Thursday, January 12, 2017

Công nhân Australia làm đường siêu nhanh gây bão mạng

cong-nhan-australia-lam-duong-sieu-nhanh-gay-bao-mang

Các công nhân Australia chỉ mất hai ngày để rải nhựa đường, rải đá trên mặt đường và làm phẳng đoạn đường 4,9 km. Ảnh: Facebook.

Đoạn phim quay bằng máy bay không người lái ghi lại quá trình rải nhựa đường thần tốc do hội đồng quận Moora ở bang Western Australia chia sẻ trên Facebook hôm 14/12/2016 nhanh chóng gây sốt với hơn 15 triệu lượt xem, gần 400.000 lượt chia sẻ và 5.500 bình luận từ khi đăng tải, theo Mashable.

Đây là một phần trong dự án nâng cấp đường Airstrip với chi phí 443.000 USD của chính quyền quận. Phần lớn các ý kiến bình luận đều bày tỏ sự thán phục khi nhóm công nhân làm đường chỉ mất hơn hai ngày để hoàn thành đoạn đường dài 4,9 km.

"Tôi chỉ đạo kỹ sư giám sát Trevor Longman điều khiển chiếc máy bay không người lái và ghi lại quá trình hoàn thành đường Airstrip. Chúng tôi muốn tôn vinh thành quả làm việc của các công nhân và chứng minh quận Moora thực sự là một nơi tuyệt vời để sinh sống và làm việc", Alan Leeson, người đứng đầu quận Moora, chia sẻ.

Phương Hoa

Let's block ads! (Why?)

Vật liệu siêu nhẹ cứng gấp 10 lần thép

vat-lieu-sieu-nhe-cung-gap-10-lan-thep

Vật liệu graphene có cấu trúc 3D dạng xốp mạnh hơn thép 10 lần. Ảnh: MIT News.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, chế tạo thành công một loại vật liệu nhẹ nhưng siêu bền bằng cách biến đổi lớp graphene (cấu tạo từ các nguyên tử carbon) trở thành cấu trúc 3D dạng xốp. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances hôm 6/1.

Ở dạng 2D, graphene là một trong những vật liệu mạnh nhất từng được thử nghiệm cho đến nay. Giới khoa học đã nỗ lực rất nhiều để tìm cách duy trì tính chất vật lý của graphene dưới dạng 3D. Nhóm nghiên cứu tại MIT cuối cùng tìm thấy phương pháp để giải quyết vấn đề này.

Họ nén lớp graphene trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng nhiệt độ và áp suất cao. Lớp graphene nóng chảy thành cấu trúc có hình dạng độc đáo, giống như san hô. Khi thay đổi nhiệt độ và áp suất, nguyên liệu ban đầu sẽ trở thành nhiều dạng khác nhau. Ngoài ra, một số vật liệu 2D khác cũng có thể chuyển đổi sang dạng 3D theo cách tương tự.

"Một trong những mẫu thử nghiệm của chúng tôi có tỷ trọng bằng 5% của thép, nhưng mạnh hơn thép gấp 10 lần", Zhao Qin, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Mô hình máy tính cho phép các nhà khoa học nghiên cứu mỗi dạng cấu trúc vật liệu và mô phỏng phản ứng của chúng đối với tác động ngoại lực. Kết quả cho thấy, đặc tính chịu nén và kéo căng của vật liệu 3D phụ thuộc vào hình dạng cấu trúc của nó, không phải đến từ độ bền vật liệu 2D tạo ra nó.

"Bạn có thể sử dụng các dạng cấu trúc hình học 3D của vật liệu graphene hoặc nhiều vật liệu khác như polyme hoặc kim loại", Markus Buehler, trưởng bộ phận Kỹ thuật Môi trường và Dân sự tại MIT, nói.

Lê Hùng

Let's block ads! (Why?)

