Wednesday, January 11, 2017

Bài trắc nghiệm nổi tiếng chỉ ra nhược điểm của bạn

Trắc nghiệm Enneagram là một hệ thống phân loại cá tính nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học và kinh doanh. Nhiều người coi nó là một công cụ rất hữu ích cho sự hoàn thiện và phát triển bản thân.

Để biết mình là kiểu người nào, đầu tiên, bạn hãy chọn một đáp án ở nhóm 1 và một đáp án ở nhóm 2 dưới đây giống với bạn nhất (đừng phân tích quá nhiều, hãy chọn nhanh bằng trực giác). Ghép 2 đáp án với nhau để tìm ra kết quả.

Nhóm 1: 

1. Độc lập, tự tin, sẵn sàng đối mặt mọi thứ. Nỗ lực đến cùng để đạt được mục tiêu. Luôn muốn tạo sự khác biệt. Biết chính xác những gì mình muốn. Có xu hướng làm hết sức, chơi hết mình.

2. Thích yên tĩnh, ở một mình. Không thu hút sự chú ý, không muốn thể hiện bản thân. Không thích đấu đá. Hơi mơ mộng, hay tưởng tượng.

3. Sống có trách nhiệm. Thấy xấu hổ nếu không giữ đúng lời hứa hay không làm được những điều bản thân kỳ vọng. Hay giúp đỡ, sẵn sàng hy sinh vì người khác. Thường hay bỏ bê chăm sóc bản thân.

Nhóm 2:

A. Quan điểm sống tích cực, vui vẻ, tốt bụng, thích mang lại hạnh phúc cho người khác, không biểu lộ cảm xúc tiêu cực. 

B. Hơi nhạy cảm quá với mọi vấn đề. Thích được quan tâm nhưng không thích bị sai khiến. Bản thân muốn tự quyết định mọi thứ.

C. Cầu toàn, kiểm soát bản thân tốt. Thích làm việc một mình. Không để tình cảm chi phối mọi thứ. Che giấu cảm xúc tốt.

Click vào đáp án để xem kết quả:


Mộc Miên

Let's block ads! (Why?)

Xác người ảo cho sinh viên trường y thực hành dao kéo

Thứ tư, 11/1/2017 | 15:00 GMT+7

|

Thứ tư, 11/1/2017 | 15:00 GMT+7

Công ty 3D4 Medical của Ireland đã áp dụng thành công công nghệ thực tế ảo giúp sinh viên y khoa thực hành giải phẫu hiệu quả hơn so với sử dụng xác hiến tặng.

 Nguyễn Thành Minh (theo Business Insider)

Xem thêm:
  • (1/11)
  • (23/8)
  • (5/8)
  • (26/7)
  • (25/7)

Let's block ads! (Why?)

Trường Giang 5 lần bị 'chặt chém' trong 'Ca sĩ giấu mặt'

Đảm nhận vai trò MC, Trường Giang liên tục bị các đồng nghiệp 'nói xiên nói xỏ'.

Mùa 2 của chương trình Ca sĩ giấu mặt sắp sửa đi đến hồi kết. Chỉ còn hai tuần nữa, quán quân năm 2016 sẽ lộ diện. Góp phần mang đến thành công cho chương trình, mang đến nhiều tình huống "khó đỡ", hài hước cho khán giả là MC Trường Giang. Anh chính là nhân vật giúp các ca sĩ khách mời có nguồn cảm hứng bất tận để "chặt chém". Dưới đây là 5 lần Trường Giang bị các đồng nghiệp "xỏ xiên".

Thu Minh trách Trường Giang xem thường khán giả
Thu Minh tưởng Trường Giang không phải đàn ông
Trường Giang bị Thuỷ Tiên chê mập
Quang Linh đá xéo Trường Giang chuyện yêu Nhã Phương
Trường Giang bị Dương Ngọc Thái chê xấu trai

Let's block ads! (Why?)

