chính là "mỏ vàng" để phim ảnh khai thác, nếu biết tận dụng một cách uyển chuyển và đúng nghĩa sẽ có được những tác phẩm điện ảnh độc lập và có giá trị khác biệt.

Let's block ads! (Why?)

Biến cố kinh tế giúp cô vợ Việt 'cải tạo' thành công chồng Hàn gia trưởng

Chồng chị Minh (35 tuổi, huyện Nhà Bè, TP HCM) là người Hàn Quốc. Họ từng có một tình yêu vô cùng đẹp, nhưng cưới nhau năm đầu tiên chị Minh đã muốn bỏ ngay, vì không chịu được tính gia trưởng nặng nề của anh. Một lần cãi nhau với sếp, anh nghỉ việc rồi thất nghiệp cả năm trời, chị Minh phải gồng gánh kinh tế gia đình, không thúc chồng đi làm, dù rất nóng lòng. Như hiểu được những vất vả và sự chịu đựng của vợ, anh đã bỏ được việc căn ke, khó tính với vợ. Dưới đây là chia sẻ của chị Minh.

Tôi và chồng quen nhau khi anh sang TP HCM lập nghiệp sau nhiều biến cố xảy ra. Gặp anh ở thư viện trường đại học với cái đầu trọc, làn da trắng, dáng người cao ráo, ngày nào cũng đi học sớm, tôi bị ấn tượng ngay.

Gần ba năm yêu nhau, chuyện tình của chúng tôi đẹp như bộ phim tình cảm Hàn Quốc vậy. Lúc đó, ai cũng nói tôi may mắn khi lấy được một người chồng hiền lành, ga lăng, thành đạt. Tôi vô cùng hãnh diện vì điều đó. Sau đám cưới, tôi đi dạy tiếng Hàn cho người Việt, còn anh thì làm kỹ sư công trường. Năm đầu tiên của cuộc sống hôn nhân, tôi chỉ muốn bỏ ngay, vì không chịu nổi tính gia trưởng, khó tính của chồng.

Chồng thất nghiệp một năm, chị Minh rất nóng lòng nhưng luôn động viên anh nghỉ ngơi, giành thời gian gần gũi, chia sẻ với chồng  nhiều hơn. Ảnh: bestcalgaryhomes

Chồng thất nghiệp một năm, chị Minh rất nóng lòng nhưng luôn động viên anh nghỉ ngơi, giành thời gian gần gũi, chia sẻ với chồng  nhiều hơn. Ảnh: bestcalgaryhomes

Anh có quan niệm, chồng đi làm kiếm tiền thì vợ phải ở nhà chăm con. Người đàn ông là trụ cột của gia đình thì khi nói vợ phải nghe. Anh nói vấn đề này đúng, em phải nói là đúng. Anh thích vợ chăm con, con không được thiếu tình thương của mẹ, nhưng cũng thích vợ ra ngoài. Nhà cửa thì phải sạch sẽ, không được có một con kiến nào bò vào. Mỗi lần thấy kiến là anh quát mắng, tra khảo, rồi cứ thế vùng vằng, giận cá chém thớt. 

Tôi nóng tính, thẳng thắn và không phụ thuộc ai cả. Anh quá đáng, tôi cũng làm được. Anh quát mắng tôi trước bạn bè mình, tôi cũng không nhân nhượng. Vậy là vợ chồng mâu thuẫn. Những lần như thế, anh vô cùng lạnh lùng, ném cho vợ những lời không thương tiếc. Đó là chưa kể những bất đồng văn hóa và ngôn ngữ là một rào cản vô cùng lớn.

Dù chúng tôi thông thạo tiếng của nhau, nhưng không thể hiểu hết những tiếng lóng, tiếng địa phương. Nhiều khi, tôi nói một đằng, anh hiểu một nẻo. Tôi nói chuyện đùa bình thường, anh lại bảo mỉa mai. Đã rất nhiều lần, tôi giải thích nhưng anh không hiểu. Bởi vì, ngôn ngữ của người Hàn Quốc, những từ đùa nghịch tưởng như bình thường thì họ cho rằng là xúc phạm mình. Những mâu thuẫn của chúng tôi cứ thế chất chồng, tưởng như không tìm được lối thoát. Cho đến khi có biến cố xảy ra làm kinh tế gia đình hoàn toàn thay đổi.

