Saturday, February 4, 2017

Cặp tình nhân hạnh phúc dù hay bị nhầm là mẹ con

Mặc dù thường xuyên bị nhầm là mẹ và con trai, chị Jill Carpenter, 50 tuổi và chàng thanh niên 20 tuổi Eric Langley, ở California, Mỹ, tin rằng họ yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên và tình cảm này sẽ lâu bền.

Bố mẹ của Eric đều trẻ hơn Jill và không chấp nhận mối quan hệ. Họ cho rằng con trai mình nên hẹn hò với người cùng độ tuổi. Dù vậy, cặp uyên ương quen nhau qua mạng này vẫn quyết tâm ở bên nhau và vừa kỷ niệm một năm ngày yêu.

cap-tinh-nhan-hanh-phuc-du-hay-bi-nham-la-me-con

Chàng sinh viên Eric và người tình hơn mình 30 tuổi. Ảnh: Carter News Agency.

Chàng sinh viên Eric kể, ban đầu anh khá rụt rè, không dám thể hiện tình cảm ở nơi công cộng nhưng Jill luôn dẫn anh đi mọi nơi nên chàng trai dần thấy thoải mái hơn. "Mọi người thường nhìn chằm chằm vào chúng tôi nhưng tôi không quan tâm. Tôi cũng đã chấm dứt quan hệ với nhiều bạn bè vì họ không chịu hiểu và chấp nhận tình yêu này. Bố mẹ cũng bắt tôi yêu người cùng tuổi nhưng tôi thực sự không bị hấp dẫn trước bất cứ ai ở độ tuổi mình. Tôi thực sự thích một quý bà chín chắn. Bạn bè và người thân hỏi chúng tôi rất nhiều về đời sống tình dục và tôi tự hào nói rằng 'chuyện ấy' giữa chúng tôi rất tuyệt. Tôi chỉ ước sự kỳ thị chấm dứt", anh nói. 

Người tình lớn tuổi, Jill thì thổ lộ: "Anh ấy rất thông minh, chu đáo và chúng tôi có thể trò chuyện vài tiếng không chán. Anh còn rất lãng mạn, nói yêu tôi vài lần một ngày". 

Chị Jill nói rằng việc hẹn hò với chàng trai sinh sau mình tới 3 thập kỷ giúp chị dám đối mặt với những nỗi sợ của bản thân và thậm chí thay đổi hẳn cả phong cách thời trang. "Anh ấy giúp tôi phát hiện ra mình thích rất nhiều thứ mà trước đây tôi chưa dám thử. Ngày trước tôi rất hay lo âu và không bao giờ dám mạo hiểm nhưng bây giờ khác rồi", chị kể. 

Vương Linh

Let's block ads! (Why?)

Túi nylon đầy ắp trong bụng cá voi dạt vào bờ biển Na Uy

tui-nylon-day-ap-trong-bung-ca-voi-dat-vao-bo-bien-na-uy

Con cá voi ốm yếu mắc cạn ở vùng nước nông thuộc đảo Sotra. Ảnh: Đại học Bergen.

Con cá voi tiêu thụ một lượng khổng lồ rác thải không phân hủy sinh học và mắc cạn ở vùng nước nông thuộc đảo Sotra, phía tây Na Uy, Norway Today hôm qua đưa tin. Nhân viên canh gác bờ biển buộc phải giết chết con vật vì nó quá ốm yếu.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Bergen, Na Uy phân tích dạ dày của con cá voi và tìm thấy lượng lớn rác thải nhựa. Họ cho rằng việc tìm thấy túi nylon trong bụng cá voi không phải phát hiện quá bất ngờ khi lượng rác xả xuống biển ngày càng tăng.

