Saturday, May 6, 2017
Đây là cây gì?
Điều gì xảy ra bên trong mũi khi chúng ta ngửi?
Thứ bảy, 6/5/2017 | 07:30 GMT+7
|
Thứ bảy, 6/5/2017 | 07:30 GMT+7
|
Một người trưởng thành có thể phân biệt được 10.000 mùi khác nhau là nhờ các tế bào thụ thể khứu giác đặc biệt ở trong mũi.
Lê Hùng (Đồ họa: Rose Eveleth)
Người giữ bí mật về lạc rang 'húng lìu' phố cổ nổi tiếng
Ngồi trên sân thượng dưới cái nắng nóng ngột ngạt, mồ hôi lã chã rơi xuống khuôn mặt đỏ bừng lên vì nóng, bà Trần Thị Én, chủ cửa hàng lạc nổi tiếng trên phố Hàng Thiếc (Hà Nội) đang luôn tay đóng những mẻ lạc cuối để chuẩn bị giao cho khách hàng buổi chiều. Những hạt lạc tròn lẳn, thơm nức, mang vị thơm bùi đặc trưng khiến không gian như sánh lại.
Cái tạo nên tinh tuý "húng lìu" - theo bà Én - chính là từ mùi thơm của thuốc bắc, với 6 vị như cỏ ngọt, thảo quả, hoa hồi quế, cam thảo... Thuốc bắc xay ra, sắc lấy nước cốt, ngâm với lạc trong khoảng 20 tiếng. Lạc ngâm xong, để ráo 2-3 tiếng rồi mới cho vào rang với cát vàng đã lọc kỹ.
Một khâu không thể bỏ qua là chọn nguyên liệu ban đầu: Lạc tròn, đều, khi rang phải thơm bùi. Bà thường chọn lạc Hà Bắc trồng trên đất pha cát vì đáp ứng tốt các tiêu chí này.
"Lạc mua về rồi phải bóc tay, chứ không dùng máy, để hạt không bị vỡ dập, vì thế tốn nhiều thời gian và công sức lắm", vừa phân trần, bà vừa thoăn thoắt đúc lạc vào túi bằng đôi tay thô ráp vì bóc vỏ lạc suốt mấy chục năm.
Để sản phẩm lúc nào cũng giòn, bùi, bà Én chỉ rang chín khoảng 70% là bỏ ra, cho vào túi giấy rồi ủ trong chăn. "Khách mua lúc nào, lạc mới được lấy ra khỏi chăn, đóng túi nên vẫn còn vị ấm", bà tâm sự.
Bà Én cho lạc rang xong vào túi giấy, sau đó ủ trong chăn, khi nào khách mua mới lấy ra đóng gói. |
Không biển hiệu, không quảng cáo, lại nằm tận trên gác ba của khu nhà cũ kỹ nhưng gần 50 năm qua, khách vẫn đều đặn tìm tới tận đây để mua.
Để có được những khách hàng thân thiết, từ 20 năm trước, bà đã phải đạp xe rong ruổi hàng chục cây số, đến giới thiệu từng gói lạc giá vài hào tới các quán bia, nhà hàng...Trời càng nắng to, càng mưa gió, bà lại càng đi nhiều, vì thời tiết như vậy, người ta mới "thèm" lạc nhiều hơn. Nhờ chất lượng và hương vị không đổi theo năm tháng, nên sản phẩm bà vẫn giữ được lượng khách ổn định, cao điểm vào dịp tết có thể bán tới một tạ mỗi ngày.
"Vất vả là thế nhưng mỗi tháng tôi chỉ lời lãi 5-7 triệu, đủ tiền nuôi hai con ăn học. Mấy năm gần đây, các cửa hàng lạc rang húng lìu mọc lên ngày càng nhiều, giá cả cạnh tranh nên việc buôn bán không còn tốt như trước", bà Én tiết lộ.
Lạc phải được rang với cát vàng đã lọc kỹ để không bị sạn, giữ độ giòn, bùi. |
Hiện giờ, mỗi ngày nhà bà bán được khoảng 30-35 kg, giao chủ yếu cho các nhà hàng, quán ăn, còn lại bán cho khách lẻ. Chồng mất, bản thân cũng không còn đủ sức khỏe để đạp xe giao hàng nên bà phải thuê người hoặc nhờ con trợ giúp.