Đó là năm 2009, công việc đang thuận lợi, thu nhập cao, anh cãi nhau với sếp nên nghỉ. Suốt một năm đó, anh chỉ ở nhà, không đi xin việc mới. Nói thật, kinh tế gia đình đang phụ thuộc hoàn toàn vào chồng mà anh như vậy, lòng tôi như lửa đốt. Thế nhưng, lúc đó anh đang buồn và căng thẳng, nếu mình cứ kêu ca phàn nàn chẳng hay, tôi chỉ biết động viên anh đã đi làm suốt mấy năm rồi giờ hãy nghỉ ngơi cho khỏe, nhưng thật ra, thâm tâm tôi rất muốn chồng đi làm lại.

Chồng không có thu nhập, tôi phải rút tiền tiết kiệm trước đó, đăng ký dạy thêm nhiều ca khác nhau để lo chi phí gia đình, con đi học trường quốc tế. Song song đó, tôi gắng chu toàn việc nhà, chăm sóc con cái, dành thời gian gần gũi, trò chuyện để hiểu anh hơn. Và thật vui khi nghe anh nói: “Anh rất ngưỡng mộ và trân trọng vợ. Một năm ở nhà không đi làm đã giúp anh hiểu vợ hơn, hiểu người phụ nữ Việt Nam và văn hóa người Việt Hơn”. Tôi nghe mà lòng ấm áp và rất cảm ơn một năm đó đã giúp anh thay đổi, bỏ những suy nghĩ truyền thống. Thấy con kiến trong nhà, anh nhẹ nhàng hơn và nhận ra, đó chỉ là một điều bình thường. 

Bây giờ, dù chúng tôi cũng vẫn còn những hiểu lầm về ngôn ngữ, ví dụ như lúc ba mẹ con tôi giao tiếp bằng tiếng Việt, anh chỉ biết ngồi ngẩn ngơ, vì nghe câu được câu mất và không hiểu những từ địa phương và nhiều nghĩa. Còn tôi, mỗi khi thấy chồng nói chuyện với anh trai, chị gái mặt rất rạng ngời chỉ biết đặt câu hỏi, sao với mình anh không như thế. Thế nhưng, chúng tôi khắc phục bằng cách, tự trau dồi ngôn ngữ của nhau để hiểu nhau nhiều hơn.

Những mâu thuẫn khác, chúng tôi sẽ giải quyết bằng bia, vì cả hai đều thích uống. Nghe rất buồn cười nhưng tôi lại thấy thú vị. Tối nào, con ngủ, hai vợ chồng cũng mang hai lon bia ra hiên nhà ngồi vừa nhâm nhi vừa tâm sự. Lúc đó, có chút hơi men trong người, bao nhiêu hiểu lầm, buồn bực hay không vừa lòng, chúng tôi đều nói ra hết để tìm hướng gỡ.

Nhiều người cứ đặt câu hỏi, sao tôi có thể cảm được anh chồng Hàn vô cùng khó tính và gia trưởng. Tôi nghe chỉ biết mỉm cười và nghĩ rằng, cuộc hôn nhân của chúng tôi để đến hôm nay đã chứa đựng rất nhiều nước mắt. Nước mắt của anh, nước mắt của tôi.

Gần 10 năm là vợ một người chồng ngoại quốc, tôi cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện. Tôi nhận ra, vợ chồng thì phải có tình yêu, sự thông cảm, nhường nhịn, hi sinh cho nhau. 

Phan Thân (ghi)

* Tên nhân vật trong bài đã thay đổi

Let's block ads! (Why?)

Hoa hậu Hoàng Dung diện 'cây' hàng hiệu dự lễ trao giải

Thứ hai, 5/2/2018 12:00 GMT+7

Người đẹp kết hợp váy, áo và phụ kiện của các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, tự tin sải bước trên thảm đỏ.

Tối 4/2, Võ Cảnh tham dự lễ trao giải Gala Wechoice Awards 2017, tại TP HCM.

Tối 4/2, Mrs Ao dai Vietnam 2017 - Hoàng Dung tham dự lễ trao giải Gala Wechoice Awards 2017, tại TP HCM. Cô gây ấn tượng với bộ váy đỏ rực rỡ.

Người đẹp chia sẻ

Hoa hậu tiết lộ bộ váy thuộc thương hiệu Elie Saab kết hợp cùng giày Louboutin và clutch Roger Viver phiên bản limited. Tổng giá trị trang phục, phụ kiện... của người đẹp là gần 500 triệu đồng.