Lệ Hằng đầm đìa mồ hôi tập luyện trước khi thi Miss Universe

Thứ năm, 12/1/2017 16:42 GMT+7

Á hậu Hoàn vũ nỗ lực hết mình để có vóc dáng thon thả dự thi Miss Universe 2017.

le-hang-dam-dia-mo-hoi-tap-luyen-truoc-khi-thi-miss-universe

Lệ Hằng có 3 tháng chuẩn bị trước khi sang Philippines tranh tài. Cô phải rèn luyện thể chất và các kỹ năng cần thiết để đạt tiêu chí của cuộc thi năm nay là 'Confidently beautiful - Vẻ đẹp của sự tự tin'.

le-hang-dam-dia-mo-hoi-tap-luyen-truoc-khi-thi-miss-universe-1

Những ngày qua, Á hậu Hoàn vũ Việt Nam chăm chỉ tới phòng tập cùng huấn luyện viên Isidi Shahini. Động tác squat giúp cô có vòng 3 gợi cảm.

le-hang-dam-dia-mo-hoi-tap-luyen-truoc-khi-thi-miss-universe-2

Anh Isidi từng hỗ trợ cho Hoa hậu Phạm Hương khi thi Miss Universe 2016. Với Lệ Hằng, huấn luyện viên cho cô tập trung vào các bài tập tăng thể lực và thử thách ý chí để giữ vững sức khỏe, phong độ trong suốt cuộc thi cam go sắp tới.

le-hang-dam-dia-mo-hoi-tap-luyen-truoc-khi-thi-miss-universe-3

Bài tập thon gọn bắp tay giúp Lệ Hằng tự tin diện các bộ váy hở vai và ghi điểm trong vòng thi hình thể.

le-hang-dam-dia-mo-hoi-tap-luyen-truoc-khi-thi-miss-universe-4

Lệ Hằng muốn xây dựng hình ảnh người đẹp mạnh mẽ, gợi cảm. Cô tập 2 buổi/ngày, ăn kiêng khắt khe để cải thiện nhược điểm vòng eo chưa thon thả như mong đợi.

le-hang-dam-dia-mo-hoi-tap-luyen-truoc-khi-thi-miss-universe-5

Người đẹp đổ mồ hôi đầm đìa và thở dốc sau mỗi bài tập.

le-hang-dam-dia-mo-hoi-tap-luyen-truoc-khi-thi-miss-universe-6

Tuy vậy cô vẫn nỗ lực hết mình. Mỗi ngày Lệ Hằng tập 30 phút với bóng và dây thừng, 30 phút tập căng cơ và 60 phút chạy bộ trên máy.

le-hang-dam-dia-mo-hoi-tap-luyen-truoc-khi-thi-miss-universe-7

Cô tự tin khoe vòng hai và hình thể săn chắc sau thời gian miệt mài tập luyện. Lệ Hằng giảm được 3 kg, số đo hiện tại là 82-61-92.

Hương Giang
Ảnh: Chu Dũng - Pyn Trần

Let's block ads! (Why?)

10 quái vật có vẻ ngoài đáng sợ trong tự nhiên

Thứ năm, 12/1/2017 | 16:01 GMT+7

|

Thứ năm, 12/1/2017 | 16:01 GMT+7

Cua nhện Nhật Bản, bọ sát thủ và khỉ Aye Aye là ba trong số những động vật có vẻ ngoài đáng sợ giống quái vật.

Loài mực ống này có tên khoa học là Promachoteuthis sulcus. Đây là động vật thân mềm có miệng tròn, gồm tập hợp các môi xung quanh trông giống những chiếc răng ma cà rồng, theo How Stuff Works. Một tàu nghiên cứu của Đức bắt gặp nó lần đầu tiên tại độ sâu 1.829 m ở phía nam Đại Tây Dương. Ảnh: Cellar.

Con côn trùng kỳ lạ này là bướm đêm chó xù (poodle moth) được phát hiện ở Venezuela năm 2009. Nó có đôi mắt đen lớn lồi ra, cơ thể có bộ lông màu trắng và hai râu dài màu nâu. Tất cả những đặc điểm trên khiến vẻ ngoài của con bướm trở nên đáng sợ. Ảnh: John Flannery.

Cua nhện Nhật Bản có chiều dài chân lớn nhất trong số động vật giáp xác. Độ mở rộng chân của một cá thể trưởng thành lên tới 4 m. Chúng thường sống ở vùng duyên hải phía nam của đảo Honshu, từ vịnh Tokyo đến Kagoshima và một số vùng xa hơn. Những con cua khổng lồ nặng từ 15 đến 20 kg thường sống ở độ sâu khoảng 150 m đến 300 m dưới đáy biển. Ảnh: Jeff Rotman.

