Giờ đây bơm môi, cụ thể hơn là tiêm chất làm đầy (filler) là một trong những phương pháp tạo hình thẩm mỹ phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Với nhiều ưu điểm như thời gian thực hiện nhanh gọn, không cần nghỉ ngơi hay chăm sóc hậu phẫu phức tạp, nhiều chị em sẵn sàng chi tiền để sở hữu đôi môi trái tim, hạt lựu, môi cười như ý.
Alia Byrne - người phụ nữ Anh Quốc không ngần ngại móc hầu bao ra để chi cho thần dược làm đẹp filler. |
Tuy vậy, trước khi mơ về cơ hội nổi tiếng cùng bờ môi nhân tạo như Kylie Jenner - cô út trong nhà Kardashian, các bạn cần biết rõ về những rủi ro có thể xảy ra sau khi bơm môi.
Tờ Trí thức trẻ cho hay, các chất làm đầy sẽ được bơm vào vùng môi sau khi gây tê, sau đó sẽ dần gắn vào các tổ chức tế bào xung quanh, tạo hiệu quả vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sẽ có phản ứng phụ xảy ra khi cơ địa người bơm môi không phù hợp với đặc tính của các chất làm đầy.
Cô nàng Kylie Jenner tích cực khoe môi dày trên mạng xã hội. |
Theo bác sĩ thẩm mỹ Chiêm Quốc Thái, do giá thành của nhóm filler như Juvederm, Restylane, Teoxane, Prevelle… rất cao nên các cơ sở trên đã dùng chất liệu là silicon (thường được gọi là mỡ nhân tạo) đã bị cấm sử dụng từ lâu để tiêm cho khách hàng, hậu quả sẽ để lại rất nhiều biến chứng như: Môi bị đóng cục, hoại tử, nhiễm trùng, biến dạng môi, v.v.. khi đó khách hàng sẽ phải đến bác sĩ thẩm mỹ để phẫu thuật lấy bỏ silicon và tạo hình lại môi rất tốn kém. Và có những trường hợp biến dạng môi do biến chứng silicon không thể nào khắc phục lại như đôi môi ban đầu.
Một chất liệu khác cũng được sử dụng cho việc làm căng đầy môi là silicone lỏng. Đây là sản phẩm có độ an toàn thấp, có khả năng gây viêm nhiễm hay kích thích hình thành u xơ. Silicone lỏng và một số loại chất liệu khác sau khi bơm thường ngấm vào mô, cơ nên việc lấy ra rất khó khăn, số lượng lấy ra được rất ít.
Những bờ môi "cá dọn bể" sau phẫu thuật. |
Được biết, tất cả các biến chứng do bơm môi đều phải giải quyết bằng cách phẫu thuật để lấy chất làm đầy ra và tạo hình lại. Chất làm đầy này rất khó lấy ra hết hoàn toàn vì sau khi được bơm đã lan tỏa và lan nông ra ngoài da, nếu thủ thuật không khéo có thể gây thủng da để lại sẹo xấu.
Một trong những trường hợp bơm môi thảm hoạ từng được nhiều người biết đến là chị N.T.H. (sống tại Hà Nội) - người đã tìm đến phương pháp tiêm chất làm đầy tại một Spa tại ngõ Vạn Kiếp (phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để đôi môi được đẹp hơn. Tuy nhiên, không lâu sau đó môi chị H. bắt đầu sưng tấy, có mủ chảy dịch, đau nhức khiến chị phải đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ đã hút trực tiếp từ môi N.T. H rất nhiều chất làm đầy lẫn với mủ trắng, tuy nhiên tình trạng của chị vẫn không được cải thiện, do vậy chị H. đã được phẫu thuật để cắt bỏ phần hoại tử ở môi dưới.
Ngoài ra, việc “bơm môi” tức thì bằng các sản phẩm làm tăng kích thước môi có miệng tròn và đáy kín cũng có thể gây ra không ít tác dụng phụ. Cụ thể là:
Sưng tấy
Sản phẩm kép căng môi kỳ dị có tên Miss Pump hoạt động bằng cách kéo căng môi làm tăng lưu lượng máu ở môi. Khi đó các mạch máu được mở rộng, gây ra giãn mạch máu. Lưu lượng máu dồn lên môi sẽ gây sưng tấy.
Các bạn trẻ chạy theo trào lưu này thường nhầm tưởng làn môi căng mọng với làn môi ong đốt, thường phải mất hàng giờ để hồi phục.
Thâm tím
Tai hại hơn, có những trường hợp sau khi môi sưng kéo dài vài ngày đã chuyển màu thâm tím. Trong khi mục đích bơm môi là để làm cho các mạch máu giãn ra, làm tăng lưu lượng máu đến đôi môi, các bạn cuồng bơm môi lại "ăn trái đắng" khi chỉ cần một ít son tô lên môi, có thể bị dị ứng do môi đang sưng, màu sắc càng tím bầm.
Ngứa rát
Lúc này, chính là thời điểm làn môi "ong đốt" dễ dị ứng nhất. Chỉ cần một chút thức ăn cay, nóng, có mùi nồng, sẽ làm môi dễ bị kích ứng, cảm giác ngứa rát, sưng tấy không ngừng. Hệ quả là đôi môi bị biến dạng, khiến quá trình điều trị càng khó khăn.
Ngân Hà(Tổng hợp)