Hoàng Dung tự tin tạo dáng trên thảm đỏ.

Hoàng Dung tự tin tạo dáng trên thảm đỏ.

Hoa hậu Hoàng Dung diện cây hàng hiệu dự lễ trao giải - 3

Hoa hậu có dịp hội ngộ với "nữ hoàng nội y" Ngọc Trinh tại sự kiện. Ngọc Trinh diện váy và xách túi hàng hiệu tổng trị giá hơn 200 triệu đồng đi sự kiện.

Hoa hậu Hoàng Dung diện cây hàng hiệu dự lễ trao giải - 5

Hoàng Dung chụp ảnh cùng diễn viên Quỳnh Hương.

Ngoài danh hiệu Hoa hậu, Hoàng Dung còn được biết đến là một doanh nhân thành đạt. Cô luôn đầu tư kỹ lưỡng, không ngại chi hàng trăm triệu tới cả tỷ đồng cho trang phục, phụ kiện... mỗi khi tham dự sự kiện.

Ngoài danh hiệu Hoa hậu, Hoàng Dung còn được biết đến là một doanh nhân thành đạt. Cô luôn đầu tư kỹ lưỡng, không ngại chi hàng trăm triệu tới cả tỷ đồng cho trang phục, phụ kiện... mỗi khi tham dự sự kiện. Ngoài ra, người đẹp cũng tích cực tham gia các dự án xã hội, hoạt động thiện nguyện.

Video Hoa hậu Hoàng Dung đi xe sang tới dự sự kiện:

Thu Ngân

Bạn có thể quan tâm

Bạn có thể quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Cuộc chạy trốn bất thành của vịt giữa bầy hổ

Vịt tìm cách thoát thân giữa vòng vây của bầy hổ

Một con vịt ngã xuống hồ nước trong một khu nuôi hổ ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, không may trở thành miếng mồi ngon cho hổ, MSN hôm 3/2 đưa tin.

Con vịt bơi giữa hồ nước trong khi đàn hổ tập trung trên bờ và chăm chú theo dõi. Một con hổ quyết định nhảy xuống để bắt con vịt. Nó nhanh chóng bơi ra xa trong khi hổ đuổi theo phía sau. Những người chứng kiến cho biết, con vịt cuối cùng vẫn bị hổ bắt và ăn thịt.

Trong tự nhiên, hổ là kẻ săn mồi hàng đầu và thường ăn thịt các loài động vật kích thước trung bình hoặc lớn, nhất là các loài thú móng guốc. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng ăn những động vật nhỏ hơn như chim, cá hoặc thỏ.

Thu Thảo

Let's block ads! (Why?)

Tác phẩm điêu khắc ”Steampunk”  tạo từ rác thải

Anh đã đắm mình vào loại hình nghệ thuật mới cách đây vài năm. Đó là một loại hình nghệ thuật rất kỳ lạ với đầy đủ các giải pháp và phát minh bất ngờ và nó phù hợp với một từ "Steampunk". Sử dụng các vật liệu đa dạng nhất cho công việc bắt đầu từ đồ gốm, đồ cổ và kết thúc bằng rác rưởi vô ích. Anh chia sẻ: “Tôi rất vui vì tôi có thể giúp biến đổi một thứ đã bị ném đi và vô ích cho nó cơ hội để tồn tại dưới hình dạng mới, tồn tại dưới dạng nghệ thuật”.

Chuột  chũi và con sâu

Con chuột đào đất và con sâu là tác phẩm nghệ thuật thể hiện hai khía cạnh của con người tác giả, một nửa muốn giấu mình trong ngôi nhà, nhưng sự mâu thuẫn là nhìn ra tự do bên ngoài. Mong muốn một không gian tự do như những chú sâu.

Cá voi và tàu ngầm


Đà điểu Turbo

Tác phẩm này được tạo ra khá tình cờ. Tác giả chia sẻ, đang lắp ráp tác phẩm điêu khắc ở phòng thu và trong khi tìm kiếm một bộ phận thích hợp, anh đã nhìn thấy một cái xác chết máy may cũ đã trôi dạt cách đây rất lâu.

Đó là một con chim tượng trưng cho tốc độ, sức mạnh và duyên dáng. Chi tiết chính mà quá trình sáng tạo bắt đầu là phần uốn cong duyên dáng  phù hợp với cổ của đà điểu.