Cảnh cùng khổ vì áp lực sinh con trai của phụ nữ vùng cao

Thứ tư, 11/1/2017 | 12:15 GMT+7

Thứ tư, 11/1/2017 | 12:15 GMT+7

Một người mẹ tự vẫn sau hai lần sinh con gái. Người khác khóc xin "nở hoa nhiều lắm rồi, lần sau xin hãy cho tôi một trái"...

Lần đầu tiên, các vấn nạn cuồng con trai, sinh con cận huyết, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục... của phụ nữ và trẻ em gái vùng cao được thể hiện chân thực và sống động trong cuốn sách online "Chuyện 'đẻ' vùng cao", do tổ chức Women Deliver và Bayer tài trợ. Lật từng trang cuốn sách là những cảnh đời xót xa của phụ nữ ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam. 

Trong ảnh, chị Sơ, 40 tuổi, đã sinh 5 con những vẫn đang phải cố gắng đẻ được một cậu con trai. Chồng chị luôn khóc lóc, kêu khổ vì không có con trai. Nhà ngoại luôn gây áp lực, bảo chị là "đồ không có phúc phận".

"Có lần đẻ xong, mẹ chồng bắt con gà mổ cho tôi ăn. Tôi rơi nước mắt bảo mẹ là 'Thưa mẹ, con không ăn đâu. Con ăn cơm với trứng thôi cũng được rồi'. Tôi thấy mình không xứng đáng với sự chăm sóc của mẹ chồng", chị Vừ Thị Lầu - lấy chồng 30 năm, sinh 8 con gái, mấy lần suýt chết trong khi đẻ - tâm sự.

"Trong bản của tôi có một bác sinh đến lần thứ 5 vẫn là con gái. Lúc nhìn con chào đời, bác ấy nhắm mắt lại, khóc rồi chắp tay nói 'Tôi đã nở hoa nhiều lắm rồi, lần sau xin hãy cho tôi một trái nhé'" - câu chuyện của em Lò Thị Lý (người Mông).

Người phụ nữ này đã gần 50 tuổi, có 8 con gái nhưng vẫn chưa sinh được con trai. "Người ta đặt vòng là để tránh thai còn bác không muốn tránh thai vì muốn có con trai" - câu chuyện của em Lò Thị Lý.

"Mẹ chúng em không còn nữa, em nghe họ bảo mẹ tự tử vì bố ghét, bảo mẹ không biết sinh con. Chắc mẹ cũng không cần lũ con gái chúng em như bố nên mới rời xa bọn em lâu đến vậy", em Bàn Thị Xính, 4 tuổi cho biết.

Đây là gia đình chị Nà, 23 tuổi đã có 4 con gái nhưng chồng bắt chị phải sinh cho đến khi có con trai, dù rất nghèo.

Chị Ma Thị Hoa lấy chồng một thời gian mà không sinh được con nên bị chồng đay nghiến và bạo hành. Chồng kiếm vợ bên ngoài, 3 năm sau khi cưới thì mang về cho chị một đứa con trai. "Mọi người ai cũng mừng cho tôi", chị buồn bã kể.

Vì muốn đẻ nhiều con trai mà nhiều gia đình không có miếng ăn vẫn cứ đẻ. "Ở bản tôi, mọi người quan niệm trời sinh voi trời sinh cỏ. Vì cái quan niệm này mà rất nhiều gia đình sinh đông con. Em bé trong ảnh là con trong một gia đình có 21 người con", em Lâm Thị Huệ, dân tộc Nùng cho hay.

Phan Dương

Xem thêm:

Let's block ads! (Why?)

Cư dân mạng phát sốt với “Ông bà anh” version đám cưới

Chú rể đã hóa thân thành nhân vật chính trong bài hát “Ông bà anh” và biểu diễn vô cùng đáng yêu ở hôn lễ của mình.

