Thursday, May 4, 2017
Khoa học chứng minh: Chồng càng làm nhiều việc nhà, gia đình càng dễ đổ vỡ
Mới đầu năm nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đã đi tới kết luận: đàn ông chỉ thực sự hạnh phúc khi chia sẻ việc nhà với vợ mình.
Dựa theo khảo sát từ hơn 30.000 người đến từ 34 quốc gia, phía Cambridge cho rằng, càng làm nhiều việc nhà, lợi ích mà cánh đàn ông thu về càng lớn, như sống lâu, hay hạnh phúc hơn là một ví dụ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), các nhà khoa học tại đây lại chứng minh điều ngược lại. Đó là: đàn ông càng làm nhiều việc nhà, gia đình càng dễ đổ vỡ.
Để đi tới kết luận này, các nhà nghiên cứu tại Na Uy đã theo dõi hành vi, quan điểm về việc nhà, cũng như hình thức chăm sóc con cái của gần 20.000 người đàn ông và phụ nữ tuổi từ 18 - 79. Tham gia vào cuộc nghiên cứu trên, các ứng viên sẽ phải trả lời các câu hỏi về: bình đẳng giới, phân chia việc nhà, phân chia chăm sóc con cái.
Kết quả là 11% phụ nữ làm tất cả, hoặc phần lớn việc nhà. 60% cặp đôi cho thấy phụ nữ cơ bản vẫn làm nhiều việc nhà hơn đàn ông. Và chỉ 25% là có sự phân chia việc nhà ngang bằng - chủ yếu là các cặp đôi trẻ tuổi, hoặc chưa có con cái.
Cũng theo báo cáo này, các cặp đôi có chồng làm nhiều việc nhà (nhiều hơn so với phụ nữ) thường có khả năng ly dị cao hơn.
Lý giải cho kết luận trên, các nhà nghiên cứu phỏng đoán, các cặp đôi theo xu hướng truyền thống - phụ nữ sẽ chăm lo việc nhà là chính, sẽ trân trọng giá trị hôn nhân hơn so với các cặp đôi hiện đại - việc nhà được chia đôi, hoặc đàn ông có thể làm nhiều việc nhà hơn.
Theo ông Thomas Hansen - một tác giả thuộc nhóm nghiên cứu của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), mấu chốt của vấn đề nằm ở tư tưởng hôn nhân "hiện đại".
Chuyên gia này cho rằng, nếu các cặp đôi hiện đại có xu hướng "sòng phẳng" trong chuyện phân chia việc nhà, thì tình cảm, hôn nhân cũng rất dễ sòng phẳng. Nghĩa là nếu không hài lòng, hay không vừa ý, họ có thể nghĩ ngay đến chuyện ly hôn mà không do dự.
Vô hình trung, điều này dẫn đến nguy cơ gia đình đổ vỡ lớn hơn.
Chuyên gia Thomas Hansen đưa ra dẫn chứng: "Ở các cặp đôi hiện đại, người vợ thường có học vấn tốt, công việc ổn định, do đó, họ ít bị phụ thuộc vào người đàn ông của mình về mặt tài chính. Suy ra, nếu cuộc hôn nhân tan vỡ, họ sẽ dễ dàng xoay sở hơn - quyết định ly hôn đưa ra dễ dàng hơn".
Ông cho rằng, nhiều người sẽ nghĩ, phần lớn các vụ đổ vỡ trong hôn nhân sẽ xảy ra ở các gia đình phân chia đầu việc ít công bằng. Thế nhưng, nghiên cứu tại Đại học Oslo và Akershus (Na Uy) lại cho thấy điều ngược lại.
Theo ngài Thomas Hansen, các cặp đôi sẽ chỉ thực sự hạnh phúc khi họ có vai trò được phân định rõ ràng, ít bị đem ra so sánh, ai nhiều ai ít hơn để nhận về sự bình đẳng.
Tác giả giải thích, việc phân chia công việc nhà theo truyền thống có thể dẫn tới "ít cãi cọ vặt vãnh hơn". Vì một khi vai trò đã rõ ràng, người ta sẽ tránh được tâm lý tại sao tôi làm nhiều mà anh được quyền làm ít.
Cách trồng 6 loại cây ăn quả đơn giản không ngờ tới
1. Bơ
Cách này giúp bơ mọc rễ trước khi bạn đem trồng xuống đất.
2. Cam chanh
Không cần phơi khô hạt chanh trước khi trồng. Để nơi ẩm và nóng như ở nóc tủ lạnh, cạnh bồn nước.
3. Dứa
Để ngọn dứa khô 2-7 ngày, sau đó mới cắm vào cốc nước, với mực nước đến 1/4 ngọn dứa. Cứ một tuần thay nước một lần. Sau 2-3 tuần nó sẽ ra rễ và bạn có thể trồng khi rễ đạt 5-7 cm.