Theo tiến sĩ Terje Lislevand, nhà động vật học trong nhóm nghiên cứu, ruột con cá voi chứa đầy túi nylon in các nhãn hiệu của Đan Mạch và Anh. Rác thải nhựa có thể tích tụ dần dần trong bụng nó, khiến con vật đau đớn dữ dội. Nó cũng gày gò với cơ thể rất ít mỡ, chứng tỏ tình trạng suy dinh dưỡng.

tui-nylon-day-ap-trong-bung-ca-voi-dat-vao-bo-bien-na-uy-1

30 chiếc túi nylon tìm thấy trong bụng con cá voi. Ảnh: Đại học Bergen.

Con cá voi thuộc loài cá voi mõm khoằm Cuvier, có thể dài tới gần 7 m, thường ăn mực và các loài cá dưới biển sâu. Chúng không thường xuất hiện ở vùng biển Na Uy.

Các chuyên gia ước tính có 5 tỷ tỷ mẩu rác thải nhựa ở đại đương trên khắp thế giới, giết chết vô số động vật mỗi năm. Ước tính năm 2050, số lượng rác ở biển sẽ nhiều hơn cá.

Phương Hoa

Let's block ads! (Why?)

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức: Mặc áo dài với ‘váy đụp’ có gì mà thảm họa

Xung quanh những tranh cãi gay gắt về mốt thời trang áo dài kết hợp váy xòe, “váy đụp” gây xôn xao trên mạng xã hội những ngày qua, PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với Họa sĩ – Chuyên gia nghiên cứu trang phục truyền thống Nguyễn Mạnh Đức để làm rõ vấn đề này.

Anh nghĩ gì về bộ trang phục áo dài kết hợp váy xòe, “váy đụp” đang gây tranh cãi trên mạng xã hội?

Thực ra, tính truyền thống luôn luôn có sự biến động và thay đổi nhưng sự phát triển phải dựa trên cảm thụ thẩm mỹ của người Việt, nếu xa rời giá trị này thì chiếc áo dài có thể đẹp nhưng lại mang tinh thần của dân tộc khác.

Bản thân tôi luôn luôn ủng hộ sự phát triển và thay đổi về mặt thẩm mỹ để phù hợp với đời sống của xã hội hiện nay. Sự phát triển là một quá trình, không phải cái gì làm ra cũng thành công, vậy nên khi đón nhận những cái mới chúng ta nên nhìn nhận cởi mở và rộng hơn. Đó là chưa kể, mỗi người phải tạo ra sự khác biệt trong xã hội hiện nay thì mới nhiều màu sắc. Còn nếu như cứ theo một quy chuẩn giống nhau thì khó mà phát triển được.

Vấn đề áo dài kết hợp “váy đụp” cũng vậy thôi, tùy theo “gout” thẩm mỹ của từng người. Có người ủng hộ, có người phản đối, tuy nhiên nên để dòng tư duy thoát khỏi suy nghĩ truyền thống, đóng khung cũng như thoát ly khỏi cảm nhận rằng chúng ta đang làm theo khuynh hướng của người nước ngoài, áp đặt tri thức, văn hóa, thẩm mỹ của họ lên người Việt. Việc cách tân áo dài là một quá trình nên chúng ta hãy để cho nó tự nhiên phát triển. Sự phát triển đó không có gì lạ, chúng ta chỉ lạ khi không làm ra cái riêng biệt.

Mẫu áo dài kết hợp váy xòe, váy "đụp" gây nhiều tranh cãi. (Ảnh minh họa)

Trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, việc kết hợp áo dài với váy xòe, “váy đụp” là thảm họa thời trang, là đang “ngược đãi” áo dài. Những lời phê phán này có nặng nề quá không?

Áo dài kết hợp váy xòe, “váy đụp” có gì đâu mà thảm họa. Thảm họa hay không hãy để tự thân nó phát triển theo thời gian. Nếu như xã hội không chấp nhận được thì nghiễm nhiên nó sẽ bị đào thải thôi. Sợ nhất là việc dư luận đưa ra những chỉ trích, bình luận quá ghê gớm, nặng nề và quá chủ quan khiến cho mọi người không dám làm gì. Thế nên, hãy để mọi người được thử thách với sự sáng tạo khác biệt của riêng mình. Dần dần chúng ta cũng nên giảm sự phán xét quá ghê gớm về thời trang của giới trẻ bằng sự nhìn nhận và đánh giá khách quan.

