Sunday, December 11, 2016

Cùng con trải nghiệm hoạt động thể thao vào cuối tuần

Hai bé nhà mình rất thích các môn thể thao lạ, mạo hiểm. Cuối tuần vợ chồng mình lại dắt các bé ra công viên chơi, đi leo núi hay đạp xe đạp ngắm cảnh. Nhờ đó mà tình cảm gia đình mình rất gắn kết. Sau một tuần học tập và làm việc mệt mỏi, cả gia đình lại quay quần bàn nhau xem tuần này đi những đâu, làm gì cho thú vị, cùng tận hưởng ngày cuối tuần vui vẻ.

cung-con-trai-nghiem-hoat-dong-the-thao-vao-cuoi-tuan

Vợ chồng mình không thích áp đặt suy nghĩ của người lớn lên các bé, vì muốn rèn tính tự lập, tự tin cho các con. Vì vậy mà các con của mình luôn được trải nghiệm các môn thể thao, trò mạo hiểm mà các con ưa thích. Nhưng không phải vì vậy mà các con lơ là học tập, các con vẫn học tốt nhất trong khả năng của mình. Các con luôn là niềm tự hào của vợ chồng tôi.

Minh Hân

Từ ngày 21/11 đến 18/12, Báo VnExpress phối hợp cùng nhãn hàng Cô Gái Hà Lan tổ chức cuộc thi "Cả nhà năng động". Độc giả có thể gửi ảnh hoặc video thể hiện sinh động khoảnh khắc năng động của gia đình kèm đoạn nội dung tối đa 300 từ chia sẻ về các hoạt động hàng ngày giúp gia đình gắn kết và năng động hơn; hoặc cách lên kế hoạch vui chơi cho cả nhà vào cuối tuần, ngày nghỉ. Chương trình kéo dài 4 tuần, gồm 5 giải mỗi tuần và 4 giải chung cuộc cho các tác phẩm xuất sắc. Gửi bài dự thi tại đây.

Let's block ads! (Why?)

Cả gia đình cùng nhau chơi cầu lông

Cầu lông là bộ môn yêu thích của gia đình tôi. Cuối tuần nào cả nhà 4 người cũng đến công viên Lê Thị Riêng cùng nhau luyện tập. Gia đình tôi thường đi vào buổi chiều tối vì không khí mát mẻ và hai con cũng rất thích.

ca-gia-dinh-cung-nhau-choi-cau-long

Trong khi bé út có không gian chạy nhảy, vui chơi thì vợ chồng tôi cùng cậu con trai lớn tranh thủ đánh cầu

Vận động vui chơi ngoài trời là những thời gian hữu ích giúp gia đình tôi gắn kết nhiều hơn. Ngoài việc rèn luyện sức khoẻ, tình cảm gia đình cũng được xây dựng vững chắc. Do vậy, dù bận rộn thế nào, gia đình tôi vẫn luôn dành chiều tối cuối tuần để vui chơi cùng nhau.

Ngọc Thuỳ

Từ ngày 21/11 đến 18/12, Báo VnExpress phối hợp cùng nhãn hàng Cô Gái Hà Lan tổ chức cuộc thi "Cả nhà năng động". Độc giả có thể gửi ảnh hoặc video thể hiện sinh động khoảnh khắc năng động của gia đình kèm đoạn nội dung tối đa 300 từ chia sẻ về các hoạt động hàng ngày giúp gia đình gắn kết và năng động hơn; hoặc cách lên kế hoạch vui chơi cho cả nhà vào cuối tuần, ngày nghỉ. Chương trình kéo dài 4 tuần, gồm 5 giải mỗi tuần và 4 giải chung cuộc cho các tác phẩm xuất sắc. Gửi bài dự thi tại đây.

Let's block ads! (Why?)

Những ngày của nhà mình

Vợ chồng tôi cố gắng dành buổi tối bên con, đặc biệt vào mỗi dịp cuối tuần, cả nhà cùng nhau trải nghiệm những hoạt động vui chơi, sẻ chia những phút giây đầm ấm để gắn kết yêu thương.