Cuối năm 2016, “Ông bà anh” được Lê Thiện Hiếu trình bày tại chương trình “Sing my song” bỗng vụt sáng và trở thành bản hit làm mưa làm gió trên mạng xã hội. Ở thời điểm hiện tại, bài hát đã có được hơn 34 triệu lượt xem và con số này vẫn đang tăng vùn vụt từng ngày. Giai điệu vui nhộn cùng ca từ đầy ý nghĩa chính là điểm nhấn giúp “Ông bà anh” được giới trẻ yêu thích và cover lại rất nhiều.

Ngay sau khi được đăng tải, video đã thu hút hàng nghìn lượt xem và chia sẻ.

Có lẽ bởi thế mà một chú rể ở TP.Hồ Chí Minh đã quyết định chọn “Ông bà anh” làm nhạc nền cho bài nhảy tuyệt vời dành tặng cô dâu trong hôn lễ. Được biết, đây là đám cưới của chú rể Trần Trọng Nghĩa và cô dâu Thanh Mỹ. Ca khúc được thể hiện với vũ đạo cực kỳ vui nhộn và nhân vật chính không ai khác chính là chú rể.

Ở phần lời đầu tiên của bài hát, một đôi bạn trẻ đã hóa thân thành cụ ông, cụ bà. Cả hai hồi tưởng lại ký ức những ngày còn yêu nhau. Họ cùng nhau đạp xe, cùng nhau trải qua cái “chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời” rất đỗi ngọt ngào, dễ thương. Đến phần lời thứ hai, chú rể xuất hiện với tình yêu ngày nay. Anh cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh và những giận dỗi vu vơ với bạn gái được thể hiện trọn vẹn trên sân khấu.

Lời bài hát "Ông bà anh" được tái hiện rất sáng tạo.
Chú rể Trọng Nghĩa cùng các bạn của mình đã một màn trình diễn xuất sắc.

Xuất thân là một vũ công, chú rể cùng những người bạn của anh đã biểu diễn một version “Ông bà anh” rất dễ thương và duyên dáng khiến toàn bộ hội trường không ngừng hò reo. Sau khi hoàn thành bài nhảy, chú rể còn hát tặng cô dâu một bài hát khiến cô nàng xúc động rơi nước mắt. Sau khi được đăng tải, đoạn video đã nhận được hàng nghìn lượt thích và chia sẻ. 

Trọng Nghĩa còn gửi tặng vợ của mình một ca khúc đầy tình cảm khiến cô nàng bật khóc.

Ảnh: Martin Tran

Let's block ads! (Why?)

Cảnh cùng khổ của phụ nữ vùng cao cuồng con trai

Thứ tư, 11/1/2017 | 12:15 GMT+7

Thứ tư, 11/1/2017 | 12:15 GMT+7

Một người mẹ tự vẫn sau hai lần sinh con gái. Người khác khóc xin "nở hoa nhiều lắm rồi, lần sau xin hãy cho tôi một trái"...

Lần đầu tiên, các vấn nạn cuồng con trai, sinh con cận huyết, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục... của phụ nữ và trẻ em gái vùng cao được thể hiện chân thực và sống động trong cuốn sách online "Chuyện 'đẻ' vùng cao", do tổ chức Women Deliver và Bayer tài trợ. Lật từng trang cuốn sách là những cảnh đời xót xa của phụ nữ ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam. 

Trong ảnh, chị Sơ, 40 tuổi, đã sinh 5 con những vẫn đang phải cố gắng đẻ được một cậu con trai. Chồng chị luôn khóc lóc, kêu khổ vì không có con trai. Nhà ngoại luôn gây áp lực, bảo chị là "đồ không có phúc phận".

"Có lần đẻ xong, mẹ chồng bắt con gà mổ cho tôi ăn. Tôi rơi nước mắt bảo mẹ là 'Thưa mẹ, con không ăn đâu. Con ăn cơm với trứng thôi cũng được rồi'. Tôi thấy mình không xứng đáng với sự chăm sóc của mẹ chồng", chị Vừ Thị Lầu - lấy chồng 30 năm, sinh 8 con gái, mấy lần suýt chết trong khi đẻ - tâm sự.