Thời gian gần đây, bà bắt đầu truyền nghề cho cậu con trai sinh năm 1991 và cô con dâu khi thấy các con hứng thú với nghề lạc rang húng lìu. Con bà chưa làm ra được những mẻ lạc ngon như bố mẹ nhưng rất chăm chỉ và chịu khó học hỏi.
Chiều muộn, trên sân thượng ngôi nhà số 35 hàng Thiếc, người phụ nữ không còn trẻ vẫn mải mốt rang, và ủ lạc. Dưới nhà, cậu con trai thay vội chiếc áo còn dính thuốc bắc, hai tay hai túi lạc to vội vã chạy xuống 3 tầng cầu thang tối hẹp để kịp giờ đưa hàng cho khách.
Tuệ Minh
10 quan niệm sai lầm về ung thư khiến bệnh nhân không được chữa khỏi
Một số người tin rằng ung thư là bệnh không thể chữa được. Số khác lại nghĩ ung thư dễ lây lan và đổ lỗi cho nhiều loại thực phẩm gây ra căn bệnh này. Chính những quan niệm sai lầm, thiếu hiểu biết về căn bệnh này khiến cho nhiều bệnh nhân mắc ung thư gặp khó khăn trong việc điều trị kịp thời và tăng nguy cơ tử vong.
Việt Nam là quốc gia thuộc danh sách nhóm có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư cao. Ước tính hàng năm có khoảng 150.000 ca mới, trong đó nam giới chiếm tới 57%.
Những căn bệnh ung thư thường được phát hiện ở người dân Việt là ung thư phổi, dạ dày, gan, đại tràng, thực quản, vú, cổ tử cung, thực quản...
Hiểu đúng về ung thư sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn (Ảnh minh họa). |
Dưới đây là những hiểu lầm về ung thư mà mọi người vẫn thường mắc phải.
1. Những người bị ung thư không nên ăn đường: SAI
Vẫn có một lời đồn thổi rằng bệnh nhân ung thư không nên ăn đường vì gia vị này có thể khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Thực tế: Đường không làm cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Tất cả các tế bào, kể cả tế bào ung thư sẽ phụ thuộc vào lượng đường trong máu (glucose) để sản sinh năng lượng.
Nhưng ăn nhiều đường không có nghĩa là tế bào ung thư tăng trưởng nhanh hay giảm đường cũng không khiến các tế bào ung thư "chậm lớn". Tế bào ung thư tăng trưởng nhanh là do tính chất ác tính của nó.
Hơn nữa, tế bào ung thư cũng không liên quan đến tinh bột. Trong khi các mô cơ thể bình thường cần tinh bột để thực hiện các chức năng hàng ngày.
Vì thế, nếu không ăn tinh bột sẽ cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.
2. Ung thư là một bản án tử hình: SAI
Thực tế: Một bệnh nhân ung thư có chiến thắng được căn bệnh quái ác và sống trong bao lâu hoặc có tử vong hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Đó là: Tùy loại ung thư, giai đoạn phát triển bệnh, diễn biến điều trị, sức khỏe tổng thể và quan trọng nhất là làm thế nào sớm phát hiện và can thiệp y tế kịp thời.
Hầu hết ung thư đều có thể chữa trị được. Là bệnh nguy hiểm nhưng 1/3 loại ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi (ở giai đoạn sớm), 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).
3. Siêu thực phẩm chống ung thư: SAI
Quả việt quất, củ dền, bông cải xanh, tỏi, trà xanh... được cho là những siêu thực phẩm có trong danh sách chống ung thư.
Thực tế: Mặc dù hàng nghìn trang web có những tuyên bố khác nhau, song không có trang nào khẳng định những thực phẩm trên là "siêu thực phẩm" chống lại ung thư. Vì vậy, bạn không cần mất quá nhiều công sức tìm kiếm "siêu thực phẩm chống ung thư".