Tôi có hai cậu con trai lên 3 và lên 5. Các con đều phấn đấu thành "bé ngoan, bé khỏe" vì các con biết phần thưởng cuối tuần của chúng luôn là những dịp được vui chơi cùng ba mẹ. Các bé không gọi những ngày cuối tuần là “thứ bảy, chủ nhật” mà tự đặt tên đó là “ngày của nhà mình”.

nhung-ngay-cua-nha-minh

Không biết tự bao giờ, mỗi thành viên trong gia đình tôi đều coi những ngày cuối tuần là khoảng thời gian được mong chờ nhất. Đôi khi chúng tôi đưa con đến công viên chơi các trò chơi vận động ngoài trời, khi thì đi nhà sách để lựa quà cho những người thân yêu. Có khi chúng tôi cho con đi du lịch, khám phá những vùng đất mới, dạy con những điều thú vị trong cuộc sống.

Những lúc bên nhau như thế là lúc tôi có dịp nhìn các con cười đùa sảng khoái, năng động, là khi tôi thấy nụ cười của cả nhà như ngọn lửa ấm áp cả trái tim, là khoảnh khắc vợ chồng tôi nhìn thấy gương mặt hạnh phúc của chính mình phản chiếu trong những ánh mắt long lanh của hai thiên thần nhỏ.

Tôi thấy mình thật hạnh phúc, khi có "những ngày của nhà mình" để mong chờ.

nhung-ngay-cua-nha-minh-1
nhung-ngay-cua-nha-minh-2
nhung-ngay-cua-nha-minh-3

Đỗ Nguyễn Như Huỳnh

Từ ngày 21/11 đến 18/12, Báo VnExpress phối hợp cùng nhãn hàng Cô Gái Hà Lan tổ chức cuộc thi "Cả nhà năng động". Độc giả có thể gửi ảnh hoặc video thể hiện sinh động khoảnh khắc năng động của gia đình kèm đoạn nội dung tối đa 300 từ chia sẻ về các hoạt động hàng ngày giúp gia đình gắn kết và năng động hơn; hoặc cách lên kế hoạch vui chơi cho cả nhà vào cuối tuần, ngày nghỉ. Chương trình kéo dài 4 tuần, gồm 5 giải mỗi tuần và 4 giải chung cuộc cho các tác phẩm xuất sắc. Gửi bài dự thi tại đây.

Let's block ads! (Why?)

Hươu cao cổ mẹ đẻ rơi con từ độ cao hai mét

huou-cao-co-me-de-roi-con-tu-do-cao-hai-met

Hai mẹ con hươu cao cổ Lehanna tại khu bảo tồn Port Lympne. Ảnh: Telegraph.

Con non do hươu cao cổ mẹ Lehanna sinh ra chào đời tuần trước ở khu bảo tồn Port Lympne của tổ chức The Aspinall Foundation tại Kent, Anh, theo Telegraph. Giống như mọi con hươu cao cổ khác, Lehana đẻ con trong tư thế đứng, khiến con non rơi xuống từ độ cao cách mặt đất gần hai mét.

Chú hươu cao cổ con dường như bị choáng sau cú ngã đầu đời, nhưng sau đó đã gắng gượng đứng dậy để bước đi những bước đầu tiên dưới sự cổ vũ của hươu mẹ. Việc đứng lên càng sớm càng tốt sau khi sinh là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh tồn của hươu con, vì chúng không thể bú mẹ nếu không đủ sức đứng dậy.

Ca sinh nở diễn ra sau khi hươu cao cổ lần đầu tiên được đưa vào danh sách động vật dễ tuyệt chủng trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Theo IUCN, số lượng hươu cao cổ giảm từ khoảng 151.702 - 163.452 con vào năm 1985 xuống còn 97.562 năm 2015 do mất môi trường sống, săn bắn bất hợp pháp và các hoạt động khác của con người ở châu Phi.