4. Cà chua
Cắt đôi quả cà chua vùi sâu trong chậu đất. Tưới nước, đặt ở nơi ấm như trên nóc tủ lạnh.
5. Dâu tây
Bạn nhớ làm sạch và phơi khô hạt. Tưới nước mỗi ngày và chuyển ra chậu to trồng khi cây lên lá thứ 3.
6. Mâm xôi
Lấy hạt rửa sạch, phơi khô, cho vào chậu đất. Giống như dâu tây, cây mâm xôi cần ươm mầm ở nơi mát mẻ.
Cảnh báo từ sự việc em nhỏ suýt chết đuối trước mắt hàng trăm người
Mấy ngày nay, mạng xã hội lan truyền một đoạn video ghi lại cảnh cậu bé chừng trên 10 tuổi suýt chết đuối tại một khu vui chơi dưới nước ở Ba Vì, Hà Nội hôm 1/5. Sóng nước bồng bềnh khiến cơ thể em có lúc lật úp rồi ngửa lên khiến nhiều người đứng trên bờ hay bơi ngay sát đó tưởng em đang chơi đùa, thả nổi.
Vài phút sau, một cô gái trẻ mới bơi lại gần, hô người xung quanh tới giúp đưa em vào bờ. Theo thông tin từ ban quản lý khu vui chơi, cậu bé này sau khi được sơ cứu đã tỉnh lại.
Những trường hợp trẻ gặp nạn khi vui chơi, bơi ở bể, kể cả lúc đông người, không phải là hy hữu.
Tháng 6/20016, một bé trai 10 tuổi ở thành phố Vinh, Nghệ An, đã tử vong ngay ở buổi đầu học bơi. Bể có biển báo mực nước sâu nhất là 1,8 m, nước màu xanh đục nên khi em chìm dưới đáy bể mà thầy giáo không hề biết. Cũng trong tháng 6, tại Hà Tĩnh, một trẻ 10 tuổi cũng chết đuối khi bơi tại bể ở địa phương.
Trước đó, hầu như năm nào nước ta cũng ghi nhận các trường hợp trẻ đuối nước khi nghịch, bơi ở các bể, sông, hồ.
Các tai nạn đuối nước trẻ em cũng xảy ra ở khắp nơi trên thế giới khi người lớn lơ là. Tại Trung Quốc, một em bé 4 tuổi đã chết đuối trong hồ bơi khi mẹ mải nhắn tin, không chú ý tới:
Ngay cả ở Mỹ, những tai nạn như thế này cũng xảy ra:
Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm E-Bơi, Hà Nội, đuối nước là tai nạn thầm lặng nhưng kinh hoàng. Nó xảy ra rất nhanh, chỉ vài phút là có thể lấy mạng nạn nhân. Khi bị sặc nước, dù ở chỗ nông, trẻ không thể kêu cứu nên nếu mọi người xung quanh không để ý sẽ khó phát hiện. Nếu thấy trẻ hoảng loạn nhô lên hụp xuống, tay chân khua đạp loạn xạ hoặc nằm xuội lơ trong nước lâu... thì cần lập tức tới giúp, đưa lên bờ, sơ cứu.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ tại các bể bơi trong mùa nóng, cha mẹ cần chú ý:
- Luôn có người lớn trông chừng khi trẻ bơi ở bể, hồ, biển. Đừng bao giờ để trẻ đi một mình mà không có người lớn đi kèm.
- Luôn tuân theo các quy định của bể bơi.
- Nhắc trẻ chỉ đi bộ chậm, không chạy nhảy tại bể bơi để tránh các tai nạn trượt ngã.
- Cho trẻ chơi, bơi ở chỗ nông.
- Không cho trẻ ăn quá no hay nhai kẹo cao su khi bơi vì có thể bị sặc.
- Nên chọn bể bơi có đầy đủ bảo vệ, cứu hộ túc trực nghiêm túc, có trang thiết bị y tế cần thiết trong trường hợp xảy ra sự cố.