Một tắc kè hoa giữa hoa

Nó là những sinh vật thú vị và kỳ diệu mà duyên dáng với màu sắc của họ và hình dáng kỳ lạ của cơ thể.

Nhà vô địch lặn (hà mã)

Ý tưởng của tác phẩm điêu khắc này được bắt đầu bởi những chiếc kéo cũ.  Tác phẩm điêu khắc trở nên thú vị, thậm chí hài hước, nhưng đó chính là mong muốn của tôi và mục đích của tôi - gây tò mò trong mọi người và thưởng cho một nụ cười.

Let's block ads! (Why?)

Võ Cảnh bảnh bao trên thảm đỏ lễ trao giải

Thứ hai, 5/2/2018 11:30 GMT+7

Nam diễn viên kết hợp áo sơ mi, vest cùng quần jeans và giày sành điệu khi tham dự sự kiện.

Tối 4/2, Võ Cảnh tham dự lễ trao giải Gala Wechoice Awards 2017, tại TP HCM. Nam diễn viên thu hút ống kính khi vừa xuất hiện trên thảm đỏ.

Tối 4/2, Võ Cảnh tham dự lễ trao giải Gala Wechoice Awards 2017, tại TP HCM. Nam diễn viên thu hút ống kính khi vừa xuất hiện trên thảm đỏ.

Võ Cảnh chọn phong cách vừa thanh lịch, vừa sành điệu khi kết hợp áo sơ mi, vest cùng quần jeans.

Võ Cảnh chọn phong cách vừa thanh lịch, vừa sành điệu khi kết hợp áo sơ mi, vest cùng quần jeans.

Diễn viên phim Sứ mệnh trái tim tự tin tạo dáng trên thảm đỏ.

Diễn viên phim "Sứ mệnh trái tim" tự tin tạo dáng trên thảm đỏ.

Võ Cảnh sở hữu khuôn mặt điển trai và được fan yêu mến bởi tính cách hiền lành, thân thiện.

Võ Cảnh sở hữu khuôn mặt điển trai và được fan yêu mến bởi tính cách hiền lành, thân thiện.

Từ khi gia nhập làng giải trí, chàng diễn viên gặp nhiều khó khăn, có lúc anh đã chùn bước, nản lòng. Khoảng thời gian khi rời công ty cũ do ông bầu Vũ Khắc Tiệp quản lý, Võ Cảnh rất hoang mang. Một mình ở đất Sài Gòn, anh không biết phải làm sao khi không có mối quan hệ, không có người chỉ bảo. Nhưng cuối cùng, nhờ có niềm đam mê với nghệ thuật, anh đã vượt qua tất cả.

Từ khi gia nhập làng giải trí, chàng diễn viên gặp nhiều khó khăn, có lúc anh đã chùn bước, nản lòng. Khoảng thời gian khi rời công ty cũ do ông bầu Vũ Khắc Tiệp quản lý, Võ Cảnh rất hoang mang. Một mình ở đất Sài Gòn, anh không biết phải làm sao khi không có mối quan hệ, không có người chỉ bảo. Nhưng cuối cùng, nhờ có niềm đam mê với nghệ thuật, anh đã vượt qua tất cả.

Võ Cảnh chia sẻ năm nay, ngoài các dự án nghệ thuật, anh còn muốn hướng tới một người nghệ sĩ có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Mới đây, nam diễn viên cùng Hoa hậu Hải Dương và MC Phan Anh có chuyến công tác tại Hà Nội để hỗ trợ những phụ nữ bị buôn sang Trung Quốc được về đoàn tụ cùng gia đình nhân dịp Tết Nguyên đán.

Võ Cảnh chia sẻ năm nay, ngoài các dự án nghệ thuật, anh còn muốn hướng tới một người nghệ sĩ có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Mới đây, nam diễn viên cùng Hoa hậu Hải Dương và MC Phan Anh có chuyến công tác tại Hà Nội để hỗ trợ những phụ nữ bị buôn sang Trung Quốc được về đoàn tụ cùng gia đình nhân dịp Tết Nguyên đán.

Thu Ngân

Bạn có thể quan tâm

Bạn có thể quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Đôi vợ chồng 36 năm tìm con thất lạc trên chuyến tàu cuối năm

Bao nhiêu năm nay cứ nửa đêm là bà Ngô Thị Thanh, 65 tuổi (Tam Hiệp, Thanh Trì) bừng tỉnh. Tiếng còi tàu rền vang trong đêm tịch mịch hệt như khoảnh khắc tàu tới ga năm đó - bà đã lạc mất con gái của mình.