"Sự sụt giảm số lượng nghiêm trọng của hươu cao cổ là bi kịch mới nhất xảy ra với động vật hoang dã trên hành tinh dưới tác động của loài người. Ca sinh ở Port Lympne là một điều tuyệt vời. Nhưng trên thực tế, trừ khi các loài nguy cấp được sinh sản tự nhiên trong môi trường hoang dã, động vật trên Trái Đất sẽ đối mặt với tương lai ảm đạm", Damian Aspinall, chủ tịch tổ chức The Aspinall Foundation, cho biết.

Con hươu cao cổ đực mới sinh chưa được đặt tên và là con non thứ hai ra đời ở Port Lympne rộng 263 hecta trong năm nay.

Phương Hoa

Let's block ads! (Why?)

Học võ giúp gia đình gắn kết

Võ thuật là niềm đam mê của tôi, vì thế, tôi quyết định truyền tình yêu võ thuật cho con trai - bé Vũ. Không chỉ muốn con khỏe mạnh, năng động, tôi còn rủ thêm cháu của mình để cả hai nhóc cùng tập mỗi buổi chiều. Cậu bé là anh họ, chỉ lớn hơn Vũ một tuổi, bọn trẻ chơi với nhau rất hợp.

hoc-vo-giup-gia-dinh-gan-ket

Tập võ giúp 2 cậu trai này khỏe hơn các bạn cùng trang lứa. Các con vượt nhiều bệnh dịch ở trường của chúng. Cũng lâu rồi tôi không nghe con trai tôi ho hắng tiếng nào. Tôi rất tự hào và cảm thấy đúng đắn khi quyết định dạy võ cho con.

Anh Tuấn

Từ ngày 21/11 đến 18/12, Báo VnExpress phối hợp cùng nhãn hàng Cô Gái Hà Lan tổ chức cuộc thi "Cả nhà năng động". Độc giả có thể gửi ảnh hoặc video thể hiện sinh động khoảnh khắc năng động của gia đình kèm đoạn nội dung tối đa 300 từ chia sẻ về các hoạt động hàng ngày giúp gia đình gắn kết và năng động hơn; hoặc cách lên kế hoạch vui chơi cho cả nhà vào cuối tuần, ngày nghỉ. Chương trình kéo dài 4 tuần, gồm 5 giải mỗi tuần và 4 giải chung cuộc cho các tác phẩm xuất sắc. Gửi bài dự thi tại đây.

Let's block ads! (Why?)

Giải mã lỗ đen trên bề mặt Mặt Trời

Đài Quan sát Động lực học Mặt Trời (Solar Dynamics Observatory) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện một vùng tối trên bề mặt Mặt Trời gọi là lỗ nhật hoa vào ngày 1-2/12, theo Business Insider.

Lỗ nhật hoa là nơi từ trường Mặt Trời yếu hơn so với bình thường. Khi quan sát bằng kính thiên văn tia X, nó mang màu đen do có nhiệt độ mát hơn so với môi trường xung quanh. Lỗ nhật hoa tạo ra những cơn gió Mặt Trời tốc độ cao có thể làm hư hỏng hệ thống vệ tinh và gián đoạn thông tin liên lạc trên Trái Đất, hoặc gây ra hiện tượng cực quang.

Xem thêm: 

Lê Hùng    

Let's block ads! (Why?)

Giật mình: Trẻ em bị dạ dày do... áp lực học hành?

Theo ghi nhận của PV, tại Khoa Tiêu hóa - bệnh viện Nhi Trung ương, Xanh-Pôn, bệnh nhi đến khám các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, dạ dày… có dấu hiệu gia tăng.

Trẻ nhỏ giờ cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày.

Tại bệnh viện Nhi Trung ương, chị Nguyễn Thúy Linh (32 tuổi, Hà Nội) cho biết, cách đây một năm, thấy cô con gái 5 tuổi hay kêu đau bụng, chị nghĩ con bị rối loạn tiêu hóa nên không đưa đi khám ngay mà chỉ mua men tiêu hóa về cho uống. Thế nhưng, uống men tiêu hóa gần một tuần, bé vẫn không đỡ nên chị mới đưa con đi khám và được bác sĩ xác định là viêm loét dạ dày.