Khỉ Aye Aye là loài linh trưởng sống ở Madagascar và được xếp trong nhóm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Loài này được cho là hiện thân và điềm báo của quỷ dữ. Do đó mỗi khi xuất hiện tại các ngôi làng ở Madagascar, chúng sẽ bị giết chết. Khỉ Aye Aye có tai to, mắt lớn, ngón tay thon nhỏ và dài giống bàn tay phù thủy giúp chúng cạy côn trùng và ấu trùng trong thân cây để làm thức ăn. Ảnh: David Haring.

Chuột chũi mũi sao nuốt thức ăn qua mũi. Vũ khí lợi hại của chúng là chiếc mũi hình sao được cấu tạo bởi 22 xúc tu nhạy cảm và linh hoạt với khoảng 25.000 thụ thể cảm giác. Khi đánh hơi, chúng chạm vào bề mặt vật đó bằng các xúc tu. Chuột chũi mũi sao sống ở các đầm lầy và vùng đất ngập nước của Canada và phía đông nước Mỹ. Ảnh: FLPA.

Cá vảy chân gai dài có tên khoa học là Lophius piscatorius. Tuy nó có hình dạng xấu xí nhưng thịt ăn khá ngon. Đây là một trong những loài cá hiếm tại đảo Greenland, Đan Mạch. Ảnh: Borut Furlan.

Ruồi bọ cạp, tên khoa học Panorpa nuptialis, là một loài ruồi sống chủ yếu ở vùng Tây Âu. Nó có cơ thể dài màu đỏ, đôi cánh màu vàng và đen, đầu giống bọ ngựa. Sở dĩ loài này được gọi là ruồi bọ cạp bởi con đực có bộ phận sinh dục lớn, trông giống ngòi của một con bọ cạp. Thức ăn của chúng là xác côn trùng chết, mật hoa và hoa quả thối rữa. Ảnh: Wikipedia.

Cymothoa Exigua, loài giáp xác ký sinh thuộc họ Cymothoidae, được mệnh danh là quái vật ăn lưỡi. Chúng xâm nhập vào các con cá thông qua mang rồi bám chặt vào cuống lưỡi của cá. Một khi hiện diện ở đó, Cymothoa Exigua sẽ hút máu khiến lưỡi của vật chủ teo lại. Ảnh: Wikipedia.

Bọ sát thủ Acanthaspis petax sắp xếp các xác chết con mồi trên lưng để ẩn mình khỏi những kẻ săn mồi. Cách làm này giúp chúng ít bị nhện tấn công hơn khoảng 10 lần. Ảnh: Nature.

Loài cá giọt nước trông như một khối thạch, không có mô cơ. Chúng sống ở vùng nước sâu trong lòng đại dương. Thịt của cá giọt nước giống bánh pudding cho phép nó trôi nổi trong nước, chịu được áp suất lớn mà không bị nghiền nát. Ảnh: LoLWot.

Xem thêm:

Let's block ads! (Why?)

Lý do cá mập thích cắn cáp quang

ly-do-ca-map-thich-can-cap-quang

Hình ảnh cá mập cắn sợi cáp quang dưới đáy biển được thiết bị lặn không người lái ghi lại năm 2010. Ảnh: YouTube.

Các vụ cá mập tấn công sợi cáp quang dưới đáy biển khá phổ biến. Theo bài báo đăng trên New York Times năm 1987, bằng chứng đầu tiên về hành vi cắn cáp quang của cá mập được pháp hiện trên một đường cáp thử nghiệm ở ngoài khơi quần đảo Canary.

James M. Barrett, cựu phó giám đốc kỹ thuật quốc tế ở Công ty điện thoại và điện báo Mỹ (AT&T) cho biết khoảng 88.500 - 96.500 km đường cáp dưới đáy biển cũ làm từ đồng không có vết cá mập cắn, có nghĩa cá mập đặc biệt thích nhai sợi cáp quang.

Phần lớn các chuyên gia tin rằng dòng điện chạy qua đường dây cáp quang thu hút cá mập, kích thích cảm giác thèm ăn ở chúng. Cá mập có các cảm biến điện thế ở miệng để tìm mồi, do đó chúng có thể nhầm sợi cáp quang với thức ăn.