Thực ra nếu áo dài kết hợp váy xòe, “váy đụp” tôn lên được dáng vẻ của người Việt thì cũng được, bởi con mắt thẩm mỹ của thời đại bây giờ khác hẳn với ngày xưa. Quy chuẩn của ngày xưa là chuẩn mực đoan trang, kín đáo, duyên dáng còn bây giờ cần sự khỏe mạnh, cá tính, thậm chí ngang ngược cũng có sao đâu. Có người bản tính hiền lành, nhưng lại thích mặc ngang ngược, phá cách và đó là ở gout thẩm mỹ của họ.

Có ý kiến cho rằng, đã có sự nhầm lẫn khi gọi áo dài kết hợp váy xòe, “váy đụp” là áo dài cách tân. Anh nghĩ sao về điều này?

Theo tôi, cách tân áo dài nếu phù hợp với thẩm mỹ, đời sống thì cũng không có gì. Thay vì lấy giáo điều, triết lý ra để giáo dục, lên án thì nên lấy tinh thần văn hóa, thẩm mỹ để nhìn nhận cái đẹp. Tuy nhiên, dù cách tân thì cũng nên khai thác những cái đẹp vốn có của chúng ta. Nên để cho lớp trẻ tư duy phát triển nếu như họ nghiêm túc, đúng mực còn chuyện sản phẩm của họ có được xã hội sử dụng hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu và sự nhìn nhận của mọi người.

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức cho rằng, việc kết hợp áo dài với váy xòe, "váy đụp" không có gì là nhố nhăng, thảm họa.

Vậy việc cách tân áo dài trong xã hội phát triển như hiện này là cần thiết?

Trong thời đại này, áo dài phục vụ trong những hoàn cảnh khác nhau nên nó phải thay đổi. Thời đại phát triển như bây giờ nếu giữ nguyên mẫu ngày xưa cũng khó bởi từ vải vóc, màu sắc, thẩm mỹ thời trang, không gian đến cách giao tiếp đều khác nên việc cách tân áo dài nên có sự cởi mở hơn. Điều này là buộc phải thay đổi thôi.

Dần dần những chiếc áo dài cũng phải thay đổi để phù hợp với công việc, đẳng cấp của con người trong xã hội. Nhìn ra xã hội, áo dài kết hợp váy xòe, “váy đụp” là bình thường, không có gì là nhố nhăng hay thảm họa. Hãy để áo dài được phá cách, theo thời gian cái nào phù hợp sẽ tồn tại, còn không phá cách thì không bao giờ có gì cả.

Cảm ơn những chia sẻ của anh!

Song Ngư

Let's block ads! (Why?)

Anh chuẩn bị truy tìm 'xác' hành tinh chết ở Nam Cực

anh-chun-bi-truy-tim-xac-hanh-tinh-chet-o-nam-cuc

Các nhà khoa học Anh có thể bắt đầu tìm kiếm thiên thạch ở Nam Cực vào năm 2020. Ảnh: Brookpeterson/Flickr.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Manchester, Anh sẽ tìm kiếm thiên thạch bị chôn vùi hàng triệu năm trong lớp băng ở Nam Cực, Huffington Post hôm 2/2 đưa tin.

Những khối thiên thạch giàu sắt được cho là tàn tích của các hành tinh chết bị phá hủy bởi nhiều cú va chạm mạnh trong vũ trụ. Các nhà khoa học hy vọng có thể hiểu rõ hơn cách hành tinh hình thành thông qua nghiên cứu các mảnh thiên thạch này.