Vương Linh
Chàng trai Đồng Tháp có vẻ ngoài giống Rap Monster (BTS)
CƠ HỘI THỬ LÀM HOT TEEN CÙNG THEGIOITRE.VN
Jason Vũ tên đầy đủ là Vũ Lê Huỳnh Thọ, sinh năm 1993. Anh sinh ra và lớn lên tại thành Phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. Hiện tại, Jason Vũ đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tên tuổi của chàng trai đến từ Đồng Tháp được nhiều bạn trẻ biết đến sau khi xuất hiện vào vai Vũ, vai thứ chính trong phim ngắn triệu views phim “Sắp Ra”. |
Không những vậy, người xem khá bất ngờ khi anh chàng sở hữu khuôn mặt có nét giống như Rap Monster, trưởng nhóm trẻ tuổi của nhóm nhạc tài năng BTS. Đặc biệt, Jason Vũ còn có lúm đồng tiền bên má trái, hệt như Rap Monster. |
Bên cạnh diễn xuất, Jason Vũ còn có tài lẻ là hát và nhảy. |
“Lúc tiếp xúc, mọi người thường nói rằng khá bất ngờ bởi mình lại có nét giống Monster đến như vậy. Được các bạn biết đến mình nhiều như thế, mình cảm thấy rất vui. Và càng hạnh phúc hơn nữa khi năng khiếu diễn xuất của mình được nhiều bạn trẻ yêu thích và công nhận. Điều đó làm mình vô cùng cảm kích.”- Anh chàng chia sẻ. |
|
“Trong tương lai, mình sẽ cố gắng tích cực tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật để phục vụ khán giả hơn nữa. Trong thời gian sắp tới, mình sẽ tích cực tham gia các bộ phim ngắn cũng như phim điện ảnh. Mình sẽ cố gắng để gặt hái nhiều thành công khác cùng ekip Phim Sắp Ra. Hy vọng, sẽ luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của tất cả mọi người.” Jason Vũ cho hay. |
Bạn đọc có những câu chuyện, hình ảnh ý nghĩa phù hợp với chuyên mục Sống Trẻ, Guu, Showbiz của thegioitre.vn muốn chia sẻ tới cộng đồng, có thể gửi về hòm thư: dongvu@infonet.vn hoặc điện thoại 097.4569.097.
Cháu bé có u quái trên mặt: Con ăn cái, bố húp nước mỳ tôm cầm hơi
Cháu Cầm Thị Chiến (sinh năm 2007, dân tộc Thái, quê ở Cẩm Văn Le, xã Chiềng Cang, sông Mã, Sơn La) khi sinh ra chỉ có 1 chấm đỏ ở mắt phải. Nhưng khi cháu 1 tuổi, gia đình mới giật mình phát hiện ra “nốt” đã to bằng ngón tay út. Bố cháu đưa đi khám, bác sĩ bảo để khối u phát triển to hơn thì xuống Hà Nội kiểm tra. Năm 2010, gia đình đưa Chiến xuống xuôi, nhưng lúc đó, không có can thiệp gì nhiều.
Cháu Cầm Thị Chiến với khối u không ngừng to lên ở mặt. |
Đến năm 4 tuổi, khối u quái phát triển nhanh chóng nhưng gia đình đành ngậm ngùi nhìn khối u to dần cũng chỉ tại nghèo. Thậm chí, bố Chiến còn bảo: Em không cho con đi khám vì nghe nói không chữa được, người bố trẻ thỉnh thoảng lau từng giọt dịch trên khối u của con vừa trầm giọng kể.
Theo năm tháng, Chiến lớn lên với khối u lúc lỉu trên mặt. Nó to dần và phá hỏng đôi mắt của em. Từ năm 3 tuổi, mắt phải của Chiến hỏng hẳn, không nhìn thấy gì nữa. Đến tuổi đi học mẫu giáo, bố Chiến nói cô giáo không nhận con vì sợ bạn chạm vào khối u. Tuổi thơ của Chiến quanh quẩn góc nhà, chơi đùa với mấy chị em họ.
Em vẫn vô tư sống trong khi đó, gánh nặng kinh tế đè nặng lên vai bố mẹ Chiến: Nuôi cha mẹ già, 3 con thơ. Chiến là con đầu, bé gái thứ 2 sinh năm 2009 nhưng bị khối u ở xương cùng cụt, bác sỹ đã cắt nhưng đi vệ sinh không tự chủ, luôn cần mẹ chăm sóc. Đứa con thứ 3 sinh năm 2013 may mắn khỏe mạnh.
Khối u đã phá hủy một bên mắt cháu Chiến, nếu không phẫu thuật sớm, khối u sẽ xâm lấn vào não. |
Tuổi thơ ấy cứ dần qua đi, nhưng rồi một ngày, con gặp được bác sĩ Hạnh, từng công tác tại Học viện Quân y, bác sĩ Hạnh cùng các nhà tài trợ cung cấp tiền đưa con xuống viện Bỏng Quốc gia để phẫu thuật.
Gặp Chiến, con tươi lắm. Dường như khối u ấy không làm cản trở những mong ước của con bé. Con bảo: “Bình thường, con không đau, chỉ khi chạm mạnh vào u thì mới đau thôi.” Chiến bẽn lẽn cười, thỉnh thoảng, con lấy khăn lau những giọt dịch chảy tong tong từ khối u, chỗ gần con mắt đã hỏng nặng.