Vài ngày trước, thấy con có triệu chứng đau lại, đặc biệt là hay đau theo cơn lúc ngồi học, chị Linh đưa con đi khám. Các bác sĩ cho hay, vì quá căng thẳng trong học tập khiến dịch vị dạ dày co bóp nên bé có những cơn đau bụng như vậy. “May mà tôi cho cháu đi khám kịp thời, các bác sĩ kê thuốc điều trị 5 ngày và hẹn hết thuốc khám lại để có hướng tư vấn tránh bệnh tái phát”.

Cùng chung tâm trạng lo lắng với chị Linh, chị Nguyễn Vân (Xuân Đỉnh, Hà Nội) đang thấp thỏm lo lắng vì tình trạng bệnh của con. Chị Vân cho hay: “Con gái tôi vừa vào lớp 1, từ khi làm quen với bài vở cũng là lúc cháu hay bị đau bụng. Cháu hay đau về đêm, đau đến mất ngủ, thỉnh thoảng buồn nôn. Đêm thì đau bụng, mất ngủ nên buổi sáng con rất mệt mỏi, học tập giảm sút. Thấy con thường xuyên đau bụng, tôi đã đưa con đến viện khám thì được bác sĩ chẩn đoán đau dạ dày”.

Điều khiến chị Vân hoang mang là các bác sĩ “bắt bệnh”, nguyên nhân dẫn đến việc đau dạ dày là do con chị bị áp lực học tập quá căng thẳng. Khi các bác sĩ thăm khám, chị Vân cũng thừa nhận, ngoài học ở trường, bé còn tham gia học thêm và đi học tiếng Anh ở trung tâm vào thứ 7, Chủ nhật.

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, một bác sĩ Khoa Tiêu hóa - bệnh viện Xanh Pôn cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, có triệu chứng liên quan đến dạ dày do áp lực học tập.

Cũng theo vị này, có bệnh nhi đến bệnh viện thăm khám được chẩn đoán đau dạ dày dù không có dấu hiệu đặc trưng, không bị ợ chua và cũng không phải do vi khuẩn HP. “Nhiều lúc bé đang chơi vui vẻ lại kêu đau bụng nên người nhà chỉ nghĩ con bị đau bụng bình thường, có khi do chưa tẩy giun nên chủ quan không đưa con đi khám. Tuy nhiên, sau khi đến viện thăm khám, người mẹ mới tin con bị bệnh”, vị bác sĩ này nhấn mạnh.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, ở trẻ em, cơn đau thường diễn ra khắp bụng chứ không chỉ đau vùng thượng vị như người lớn nên cha mẹ thường không nghĩ tới việc con mình đau dạ dày. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng vì ngày càng có nhiều trẻ ở lứa tuổi tiểu học phải đi khám và được phát hiện bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Một phần nguyên nhân do áp lực từ học tập, ăn uống không điều độ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, lứa tuổi mắc bệnh dạ dày thường gặp nhất từ 5-10 tuổi. Nhiều trẻ còn chưa biết mô tả cơn đau, đôi khi kể vị trí đau sai nên cha mẹ nhầm với các cơn đau do giun, rối loạn tiêu hóa. Khi thấy con không bớt đau mới đưa đi khám.

TS.BS.Trần Thị Hiền- Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa - bệnh viện Nhi trung ương cho hay, theo thống kê, những năm gần đây số lượng bệnh nhi đến nội soi ở Khoa gia tăng rõ rệt, đặc biệt 76% ở độ tuổi từ 4-9. Đây là các em ở năm cuối của mẫu giáo và những đầu của tiểu học. “Bị bệnh dạ dày, nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị”, bác sĩ Hiền cảnh báo.

Theo bác sĩ Hiền, viện Nhi Trung ương cũng đã có những nghiên cứu về mối liên quan giữa áp lực học hành và bệnh tiêu hóa ở trẻ. Ở trong nước và trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, áp lực học hành gia tăng tỷ lệ đau bụng ở trẻ nhỏ trên nền nhiễm HP (một loại vi khuẩn trong dạ dày) hoặc là có thể khởi động đau dạ dày ở trẻ.

Lan Thơm

Let's block ads! (Why?)