"Nếu thành công, cuộc thám hiểm của chúng tôi sẽ giúp các nhà khoa học giải mã nguồn gốc của hệ Mặt Trời", tiến sỹ Geofrey Evatt, người phụ trách nhóm nghiên cứu, cho biết.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu tin rằng họ có thể tìm thấy tàn tích của cả sao Hỏa và Mặt Trăng. Tuy nhiên, quá trình phân loại các mảnh vỡ này có thể mất hàng tháng, thậm chí là nhiều năm.

Cuộc tìm kiếm dự kiến bắt đầu vào năm 2020. Do đó, nhóm nghiên cứu sẽ có thời gian để chuẩn bị nhằm đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ băng giá, gió mạnh, địa hình đồi núi ở Nam Cực.  

Hiền Anh

Let's block ads! (Why?)

Mải truy đuổi con mồi, rắn độc sập bẫy chuột

Một gia đình ở Ipswich, Queensland, Australia phát hiện con rắn nâu phương Đông, một trong những loài rắn độc nhất thế giới, bị mắc kẹt chiếc bẫy chuột để ở ngoài vườn, Express hôm 31/1 đưa tin.

Người chủ nhà tin rằng con rắn đã bị mắc bẫy khi mải mê đuổi theo lũ chuột cống vòng quanh nhà kho. Con chuột có thể đã lao qua bẫy, trong khi kẻ săn mồi bị kẹp lại.

Trong video, con rắn bị kẹp chặt trong chiếc bẫy và chỉ có thể thoát ra với sự giúp đỡ của hai chuyên gia Sally và Norm Hill đến từ tổ chức bắt rắn N&S Snake Catchers. Sally cho biết cô chưa bao giờ bắt gặp rắn mắc kẹt ở bẫy chuột trong suốt thời gian hành nghề.

mai-truy-duoi-con-moi-ran-doc-sap-bay-chuot

Con rắn nâu cực độc được giải thoát sau khi mắc kẹt trong chiếc bẫy chuột. Ảnh: Caters. 

"Con rắn thực sự bị mắc kẹt ở đó qua đêm trong thời gian khoảng 10 tiếng. Chúng tôi mất 10 phút để dùng kìm sắt cắt lẫy và gỡ con rắn ra khỏi bẫy. Nó bị trầy xước một số chỗ nhưng chúng tôi đã đưa nó đến chỗ bác sĩ thú y. Nó sau đó được thả về nơi hoang dã", Sally nói.

Phương Hoa

Let's block ads! (Why?)

Mẹ đừng để con bị hỏng mắt vì thói quen này

VTV.vn đưa tin, trẻ em sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính nhiều có thể sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh khô mắt. Đây là nghiên cứu của các chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Chung Ang, Hàn Quốc. Theo các nhà khoa học tại Đại học Chung Ang, nếu kéo dài tình trạng này, trẻ em có thể bị viêm nhãn cầu và ảnh hưởng đến thị lực.

Để đi đến khuyến cáo trên, các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra mắt đối với 916 trẻ em (630 trẻ ở khu vực thành thị và 286 trẻ ở khu vực nông thôn) với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh lần lượt là 61,3% và 51%.

Tiếp theo, họ khảo sát thời gian sử dụng các thiết bị có màn hình, thời gian dành cho hoạt động ngoài trời, thời gian dành cho học tập và chỉ số giúp đánh giá tình trạng khô mắt. Kết quả cho thấy, 8,3% trẻ trong nhóm khu vực thành thị đã phát triển chứng khô mắt trong khi tỷ lệ này ở nhóm trẻ khu vực nông thôn là 2,8%.

Trẻ "nghiện" máy tính, điện thoại thông minh dễ mắc bệnh khô mắt (Ảnh minh họa).

Chính vì vậy, các chuyên gia kiến nghị, trẻ em nên hạn chế sử dụng những thiết bị điện tử và tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời.

Chị Nguyễn Thanh Hà (Ngã Tư Sở, Hà Nội) chia sẻ, con trai chị từ nhỏ đã “nghiện” Ipad và đến giờ đã học lớp 8 rồi nhưng hễ thời gian rảnh là cậu lại “ôm” máy tính bảng, máy tính để chơi điện tử.