Điều đó không có nghĩa là bạn không quan tâm đến những thực phẩm đó. Có một vài loại tốt hơn các loại khác.
Chỉ cần ăn nhiều hoa quả và rau củ, một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, bạn đã phần nào thành công trong việc ngăn ngừa ung thư.
4. Trải qua điều trị ung thư có nghĩa là không còn sống và làm việc bình thường: SAI
Thực tế: Mục đích đầu tiên của việc điều trị ung thư là chữa bệnh, giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt hơn. Mục đích thứ hai là mang lại một cuộc sống bình thường cho người bệnh.
Trong nhiều trường hợp, nhiều phụ nữ sau khi chữa khỏi bệnh ung thư đã sinh con. Nhiều người vẫn hoạt động, làm việc bình thường trở lại sau khi điều trị bệnh. Nhiều bệnh nhân khỏi bệnh ung thư đã sống hoàn toàn vui vẻ, có ích, hạnh phúc.
5. Tất cả các liệu pháp điều trị ung thư đều đau đớn: SAI
Thực tế: Một vài loại thuốc được sử dụng trong quá trình hóa trị liệu có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị... Nhưng hiện nay đã được kiểm soát và giảm thiểu tác dụng phụ tốt hơn. Một số phương pháp xạ trị, hóa trị cũng không làm đau đớn như mọi người tưởng tượng. Phẫu thuật ngày càng tinh tế, ít gây tàn phá hơn và có nhiều thuốc giảm đau tốt.
6. Bệnh ung thư có tính lây lan: SAI
Thực tế: Ung thư không phải là một căn bệnh lây nhiễm. Bệnh không lây qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, tiếp xúc...
Vì vậy, không có lý do gì để xa lánh hay phải có biện pháp phòng tránh đối với người bệnh ung thư.
7. Bệnh nhân ung thư không nên đi đám tang: SAI
Nhiều người có quan niệm, người mắc ung thư cần tránh xa đám tang vì đi dự đám tang làm cho bệnh di căn nhanh hoặc tái phát trở lại. Đây thực sự là một quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học. Phải khẳng định rằng dự đám tang không bao giờ dẫn tới việc tế bào ung thư di căn hay bệnh quay trở lại. Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt tâm lý. Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào.
Đặc tính của bệnh ung thư là tái phát và di căn. Khi đã chữa ung thư phải luôn tuân thủ việc tái khám. Nếu giai đoạn sớm, nguy cơ tái phát ít nhưng không ai dám chắc sẽ diệt được tế bào ung thư cuối cùng.
8. Bệnh nhân mắc ung thư đụng "dao kéo" nhanh chết: SAI
Đây là tư tưởng sai lầm trong cách điều trị ung thư. Không ít người khi biết mình bị ung thư đã không đến ngay các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh tuân theo phác đồ của bác sĩ mà nghe theo lời mách bảo truyền miệng dùng, uống các loại lá không rõ nguồn gốc. Người bệnh vô tình đánh mất thời gian vàng điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc lá không có hiệu quả, bệnh nặng lên, người bệnh mới quay trở lại điều trị theo lộ trình của bác sĩ thì đã muộn. Phẫu thuật là một trong những phương pháp cơ bản giúp loại bỏ tối đa tế bào ung thư.
9. Bị ung thư là do "kiếp trước" mắc tội: SAI
Câu hỏi đầu tiên mà rất nhiều người vừa phát hiện ung thư đặt ra thường là "Tại sao lại là tôi", "Tôi đã làm gì sai?"... Nhiều người tin rằng họ bị trừng phạt do kiếp trước mắc tội hoặc trong quá khứ đã làm việc không nên làm. Tâm lý người bệnh nghĩ rằng ung thư là án trừng phạt bản thân mà không hiểu phần lớn do môi trường sống.
10. Không nên bồi dưỡng cho bệnh nhân ung thư: SAI
Không ít người cho rằng bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất... còn sau giai đoạn điều trị chỉ nên ăn gạo lức, muối vừng để cơ thể gầy yếu, không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Những quan niệm sai lầm này ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị, làm giảm thời gian sống của bệnh nhân, đồng thời làm tăng tỉ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong.