Một ngày cuối năm 1981 (âm lịch), bà Thanh bế theo con trai 11 tháng tuổi và con gái Đoàn Thị Thu Hiền, 3 tuổi rưỡi ra ga Chợ Sy (Vinh, Nghệ An) chờ tàu ra Hà Nội. Ba mẹ con ngồi chờ tàu từ đầu buổi chiều. Con trai đang ốm nên quấy khóc, còn con gái thì đói, vòi mua quả bưởi. Giữa lúc đó, một phụ nữ chừng 25 tuổi lại gần chơi và nhận bế giúp bé Hiền lên tàu. 

Bà Thanh và con gái Đoàn Thị Thu Hiền. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Bà Thanh và con gái Đoàn Thị Thu Hiền. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Hơn 9h đêm tàu tới ga. Ánh sáng từ chiếc đèn măng xông duy nhất chẳng thể soi rõ ai với ai. Bà Thanh một tay bồng con trai, tay kia xách túi bám sát người phụ nữ bế con gái đằng trước. Chẳng ngờ, đoàn người phía sau dồn đẩy khiến chiếc túi trong tay người mẹ trẻ đứt dây, xổ tung đồ đạc. Vơ vội cái chăn, cái áo nhét vào túi, lúc ngẩng lên bà đã không thấy người phụ nữ bế con đâu nữa.

"Tôi hoảng sợ, nghĩ cô ấy đã lên được tàu nên tôi nhào về phía trước, cũng cố leo lên cho bằng được. Một chú thấy tôi khóc quá thì nhận bế giúp thằng bé để tôi đi tìm con, nhưng tìm hết cả khoang tàu cũng không thấy", bà kể.

Nhân viên nhà ga cũng hỗ trợ tìm hết đoàn tàu, thậm chí soi cả khu nhà chờ, gầm ghế mà không thấy bóng dáng bé Hiền và người phụ nữ kia đâu. Xót lòng cậu bé than khóc vòi mẹ, mọi người động viên bà Thanh nên về Hà Nội rồi tìm tiếp.

"Mỗi lần nhớ lại lòng tôi đau như cắt. Hôm đó con gái đòi quả bưởi mà trong người không có tiền, tôi chỉ có thể mua cho con được quả cam", bà rơi nước mắt, hối hận.

Đêm định mệnh ấy, ông Đoàn Xuân Út đang ngồi trên thùng sau chiếc xe tải ra Hà Nội. Sau hai tháng về thăm mẹ ốm, vợ chồng ông chẳng còn đủ tiền để cả nhà đi tàu, lúc đó ông thấy may mắn khi xin đi nhờ được chiếc xe này. Chiếc xe tải không mui nên không phù hợp cho trẻ nhỏ đi đêm lạnh, vì thế ông để vợ và hai con đi tàu. Cả đêm trằn trọc không thể ngủ vì nhớ con, lo cho vợ. Ngày hôm sau về đến đầu ngõ, chưa kịp dỡ đồ đạc, ông đã thấy tiếng khóc phát ra từ nhà mình. Tin con gái bị thất lạc như sét đánh ngang tai người đàn ông xứ Nghệ.

Ông Út vội lên cơ quan xin nghỉ phép để quay lại Nghệ An tìm con. Tại vùng dân cư cạnh ga Sy, những đứa trẻ chừng 12 tuổi kể nhìn thấy một bé gái có đặc điểm giống bé Hiền, bị một người đàn ông bế lên chiếc xe bò chở gạch. Xin nghỉ việc một tuần nhưng ông Út lang thang cả tháng từ huyện này sang huyện khác mà tuyệt nhiên mọi manh mối đều đi vào ngõ cụt.

Thời điểm bé Hiền mất tích, cô bé mặc một chiếc quần màu nâu được cắt từ vải quần của bố. 3,5 tuổi, bé rất bụ, da trắng, thuộc nhiều bài hát. "Ban đầu tôi vẫn hy vọng con bị thất lạc. Nếu vậy thì chắc chắn tìm xung quanh ga sẽ có tung tích. Nhưng bao năm qua không có một tin tức nào, chúng tôi tin cháu bị bắt cóc", ông Út giãi bày.

