[unable to retrieve full-text content]
Những minh họa dưới đây của Bright Side cho thấy, đàn ông và phụ nữ nhìn và nghe theo cách hoàn toàn khác nhau.
Cuốn sách 2.000 năm tuổi được chứng minh là cổ thư lâu đời nhất về Chúa Jesus. Ảnh: David Elkington. |
Những trang sách kim loại ghép với nhau bằng gáy lò xo nhắc tới Chúa Jesus và các môn đồ của Ngài được Hassan Saeda, một người du cư từ Israel phát hiện ở vùng hẻo lánh tại Jordan năm 2008, theo Mirror. Các chuyên gia phân tích chữ viết và biểu tượng trong cuốn sách nhận định cuốn sách ra đời trong khoảng thời gian vài năm sau khi Chúa Jesus bắt đầu đi giảng kinh.
Các trang sách cho thấy Chúa Jesus không tạo ra tôn giáo riêng, mà tiếp nối tín ngưỡng hàng nghìn năm từ thời vua David (năm 1040 - 970 trước Công nguyên). Ngài tôn thờ cả nam thần và nữ thần. Ý chính trong cuốn sách là Chúa Jesus khuyến khích thờ phụng trong đền Solomon, được cho là nơi Thiên Chúa từng xuất hiện. Cuốn sách được gọi là sách chép tay để phân biệt với loại sách cuộn. Trên một trang sách lưu giữ chân dung Chúa Jesus.
Cuốn sách chép tay có hình ngôi sao 8 cánh bao phủ, biểu trưng cho sự xuất hiện của Đấng cứu thế. Các trang sách cũng nhắc đến tên Chúa Jesus và môn đồ James, Peter và John.
Vợ chồng nhà văn David và Jennifer Elkington ở Gloucestershire đã tổ chức chiến dịch vận động từ năm 2009 để kêu gọi công nhận và bảo vệ cuốn sách nhưng nhiều người cho rằng đây là đồ giả.
Kết quả kiểm tra mới do giáo sư Roger Webb và giáo sư Chris Jeynes ở phòng thí nghiệm Nodus thuộc Đại học Surrey, thực hiện, xác nhận cuốn sách giống mẫu vật bằng chì từ thời La Mã cổ đại mà các nhà khảo cổ tìm thấy trong một cuộc khai quật ở Dorset, Anh.
Các chuyên gia cho rằng cuốn sách chép tay họ kiểm tra không có phóng xạ phát ra từ chất polonium thường thấy ở những mẫu chì hiện đại, chỉ ra chì trong cuốn sách chép tay bị chảy từ cách đây hơn 100 năm.
"Trong khi mức độ phân hủy và xói mòn khác nhau tùy theo điều kiện môi trường ở nơi lưu giữ, có dấu hiệu phân hủy ở mặt trong lớp chì. Vật liệu oxy hóa và chia nhỏ ở mức độ nguyên tử để trở về trạng thái tự nhiên. Điều này không xuất hiện ở những đồ vật bằng chì vài trăm năm tuổi và không thể tạo ra bằng kích thích nhân tạo như đun nóng. Đây là chứng cứ mạnh mẽ cho thấy cuốn sách có niên đại lớn. Nghiên cứu chữ viết và thiết kế cũng chỉ ra niên đại khoảng 2.000 năm tuổi", nhóm nghiên cứu cho biết.
Phân tích tinh thể hóa chỉ ra cuốn sách chép tay khoảng 1.800 - 2.000 năm tuổi. Phân tích chữ viết của các học giả xác nhận ngôn ngữ viết trong sách là tiếng Do Thái cổ.
Xem thêm:
Phương Hoa
Pin kim cương vừa cung cấp nguồn năng lượng dài hạn vừa giúp giải quyết vấn đề xử lý chất thải hạt nhân. Ảnh minh họa: Mining.com. |
Các nhà khoa học tìm ra cách biến chất thải hạt nhân thành một nguồn năng lượng thông qua chuyển đồng vị phóng xạ thành kim cương nhân tạo có thể sử dụng như pin vĩnh cửu, Science Alert hôm 29/11 đưa tin. Những viên kim cương này có thể sản sinh dòng điện, cung cấp năng lượng trong hàng nghìn năm, nhờ thành phần cấu tạo có chu kỳ bán rã kéo dài.
"Nguồn phát điện trực tiếp này không bao gồm các bộ phận chuyển động, không thải khí, không cần bảo dưỡng", nhà địa hóa học Tom Scott ở Đại học Bristol, Anh, cho biết. "Bằng cách bọc kín chất phóng xạ bên trong những viên kim cương, chúng tôi giải quyết vấn đề dài hạn, chuyển chất thải hạt nhân thành pin năng lượng hạt nhân và nguồn cung cấp năng lượng sạch".
Nhóm của Scott phát triển pin kim cương thử nghiệm sử dụng đồng vị không ổn định của nickel (nickel-63). Nickel-63 có chu kỳ bán rã xấp xỉ 100 năm, cho phép thiết bị pin thử nghiệm duy trì khoảng một nửa lượng điện trong 100 năm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang hướng đến loại nguyên liệu có thời gian sử dụng lâu hơn là đồng vị carbon-14.
Thế hệ lò phản ứng hạt nhân Magnox đầu tiên tại Anh, được đưa vào vận hành trong khoảng thời gian từ những năm 1950 đến 1970, sử dụng những khối than chì lớn để duy trì phản ứng hạt nhân. Trong quá trình sử dụng, những khối than chì dần trở nên nhiễm xạ, tạo ra đồng vị carbon không ổn định là carbon-14.