Nhiều người còn truyền tai nhau rằng người mắc ung thư không nên ăn trứng vịt lộn, bởi nó sẽ làm ung thư phát triển nhanh hay tái phát. Song, theo các chuyên gia, chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh rằng ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư.
BS. Phạm Thị Việt Hương
Bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội
Những bà mẹ chồng giàu có của mỹ nhân Việt
Jennifer Phạm, Dương Trương Thiên Lý và Tăng Thanh Hà đều làm dâu trong gia đình giàu có, quyền lực tại Việt Nam.
Lê Hồng Thủy Tiên - mẹ chồng Tăng Thanh Hà
Lê Hồng Thủy Tiên sinh năm 1970, từng là một trong những nữ diễn viên được yêu thích nhất những năm 1990. Cô nổi tiếng với các phim Vị đắng tình yêu, Chân dung màu đỏ, Cô gái điên... Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Thủy Tiên chuyển hướng sang làm tiếp viên hàng không. Những chuyến bay dài không chỉ đưa cô đến với nhiều miền đất mới mà còn là điều kiện để 'nàng Anh Phương' gặp gỡ và nên duyên với doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG).
Sau khi kết hôn với ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Thủy Tiên hỗ trợ ông xã trên con đường kinh doanh. Cùng với đó, cô cũng trở thành mẹ kế của những người con riêng do ông Jonathan Hạnh Nguyễn sinh với vợ cũ, trong đó có Louis Nguyễn - người sau này trở thành ông xã của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà.
Vợ chồng Tăng Thanh Hà chụp ảnh cùng bố mẹ trong đám cưới. |
Cựu diễn viên Thủy Tiên và con dâu Hà Tăng có mối quan hệ khá hòa thuận. Cô thường xuyên xuất hiện tại các buổi khai trương cơ sở kinh doanh do Hà Tăng làm chủ. Trong khi đó, 'ngọc nữ' cũng thường giúp mẹ chồng tổ chức các sự kiện lớn của tập đoàn do bà làm Tổng giám đốc.
Nữ diễn viên Vị đắng tình yêu đã có hơn 10 năm đảm nhận vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương với hơn 25 công ty lớn nhỏ, chuyên kinh doanh lĩnh vực thời trang cao cấp. Năm 2016, Lê Hồng Thủy Tiên cùng ông xã Jonathan Hạnh Nguyễn trở thành một trong 500 người có ảnh hưởng lớn nhất làng mốt thế giới do tạp chí Business of Fashion (BOF) bình chọn.
Bà Trần Thị Hường - mẹ chồng Dương Trương Thiên Lý
Năm 2011, Á hậu Dương Trương Thiên Lý bí mật kết hôn với doanh nhân Nguyễn Quốc Toàn. Ông xã của cô sinh năm 1970, là chủ tịch HĐQT của tập đoàn Hoàn Cầu. Công ty này từng đưa cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2008 về thành phố Nha Trang và cũng là đơn vị tổ chức của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam.
Mẹ chồng của Dương Trương Thiên Lý là bà Trần Thị Hường (biệt danh: Tư Hường), một nữ doanh nhân giàu có nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng. Bà Tư Hường sinh năm 1936, xuất thân trong một gia đình nghèo khó tại Bình Định. Từ hai bàn tay trắng, bà dựng nên một tập đoàn lớn với những phi vụ làm ăn trị giá hàng triệu USD. Bà từng là chủ tịch HĐQT của tập đoàn Hoàn Cầu đồng thời nắm giữ một lượng lớn cổ phần của ngân hàng Nam Á trước khi giao lại quyền cho các con, cháu. Gia đình bà sở hữu nhiều tòa nhà, resort cao cấp tại TP HCM và Nha Trang.