Tiến sĩ Chris Lowe, một trong những sáng lập viên của Phòng thí nghiệm Cá mập ở Đại học California, Long Beach, cho rằng cá mập tấn công sợi dây cáp vì lý do khác. Theo tiến sĩ Lowe, cá mập có thể tò mò trước sợi cáp quang. "Nếu bạn để một đoạn nhựa có hình dáng như sợi cáp quang, nhiều khả năng chúng cũng cắn đoạn nhựa đó", Forbes dẫn lời tiến sĩ Lowe. Sợi cáp quang dưới đáy biển cũng dễ bị hư hại do mỏ neo tàu thuyền và động đất.

Nhằm đối phó với các vụ tấn công cáp quang từ cá mập, công ty Google ở Mỹ đã đầu tư 300 triệu USD vào hệ thống cáp quang dưới đáy biển mang tên FASTER hồi tháng 8/2014. Hệ thống cáp FASTER không chỉ cung cấp đường truyền tốc độ cao hơn cho các quốc gia châu Á mà còn được bao phủ vật liệu tương tự sợi Kevlar vốn dùng để làm áo giáp chống đạn. Độ bền của sợi Kevlar được hy vọng có thể chống lại những cú cắn của cá mập, bảo vệ đường cáp quang quan trọng dưới đáy biển.

Phương Hoa

Let's block ads! (Why?)

Lý do cá mập thích cắn sợi cáp quang

ly-do-ca-map-thich-can-soi-cap-quang

Hình ảnh cá mập cắn sợi cáp quang dưới đáy biển được thiết bị lặn không người lái ghi lại năm 2010. Ảnh: YouTube.

Các vụ cá mập tấn công sợi cáp quang dưới đáy biển khá phổ biến. Theo bài báo đăng trên New York Times năm 1987, bằng chứng đầu tiên về hành vi cắn cáp quang của cá mập được pháp hiện trên một đường cáp thử nghiệm ở ngoài khơi quần đảo Canary.

James M. Barrett, cựu phó giám đốc kỹ thuật quốc tế ở Công ty điện thoại và điện báo Mỹ (AT&T) cho biết khoảng 88.500 - 96.500 km đường cáp dưới đáy biển cũ làm từ đồng không có vết cá mập cắn, có nghĩa cá mập đặc biệt thích nhai sợi cáp quang. Phần lớn các chuyên gia tin rằng dòng điện ở đường dây cáp quang thu hút cá mập, thúc đẩy phản xạ ăn ở chúng. Cá mập có các cảm biến điện thế ở miệng để tìm mồi, do đó chúng có thể nhầm sợi cáp quang với thức ăn.

Tiến sĩ Chris Lowe, một trong những sáng lập viên của Phòng thí nghiệm Cá mập ở Đại học California, Long Beach, cho rằng cá mập tấn công sợi dây cáp vì lý do khác. Theo tiến sĩ Lowe, cá mập có thể tò mò trước sợi cáp quang. "Nếu bạn để một đoạn nhựa có hình dáng như sợi cáp quang, nhiều khả năng chúng cũng cắn đoạn nhựa đó", Forbes dẫn lời tiến sĩ Lowe. Sợi cáp quang dưới đáy biển cũng dễ bị hư hại do mỏ neo tàu thuyền và động đất.

Nhằm đối phó với các vụ tấn công cáp quang từ cá mập, công ty Google ở Mỹ đã đầu tư 300 triệu USD vào hệ thống cáp quang dưới đáy biển mang tên FASTER hồi tháng 8/2014. Hệ thống cáp FASTER không chỉ cung cấp đường truyền tốc độ cao hơn cho các quốc gia châu Á mà còn được bao phủ vật liệu tương tự sợi Kevlar có thể chống lại những cú cắn của cá mập.

Phương Hoa

Let's block ads! (Why?)

Mẹ tự nhấc con ra khỏi bụng trong ca sinh mổ tự nhiên

Let's block ads! (Why?)

Toyer cho biết cô dành thời gian âu yếm con trai sau khi chồng cô chụp xong loạt ảnh. "Tôi đặt con lên ngực nhưng ngay sau đó, bé được y tá đưa đi để thở oxy. Bé nuốt phải một chút dịch, điều khá phổ biến trong những ca sinh mổ tự nhiên, nhưng sau đó bé được đưa trở về với tôi để tôi ấp con bằng phương pháp da tiếp da", Toyer chia sẻ.