Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất do Vụ Bình đằng giới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV), khảo sát tại 9 tỉnh và thành phố từ tháng 1 đến tháng 6 vừa qua.
Những công việc không lương này tốn nhiều thời gian, lặp lại và đôi khi là lao động nặng nhọc, khiến nhiều phụ nữ phải hy sinh nhiều quyền lợi khác của mình. Trong khi đó chúng không nhận được chú ý và tôn trọng của các thành viên trong nhà, cộng đồng và ngay của chính người phụ nữ.
Một cuộc khảo sát của chính phủ Thụy Sĩ cho thấy nếu các việc không lương nói trên được tính trong GDP thì sẽ chiếm tới 40%.
Tại Việt Nam, với khoảng 22 triệu phụ nữ trong độ tuổi lao động thì sẽ tương đương với hơn 13 triệu ngày làm việc. Nếu mỗi ngày làm việc được trả công 100 - 150 nghìn đồng, thì con số này ước tính đóng góp hơn 20% trong tổng GDP của Việt Nam vào năm 2015 (tương đương khoảng 41 tỷ USD).
Một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu phát triển xã hội năm 2007 cho thấy, hầu hết đàn ông thường chỉ làm hai việc không lương là thắp hương và đi họp hội làng. Trong việc chăm con, họ chỉ đi họp phụ huynh và chơi với con.
"Nếu việc chăm sóc không lương này không được công nhận, ngày càng nhiều phụ nữ sẽ lâm vào nghèo đói do có ít (không có) thời gian để chăm sóc bản thân, đi làm được trả lương hay học tập để mở mang kiến thức. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn cả những thế hệ sau", bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện ActionAid Việt Nam chia sẻ.
Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu đề xuất Chính phủ xem xét đưa giá trị của việc chăm sóc không lương thành một chỉ số cho việc tính toán GDP.
“Khi những đóng góp của phụ nữ Việt Nam được ghi nhận rõ ràng, tất yếu sẽ dẫn tới sự phân công và san sẻ các công việc không lương một cách hài hòa, hợp lý. Đây là một cách thức thiết thực để cải thiện thực trạng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ”, ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao đông Thương binh và Xã hội cho biết.
Đến nay, chưa có quốc gia nào trả lương cho các công việc không tên, chỉ một số ít nước đang có vận động làm điều này, như Italy.
P.D.
No comments:
Post a Comment