Bà Tư Hường (thứ hai từ trái sang) trong đám cưới của Á hậu Thiên Lý. |
Á hậu Dương Trương Thiên Lý từng được mẹ chồng chuyển nhượng cho một lượng lớn cổ phần, trị giá hơn 100 tỷ đồng tại ngân hàng Nam Á. Từ nhiều năm nay, người đẹp đảm nhận vai trò Giám đốc quốc gia của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tại Việt Nam. Khi được hỏi về mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu với bà Tư Hường, Thiên Lý cho biết cô không muốn nói nhiều về gia đình chồng trên truyền thông. "Tuy nhiên, tôi có thể nói ngắn gọn một câu là tôi rất may mắn khi được gặp gỡ và có duyên với những người rất tuyệt vời", cô chia sẻ.
Bà Trương Thị Thanh Thanh - mẹ chồng Jennifer Phạm
Cuối năm 2012, Hoa hậu Jennifer Phạm kết hôn lần hai với doanh nhân Nguyễn Đức Hải. Chồng cô là con cả trong một gia đình tri thức có tiếng với cha là Tiến sĩ khoa học, mẹ là doanh nhân Trương Thị Thanh Thanh, cậu ruột là Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT.
Mẹ chồng của Jennifer Phạm là một trong những người sáng lập Tập đoàn FPT và là từng Giám đốc FPT TP HCM. Bà từng nhiều năm lọt vào top 50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh công việc kinh doanh, bà Trương Thanh Thanh còn dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng và đi đầu trong phong trào xây dựng các doanh nghiệp xã hội. Trước khi gia nhập FPT, bà Trương Thanh Thanh từng có 20 năm làm giảng viên đại học.
Gia đình Jennifer Phạm và bố mẹ chồng trong tiệc thôi nôi con gái. |
Năm 2012, khi được hỏi về mối quan hệ của con trai với Hoa hậu Jennifer Phạm, bà Thanh cho biết: "Tôi luôn tin tưởng và tôn trọng những quyết định của các con. Hạnh phúc của các con cũng là hạnh phúc của đại gia đình chúng tôi". Sau khi đón Jennifer về làm dâu, bà không chỉ dành cho cô mà cả con trai riêng của cô nhiều yêu thương, trân trọng. Trong một số bức ảnh hoặc những lần xuất hiện chung tại các bữa tiệc gia đình, Jennifer Phạm và mẹ chồng luôn dành cho nhau những cử chỉ thân thiết.
Friday, May 5, 2017
Cô bé khiếm thị 9 tuổi gây xúc động trong tập 1 Vietnam Idol Kids
Quỳnh Như |
Bé Nguyễn Đàm Minh Hiền mặc dù không thể nhìn thấy ánh sáng nhưng rất lạc quan về tinh thần.
Trong tập 1 của Vietnam Idol Kids mùa hai, phát sóng vào tối 5/5, cô bé khiếm thị Nguyễn Đàm Minh Hiền (9 tuổi) đã gây xúc động cho bộ ba giám khảo Văn Mai Hương, Isaac, Bích Phương về giọng hát đầy cảm xúc. Theo tiết lộ của mẹ bé, Minh Hiền vừa mới chào đời đã bị bệnh rop về mắt (bệnh võng mạc ở trẻ sinh non). Dù đã được gia đình đưa đi chữa khắp nơi nhưng cô bé vẫn không thể nhìn thấy ánh sáng. "Ban đầu cháu khá chậm so với các bạn nhưng từ khi được vào trường học, cháu hoà nhập tốt, vui vẻ với bạn bè. Cháu được tính cách lạc quan, tự tin còn hơn cả mẹ", mẹ Minh Hiền tâm sự. |
Ở vòng Audition ở khu vực phía Bắc, Minh Hiền đã thể hiện ca khúc 'Con yêu mẹ' rất tình cảm. Văn Mai Hương khen ngợi cô bé hát hay và có chất giọng khàn đầy cảm xúc. |