Lò phản ứng Magnox cuối cùng đóng cửa vào năm 2015. Sau nhiều thập kỷ hoạt động, nó để lại một lượng rác thải hạt nhân khổng lồ. Hiện nay, 95.000 tấn than chì đang được bảo quản an toàn và giám sát chặt chẽ, vẫn còn độ phóng xạ mạnh. Thời gian để chúng phân rã hết rất lâu vì carbon-14 có chu kỳ bán rã là 5.730 năm. Với công nghệ nhóm của Scott đề xuất, những viên pin carbon-14 có tiềm năng to lớn.
"Đồng vị carbon-14 được chọn làm vật liệu phóng xạ bởi chúng phát xạ ngắn, dễ hấp thụ bởi vật chất rắn", nhà nghiên cứu Neil Fox thuộc dự án nói. "Thông thường, việc nuốt vào hoặc chạm tay không vào những đồng vị này rất nguy hiểm nhưng khi chúng được lưu giữ an toàn trong lớp kim cương, không có bức xạ ngắn nào thoát ra. Kim cương là vật liệu cứng nhất được biết tới, và ta có thể sử dụng tính chất ấy để bảo vệ con người".
Công nghệ mới được nhóm nghiên cứu chia sẻ trong bài giảng "Những ý tưởng thay đổi thế giới" diễn ra tại Đại học Bristol tuần trước, nhưng họ chưa công bố chi tiết phát minh.
"Thông thường, một viên pin AA nặng 20 g sẽ có năng lượng lưu trữ khoảng 700 Joule/g. Nếu hoạt động liên tục, nó sẽ hết trong vòng 34 giờ", nhà nghiên cứu Scott cho biết. "Một viên pin kim cương thử nghiệm chứa một gram đồng vị carbon-14 cung cấp 15 Joule/ngày, liên tục trong vòng 5.730 năm. Như vậy, tổng năng lượng thu được lên tới 2,7 tera Joule".
Pin kim cương cấu tạo từ nguyên liệu phóng xạ có thể dùng cho những thiết bị điện tử không yêu cầu mức điện lớn nhưng cần nguồn năng lượng liên tục như máy điều hòa nhịp tim, vệ tinh, máy bay không người lái hay thậm chí tàu vũ trụ.
Xem thêm:
Phương Hoa
"Chỉ hơn kém nhau 7 tháng tuổi, hai cô bé này là chị em 'thực sự'. Chúng rất yêu nhau, cũng hay chành chọe nhau, đều khá nhút nhát, và đều coi người kia gần gũi với mình hơn bất kỳ ai trên thế giới. Tôi tự hào vì là mẹ của chúng". |
Những sinh vật lạ mắc cạn trên bờ biển Huntington phía nam bang California, Mỹ, UPI hôm qua đưa tin. Một cư dân địa phương tên Don Coursey cho biết chưa từng trông thấy vật nào tương tự trong 30 năm sinh sống gần bãi biển. "Chúng có vẻ giống thạch dẻo. Nếu bạn là trẻ nhỏ, bạn sẽ thích thứ này tới mức bỏ ngay vào túi áo", Coursey nói. |
Tên gọi cho 4 nguyên tố mới trong bảng tuần hoàn hóa học chính thức được thông qua. Ảnh: IUPAC. |
Hiệp hội quốc tế về hóa học cơ bản và ứng dụng (IUPAC) chính thức chấp nhận tên gọi của 4 nguyên tố mới được thêm vào chu kỳ thứ 7 trong bảng tuần hoàn hóa học, Science Alert hôm nay đưa tin.
IUPAC công bố 4 nguyên tố mới hồi đầu năm nay. Tại thời điểm đó, chúng được biết đến đơn giản là nguyên tố 113, 115, 117 và 118 với tên gọi cùng ký hiệu tạm thời lần lượt là ununtrium (Uut), ununpentium (Uup), ununseptium (Uus) và ununoctium (Uuo).
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nguyên tố mới tới từ Nga, Mỹ, Nhật được giao nhiệm vụ đặt tên cho chúng. Họ đệ trình đề xuất của mình hồi tháng 6/2016. Sau 5 tháng đánh giá, IUPAC hôm nay chính thức phê duyệt tên 4 nguyên tố mới.
"Theo thông lệ, các nguyên tố mới phát hiện được đặt tên theo địa danh, vùng địa lý hoặc nhà khoa học. Phần đuôi tên gọi thể hiện và duy trì tính nhất quán trong hóa học, tức là đuôi '-ium' cho nguyên tố 113 và 115, cũng như tất cả nguyên tố mới của nhóm 1-16, đuôi '-ine' cho nguyên tố 117, tương tự các nguyên tố khác trong nhóm 17, đuôi '-on' cho nguyên tố 118 và các nguyên tố thuộc nhóm 18", IUPAC giải thích.
Như vậy, tên gọi và ký hiệu chính thức của 4 nguyên tố mới đó là nguyên tố 113 Nihonium (Nh), nguyên tố 115 Moscovium (Mc), nguyên tố 117 Tennessine (Ts) và nguyên tố 118 Oganesson (Og).
Trong đó, Nihonium có nguồn gốc từ "Nihon", cách gọi Nhật Bản trong tiếng Nhật. Moscovium được đặt theo tên thủ đô Moscow của Nga. Tennessine gợi nhắc đến bang Tennessee, nơi đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học. Oganesson nhằm vinh danh Yuri Oganessian, nhà vật lý 83 tuổi người Nga. Việc thông qua tên gọi của 4 nguyên tố là bước cuối cùng nhằm chính thức cập nhật bảng tuần hoàn hóa học mới.
Xem thêm:
Hiền Anh