|
Ảnh nguồn internet
|
Mới 3 năm về nhà chồng mà tôi tưởng như đã hàng thế kỷ. Tôi và mẹ anh không hợp nhau, bà thường xuyên nhiếc móc, kiếm cớ mắng chửi tôi chỉ vì tôi không có việc làm ổn định. Tôi vì không muốn kéo dài tình trạng này, mà muốn vợ chồng ra ở riêng để tránh va chạm, ngặt nỗi anh lại là con một.
Nhưng không thể còn cách nào khác được, bởi sau khi sinh cháu gái, bà càng hay mắng chửi, cũng không chăm cháu, yêu thương cháu như những người bà khác, bởi bà muốn cháu nội đích tôn. Mệt mỏi vì con nhỏ, vì mâu thuận mẹ chồng, tôi kiên quyết dọn ra ở riêng. Nhưng chồng tôi không đồng ý, và anh nói chúng tôi sẽ ly hôn một thời gian. Tôi quá bàng hoàng, tôi còn yêu anh, nhưng không chịu nổi cuộc sống như vậy.
Đã ba tháng, mẹ con tôi dọn ra ở riêng. Anh thỉnh thoảng anh vẫn ghé thăm vợ con sau mỗi giờ tan làm, nhưng chúng tôi không nói chuyện và gần gũi nhau. Tôi thất vọng về một người chồng nhu nhược như anh, tôi không hiểu chúng tôi sẽ phải kéo dài tình trạng này đến bao giờ, bởi tôi không muốn trở về căn nhà đó nữa. Nghĩ tới quyết định ly hôn thì tôi lại vô cùng do dự bởi thương con và còn yêu anh. Thời gian xa nhau, tôi cảm thấy như được cởi trói, hơn nữa có lẽ những mệt mỏi và không có sinh hoạt vợ chồng, nên tôi dần thấy mình không còn cảm xúc với anh. Đứng giữa đôi dòng nước, tôi không biết phải làm gì. Tôi cũng không biết làm sao để hàn gắn tình cảm với người chồng của mình sau bao tháng xa nhau…
Có lẽ câu chuyện trên, không quá xa lạ với nhiều cặp vợ chồng. Bởi mâu thuẫn, va chạm trong hôn nhân là không thể tránh khỏi. Tình trạng căng thẳng do chiến tranh lạnh gây ra có thể khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Chỉ cần nắm vững tuyệt chiêu sau, giải quyết chiến tranh lạnh không quá khó, đừng để tới mức phải chọn quyết định ly thân.
|
Ảnh nguồn internet
|
Nói chuyện thẳng thắn, xây dựng
Đừng để chiến tranh lạnh, hay tình trạng ly thân xảy ra trong thời gian dài. Hãy thẳng thắn ngồi xuống nói chuyện với nhau trên tình thần xây dựng, hạ thấp cái tôi của mình xuống.
Nếu cuộc hôn nhân và tình cảm này còn quan trọng, bạn còn muốn gìn giữ, hãy nghĩ lại. Một cuộc nói chuyện bình tĩnh trên tình thần xây dựng sẽ giúp hai bạn giải quyết được mâu thuẫn. Đừng quên nhận lỗi, bởi trong xung đột, ai cũng có những cái chưa đúng của mình. Chắc chắn tính chất cuộc nói chuyện trên tình thần xây dựng sẽ có hiệu quả bất ngờ.
Đừng bỏ qua cơ hội
Nếu không thể ngỏ lời xin lỗi, hay căng thẳng không thể bắt đầu cuộc nói chuyện thì một tin nhắn quan tâm, một bữa tối với những món ăn người đó yêu thích…sẽ là tín hiệu làm lành hiệu quả.
Và khi nhận được tín hiệu này của bạn đời, đừng cố chấp hay tỏ ra kiêu kì rồi lên mặt nhắc lại những sai lầm của họ nếu không muốn gia đình tan vỡ. Bởi biết đâu, đôi khi bạn sẽ không có cơ hội lần thứ hai.
Âu yếm, lãng mạn
Những cử chỉ âu yếm, lãng mạn vẫn luôn có hiệu quả giúp đối phương nguôi giận. Đó còn là cách bạn thể hiện sự “xuống nước” của mình. Sẽ chẳng trái tim sắt đá nào nỡ vô tình trước những cử chỉ âu yếm, kèm theo lời xin lỗi thật lòng.
Giận nhau đến mấy cũng ngủ chung giường
Nhiều cặp vợ chồng khi giận nhau thường không ngủ chung giường hoặc xách vali ra khỏi nhà. Tuy nhiên hành động này chỉ khiến tình trạng càng trở nên căng thẳng và khó hòa giải hơn.
Dù giận nhau đến mấy, nếu có thể ngủ chung giường, cũng là điều kiện giúp hai bạn giảng hòa nhanh nhất có thể. Sự gần gũi, tiếp xúc này sẽ là cơ hội để bạn làm hòa với đối phương chỉ với một cái ôm.
Let's block ads! (Why?)