Ông Út nghĩ rằng, con gái khi thất lạc 3,5 tuổi, đã hát rất nhiều và biết tên tất cả người thân. Việc đột ngột rời xa vòng tay bố mẹ, chắc chắn là ký ức con không thể quên. Thế nhưng, những trường hợp tìm đến ông bà nhận cha mẹ đều không nhớ gì chuyện ngày nhỏ. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Ông Út nghĩ rằng, con gái khi thất lạc 3,5 tuổi, đã biết nói rất nhiều. Việc đột ngột rời xa vòng tay bố mẹ, chắc chắn là ký ức con không thể quên. Thế nhưng, những trường hợp tìm đến ông bà nhận cha mẹ đều không nhớ gì chuyện ngày nhỏ. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Hai năm sau đó, vợ chồng ông Út hễ nghe tin ở đâu có bé gái lạc cha mẹ là lặn lội đến tìm. Công an cũng giúp khoanh vùng tất cả những phụ nữ tuổi dưới 30 hoạt động ở bến tàu, song đều không tìm ra người phụ nữ nọ. Người dân ở Nghệ An ngày đó thường thấy một người đàn ông đi xe đạp, râu ria rậm rạp, đeo bức ảnh con gái trước ngực, cứ tìm con trong vô định.

Vợ chồng họ thậm chí còn tìm đến cả thầy bói, nhưng nhiều nơi phán "sinh vào giờ đó, ngày đó, không thể gặp lại".

Thời gian thấm thoát thoi đưa. Năm 2000, ông Út tình cờ đọc được trên báo Công an TP HCM về chặng đường của một cô gái 18 năm tìm bố mẹ ruột. Vợ chồng ông phấn khởi vô cùng khi lắp ghép những thông tin tuổi tác, tình cảnh lạc khá giống trường hợp nhà mình. Hy vọng vụt tắt sau khi liên hệ được tác giả bài báo và biết cô gái đó đã tìm được cha mẹ.

Đến năm 2007, chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" phát sóng, vợ chồng ông Út cũng gửi hồ sơ đến. Tin tìm con của ông bà lên sóng vài lần mà cũng không có một tia hy vọng nào...

Tháng 9/2017, sau một thời gian tham giaFacebook, ông Út nảy ra ý định đăng thông tin tìm con. Từ đó tới nay có rất nhiều người gọi đến cung cấp những trường hợp thất lạc cho ông bà. Đôi vợ chồng già đối chiếu, chọn ra các trường hợp có khả năng giống con mình nhất đi xác minh. Trong đó có ba trường hợp ở Nghệ An, Thái Nguyên và Trung Quốc, họ đã làm xét nghiệm ADN nhưng đều không đúng.

Vì một phút bất cẩn, bà Thanh đã lạc mất con. 36 năm qua, bà thắt lòng vì giây phút trước khi lạc con không thể mua cho bé quả bưởi. Ảnh: Phan Dương.

Vì một phút bất cẩn, bà Thanh đã lạc mất con. 36 năm qua, bà thắt lòng khi nhớ lại giây phút trước khi lạc, không thể mua cho con quả bưởi. Ảnh: Phan Dương.

Hy vọng cuối cùng giờ dồn vào một người phụ nữ ở Mỹ, hẹn cuối tháng 2 này sẽ về nước xác minh huyết thống. Ông Út cho biết: "Cô ấy kể thời gian trước mẹ mất mới được cho biết không phải là con đẻ mà bị bắt cóc mang sang. Do người mẹ này muốn đoàn tụ với chồng ở Mỹ, nhưng không có con nên đã làm việc này. Các thông tin chưa từng hé lộ như con gái tôi có một nốt đen trong lòng mắt thì cô gái này nói ngày nhỏ cũng có".

Bao năm qua ông Út sống trong dằn vặt. Nếu hôm đó ông không mang nhiều đồ, nếu ông đi cùng với vợ con thì con gái đã không rời xa vòng tay bố mẹ. "Giờ con lưu lạc phương nào, sướng khổ ra sao, vẫn là nỗi day dứt với vợ chồng tôi mỗi đêm nằm xuống", ông xót xa nói. 

Từ cái Tết năm Nhâm Tuấn 1982 đến Tết Mậu Tuất năm nay, tròn 36 năm, gia đình ông Út chưa bao giờ có được ngày xuân trọn vẹn. Trong tâm ông bà và ba người con đều còn đó nỗi đau lạc mất người thân, chưa biết tới bao giờ đoàn tụ...

Phan Dương

Let's block ads! (Why?)