"Trong bản của tôi có một bác sinh đến lần thứ 5 vẫn là con gái. Lúc nhìn con chào đời, bác ấy nhắm mắt lại, khóc rồi chắp tay nói 'Tôi đã nở hoa nhiều lắm rồi, lần sau xin hãy cho tôi một trái nhé'" - câu chuyện của em Lò Thị Lý (người Mông).

Người phụ nữ này đã gần 50 tuổi, có 8 con gái nhưng vẫn chưa sinh được con trai. "Người ta đặt vòng là để tránh thai còn bác không muốn tránh thai vì muốn có con trai" - câu chuyện của em Lò Thị Lý.

"Mẹ chúng em không còn nữa, em nghe họ bảo mẹ tự tử vì bố ghét, bảo mẹ không biết sinh con. Chắc mẹ cũng không cần lũ con gái chúng em như bố nên mới rời xa bọn em lâu đến vậy", em Bàn Thị Xính, 4 tuổi cho biết.

Đây là gia đình chị Nà, 23 tuổi đã có 4 con gái nhưng chồng bắt chị phải sinh cho đến khi có con trai, dù rất nghèo.

Chị Ma Thị Hoa lấy chồng một thời gian mà không sinh được con nên bị chồng đay nghiến và bạo hành. Chồng kiếm vợ bên ngoài, 3 năm sau khi cưới thì mang về cho chị một đứa con trai. "Mọi người ai cũng mừng cho tôi", chị buồn bã kể.

Vì muốn đẻ nhiều con trai mà nhiều gia đình không có miếng ăn vẫn cứ đẻ. "Ở bản tôi, mọi người quan niệm trời sinh voi trời sinh cỏ. Vì cái quan niệm này mà rất nhiều gia đình sinh đông con. Em bé trong ảnh là con trong một gia đình có 21 người con", em Lâm Thị Huệ, dân tộc Nùng cho hay.

Phan Dương

Xem thêm:

Let's block ads! (Why?)

Tượng Phật nhà Minh nổi trên mặt hồ Trung Quốc

tuong-phat-nha-minh-noi-tren-mat-ho-trung-quoc

Phần đầu bức tượng Phật nổi trên mặt hồ chứa nước ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh: Wechat.

Các nhà khảo cổ học bắt đầu kế hoạch tìm kiếm ở hồ chứa nước Hồng Môn, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc sau khi người dân địa phương phát hiện phần đầu của một bức tượng Phật nổi trên mặt hồ, China News hôm 10/1 đưa tin.

Hồ chứa nước Hồng Môn được xây dựng vào năm 1958 với sức chứa 1,2 tỷ mét khối nước. Theo ghi chép, nó nằm trên tàn tích của một thị trấn cổ đại, trung tâm quan trọng để vận chuyển nước giữa tỉnh Giang Tây và tỉnh Phúc Kiến. Cuối năm ngoái, một dự án cải tạo thủy điện đã hạ mực nước trong hồ xuống hơn 10 m, để lộ bức tượng Phật. 

"Dựa trên họa tiết phần đầu bức tượng, tôi cho rằng nó được chạm khắc vào thời nhà Minh (1368-1644)", Xu Changqing, Viện trưởng Viện nghiên cứu Khảo cổ tỉnh Giang Tây, nhận xét.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy nhiều ô hình chữ nhật khắc trên vách đá và các đặc điểm kiến trúc chứng tỏ có một ngôi đền từng tồn tại ở đây. Ông Xu cho biết họ sẽ sử dụng thiết bị định vị thủy âm và nhiều công cụ khác để thu thập hình ảnh, dữ liệu dưới nước nhằm phục vụ nghiên cứu.

Hiền Anh

Let's block ads! (Why?)