“Gần đây, thấy con kêu mỏi mắt, nhức mắt và nhìn kém hơn, tôi có đưa con đến viện mắt khám, các bác sĩ cháu bị khô mắt. Mình vẫn luôn nghĩ trẻ chơi máy tính nhiều sẽ bị giảm thị lực những mình không thể nghĩ con lại bị khô mắt - căn bệnh mà chỉ người lớn hay mắc phải”, chị Hà cho hay.

Theo TS.Hoàng Thị Minh Châu, khoa Kết Giác mạc- Bệnh viện Mắt trung ương, bệnh khô mắt hiện là bệnh về mắt phổ biến trên thế giới. Căn bệnh này gây nên triệu chứng khô mắt, mắt mệt mỏi, đỏ, rát và người bệnh cảm giác đôi mắt nặng trĩu hơn bình thường.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khô mắt là hậu quả do sự mất cân bằng giữa khả năng tiết nước mắt và việc thoát nước mắt. Khả năng tiết nước mắt sẽ giảm dần theo tuổi tác, hoặc do ảnh hưởng của các bệnh tại mắt...

Các yếu tố liên quan đến khí hậu như gió, thời tiết hanh khô cũng là tác nhân làm giảm lượng nước mắt vì bốc hơi nước nhanh. Đặc biệt, một nguyên nhân gây khô mắt phổ biến hiện nay, đó là do mắt phải làm việc căng thẳng, thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại liên tục. Điều này xảy ra phổ biến ở nhân viên văn phòng cũng như trẻ nhỏ.

"Cửa sổ tâm hồn" của trẻ dễ bị tổn thương vì ánh sáng của thiết bị máy tính, điện thoại thông minh (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa mắt khuyến cáo, chất lượng nước mắt không tốt là một trong những nguyên nhân gây khô mắt. Màng phim nước mắt có 3 lớp, đó là: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. Mỗi lớp có một chức năng riêng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu.

Lớp mỡ có chức năng giúp hạn chế sự bốc hơi nước của lớp nước, còn lớp nhầy thì có chức năng dàn phẳng nước mắt trên bề mặt giác mạc của mắt chúng ta. Nếu nước mắt bốc hơi quá nhanh hoặc không được dàn phẳng trên giác mạc sẽ gây ra bệnh khô mắt.

Để ci thin tình trng khô mt, bác sĩ Châu khuyên rằng:

1.Hãy chớp mắt thường xuyên. Khi đọc sách, dùng điện thoại hay máy tính, chúng ta thường có thói quen nhìn tập trung và chăm chú nên sẽ không chớp mắt trong thời gian dài. Điều này sẽ dẫn đến mắt bị khô. Mỗi lần chớp mắt, nước mắt sẽ được dàn đều trên bề mặt nhãn cầu. Nước mắt sẽ bôi trơn bề mặt nhãn cầu, làm sạch mắt…

2. Mắt nên được nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc. Khi làm những công việc yêu cầu tập trung thị giác cao độ như đọc sách, làm việc trên máy vi tính, bạn hãy nghỉ giải lao khoảng 5-10 phút mỗi giờ và nhắm mắt lại vài giây để mắt được nghỉ ngơi.

3. Cách đơn giản để tránh bệnh khô mắt khác mà bạn có thể thực hiện đó là vệ sinh bờ mi, chườm nóng mi đúng cách.

Vân An

Let's block ads! (Why?)

Loài vật nào có thể thay con người làm chủ Trái Đất?

Thứ bảy, 4/2/2017 | 06:00 GMT+7

|

Thứ bảy, 4/2/2017 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi nếu con người biến mất, loài vật nào có thể làm chủ Trái Đất? (Hoàng Thúy)

loai-vat-nao-co-the-thay-con-nguoi-lam-chu-trai-dat

Ảnh minh họa: Pinterest.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

Let's block ads! (Why?)