Bố Chiến kể, ở nhà con có bị trêu là “quả” và con nghe quen rồi. Con khá khó khăn trong sinh hoạt, không đi học được. Ấy vậy mà, con có thể đọc viết được tiếng Việt, sau khoảng 1 tuần mẹ dạy ở nhà. Cho dù không được đến trường nhưng Chiến học nhanh, làm việc nhà cũng khá nhanh nhẹn, con nhóm bếp lửa, cho gà ăn, cho bò ăn cỏ, quét nhà… Cô bé mắt đen láy từng chia sẻ với bố: “Con muốn chữa khỏi mắt. Con muốn đi học”.
Khi chúng tôi đến thăm ở viện, Chiến còn cầm bút và giấy để viết. Con bé say mê đến lạ với những con chữ và những phép nhân.
Nói về Chiến, anh Trần Bá Đông, một phụ huynh đi chăm con cùng phòng chia sẻ: Ở đây, mọi sinh hoạt cá nhân, Chiến đều tự làm, tự đi lấy cơm từ thiện, xuống đây quen rồi con tự đi chơi, đi lấy cháo từ thiện. Đến mình lắm lúc còn lúng túng, còn con nhanh lắm. Không hề ngại ngùng với khối u trên mặt, con vẫn vô tư, chơi đùa cùng các bệnh nhân trong phòng.
Cô bé đáng yêu ấy dường như sẽ có một tương lai tốt đẹp khi hội chữ thập đỏ gọi điện bảo bố Chiến đưa con xuống Hà Nội vì có nhóm từ thiện giúp tiền ăn, tiền khám. Nhóm từ thiện đã đi cùng con để khám, chụp chiếu hết 4,5 triệu đồng, cho thêm tiền ăn 2,5 triệu đồng. Nhưng tiền ăn đã gần hết sau gần 1 tháng 2 bố con cùng ở viện.
Chị Hường, điều dưỡng tại viện Bỏng Quốc gia kể: Hôm nọ thấy bố Chiến nói tình hình này có khi phải về vì tiền ăn được nhóm từ thiện cho sắp hết, không có tiền để hai bố con cầm cự nữa.
Theo như bố Chiến nói thì, gia đình Chiến mỗi tháng được chính quyền hỗ trợ 945 ngàn đồng. Ông bà Chiến đã già ngoài 80 tuổi, phải uống thuốc hàng ngày.
Hai bố con dắt tay nhau lên Hà Nội chữa bệnh, tiền thì không có, được nhà hảo tâm cho bao nhiêu thì dùng để làm xét nghiệm và ăn uống bấy nhiêu.
Chiến học rất nhanh và say mê tự làm toán ở viện. |
Mấy hôm rồi bố Chiến bị ốm nên tiền ăn đã thiếu nhưng vẫn phải mua thuốc. Bữa sáng thì úp gói mỳ, con ăn cái, nếu còn nước thì bố húp nốt. Bữa trưa và tối, mua suất cơm 30 ngàn, con ăn trước, còn thì bố ăn.
“Thôi thì hoàn cảnh vậy, biết làm sao bây giờ”, bà Hiệu, cùng phòng Chiến lại gần tâm sự hoàn cảnh của 2 bố con.
Theo hồ sơ bệnh án, khi nhập viện, Chiến tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Bệnh nhân Chiến có khối u vùng mặt từ nhỏ, 2 tháng nay xuất hiện nhiều vét loét. Các bác sỹ chẩn đoán, Chiến bị viêm loét trên nền khối u xơ nhầy vùng mặt. Phiếu sinh thiết ngày 14/4 cho thấy đây là u quái mắt phải, u gồm các tế bào có nhân nhỏ dài, chất mầu mịn, nơi nằm tập trung, nơi rải rác trong nền chất nhầy.
Trao đổi với phóng viên Đời sống pháp luật, PGS.TS. Vũ Quang Vinh - Phó chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ - Viện Bỏng Quốc gia kiêm Chủ nhiệm bộ môn phẫu thuật tạo hình Học viện Quân y cho biết: Chúng tôi đang đợi ý kiến của 2 chuyên gia từ BV Bạch Mai và BV Răng Hàm Mặt Trung ương để cùng phối hợp phẫu thuật khối u cho bệnh nhân, vì khối u liên quan đến nhiều tổ chức trên khuôn mặt.
Cả 2 bố con Chiến đều mong chờ “phép màu” từ bàn tay các bác sĩ.
Trong cuộc trò chuyện, con bé thỉnh thoảng len lén nhìn tôi bằng con mắt thông minh còn lại, miệng bẽn lẽn, nó bảo: Mong bác sỹ bỏ khối u lắm, để con được đến trường.
Theo ĐSPL