Bộ ba đã quyết định trao tấm vé vàng cho Minh Hiền để cô bé có cơ hội thể hiện tài năng ở vòng sau. |
Đào Mạnh Cường (13 tuổi) với tính cách lém lỉnh và biệt tài hát nhạc chế cũng là gương mặt gây ấn tượng trong tập 1. Cậu bé đùa giỡn với ban giám khảo khi lồng ghép thông tin về cuộc thi và 'đặc điểm nhận dạng' của 'chị Mai Hương, anh Tuấn Tài và cô Bích Phương' vào ca khúc 'Thật bất ngờ'. Văn Mai Hương cho rằng, cậu bé là thí sinh thú vị, Isaac khen kỹ năng biểu diễn của cậu bé gần như tuyệt hảo nhưng Bích Phương lại đánh giá, giọng hát của bé chưa xuất sắc. Dẫu vậy, với sự thông minh và tính cách đặc biệt, Mạnh Cường vẫn có được tấm vé vàng. |
Bé Lê Uyên Nhi (11 tuổi) không chỉ có ngoại hình đáng yêu mà còn thu hút ban giám khảo bằng giọng hát tình cảm, tự nhiên qua ca khúc 'Ba kể con nghe'. Giọng ca của Uyên Nhi khiến Isaac liên tưởng đến nữ đồng nghiệp Bích Phương. Anh nhận xét, cô bé 11 tuổi giống giọng ca 'Có khi nào rời xa' ở cách xử lý tinh tế và những đoạn phiêu nhẹ. Văn Mai Hương cũng đánh giá cao Lê Uyên Nhi về cách nhả chữ, hơi thở đều. |
Sớm được bà phát hiện và tạo điều kiện để theo học hát ca trù cùng các nghệ nhân từ năm lên 4, Nguyễn Thục Trinh đã mang đến một màu sắc âm nhạc đặc biệt cho Vòng thử giọng khu vực phía Bắc. Cho thấy khả năng hát chầu văn và ca trù xuất sắc khi thể hiện bài hát “khó nhằn” như “Cô đôi thượng ngàn”, cô bé 9 tuổi này đã làm ban giám khảo phải tròn mắt kinh ngạc và không ngần ngại trao tấm vé vàng. |
Đến từ Lai Châu, cô bé dân tộc Mông, Vừ Thị Linh (11 tuổi) bộc lộ niềm đam mê ca hát từ khi còn bé và có thể hát mọi lúc mọi nơi. Yêu thích và tự hào vì mình biết hát, cô bé đến với Vietnam Idol Kids và lôi cuốn ban giám khảo bằng giọng hát trong trẻo cùng phong cách trình diễn tự tin trong ca khúc “Đi học xa”. Văn Mai Hương nhận xét, giọng hát cô bé là “âm thanh trong trẻo như tiếng suối và phát ra một cách rất tự nhiên”. Vừ Thị Linh đã được 3 giám khảo đồng tình trao cho tấm vé vàng. Quá hạnh phúc và vui mừng trước cơ hội thực hiện “ước mơ trở thành ca sĩ”, cô bé đã bật khóc trong vòng tay siết chặt của bố. |
Cậu bé Nguyễn Quốc Đạt gây ấn tượng với ban giám khảo về ngoại hình điển trai và phong cách thời trang bắt mắt. Cậu bé được bố mẹ tạo điều kiện theo học các bộ môn nghệ thuật tại Hà Nội như ca hát và nhảy múa. Tại vòng thử giọng, Quốc Đạt chứng tỏ sự đa tài về ca hát, khả năng beatbox và vũ đạo rất điêu luyện. Đó cũng là lý do giúp cậu bé dễ dàng chinh phục bộ ba giám khảo. |
Dù không lọt vào vòng trong nhưng bé Nhật Mai lại khiến 3 giám khảo thích thú vì giọng nói ngọng dễ thương và vẻ hồn nhiên. Cô bé nhất quyết đòi vé vàng chứ không chịu nhận đồ chơi mà Văn Mai Hương, Bích Phương và Isaac tặng. |
Hai anh em song sinh Hà Trọng Vũ - Hà Trọng Sáng (10 tuổi) đến từ Thanh Hoá thể hiện 'Ôi quê tôi'. Văn Mai Hương trao tấm vé vàng vì cả hai có sự ăn khớp trong việc hát bè. |
Cậu bé Hà Nguyên Vũ (12 tuổi) đến từ Hà Nội cũng là một trong những thí sinh may mắn lọt vào vòng trong. |
Ảnh: Thành Đạt