Friday, April 27, 2018

Băng vệ sinh và cốc nguyệt san có thể gây sốc độc

Các chị em phụ nữ cảm thấy được bảo vệ và chống lại hội chứng sốc độc khi sử dụng băng vệ sinh hữu cơ và cốc nguyệt san nhưng thực ra lại nguy hiểm hơn.

Theo một nghiên cứu mới cho biết: Không quan trọng chất liệu làm băng vệ sinh bởi băng vệ sinh được làm bằng chất liệu gì vẫn có thể gây ra sốc độc.

Thời gian gần đây, xu hướng sử dụng băng vệ sinh hữu cơ được các công ty hứa hẹn là sản phẩm an toàn, tự nhiên hơn nhưng thực ra không có ngoại lệ với loại băng vệ sinh hữa cơ.

Một nghiên cứu mới của Đại học Claude Bernard ở Pháp cho rằng, cốc nguyệt san và băng vệ sinh hữu cơ đều có thể gây ra hội chứng sốc độc.

Hội chứng sốc độc (TSS) là một nỗi ám ảnh đối với các thiếu nữ nhưng trên thực tế, nó chỉ xảy ra ở 1/100.000 phụ nữ. Tên của hội chứng này cũng là một chút nhầm lẫn, có thể nó đã góp phần vào sự gia tăng sử dụng băng vệ sinh hữu cơ.

Sốc độc tố chính xác là một bệnh nhiễm trùng máu cấp tính, và là một biến chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn. TSS không thực sự gây ra bởi một chất độc, các độc tố môi trường thường đến từ các vật liệu nhân tạo như nhựa.

Khi vi khuẩn Staphylococcus aureus (hoặc Staph A) - phát triển ở âm đạo khỏe mạnh của phụ nữ, khi đi vào máu, nó có thể tạo ra độc tố. Một khi điều này xảy ra, hệ thống miễn dịch sẽ phát triển quá mức.

Các tế bào bị viêm cố gắng chống lại độc tố, gây ra các triệu chứng như giảm huyết áp, tăng đột ngột nhiệt độ, cơ thể và đau đầu, lú lẫn và tiêu chảy hoặc buồn nôn. Trong trường hợp nghiêm trọng, điều này khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc, gây suy thận và co giật có thể dẫn tới nguy hiểm tình mạng.

Thực tế, đàn ông cũng có thể bị hội chứng sốc độc nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu của họ thông qua vết cắt hoặc vết trầy xước, và chiếm 1/3 tổng số ca sốc độc tố.

Sức khỏe - Băng vệ sinh và cốc nguyệt san có thể gây sốc độc

Băng vệ sinh và cốc nguyệt san có thể gây sốc độc

Ca sốc độc đầu tiên từ những năm 1970, khi một nghiên cứu phát hiện thấy 3/4 trường hợp phụ nữ sử dụng băng vệ sinh cả ngày của một thương hiệu cụ thể.

Băng vệ sinh và tất cả bất kỳ sản phẩm vệ sinh tương tự nào được đưa vào âm đạo đều khiến phụ nữ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn đối với TSS bởi vì đó là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Nghiên cứu mới của Pháp đã nghiên cứu những sản phẩm mới nhất, an toàn nhất chống lại TSS. Thực chất, một số loại sợi nhất định trong sản phẩm có thể làm cho một số người có khả năng phát triển vi khuẩn nhiều hơn.

Kết quả nghiên cứu của Pháp xác nhận rằng bất cứ thứ gì cho vào cơ thể của người phụ nữ trong nhiều giờ liền tại một chỗ đều có thể gây ra nguy hiểm.

“Kết quả của chúng tôi không ủng hộ giả thuyết băng vệ sinh chỉ có bông hữu cơ có thể an toàn hơn so với băng vệ sinh thường”, tác giả nghiên cứu tiến sĩ Gerard Lina cho biết.

Tiến sĩ Lina nói: “Việc sử dụng băng vệ sinh nhiều giờ dẫn đến một trường hợp hội chứng sốc độc kinh nguyệt, và một trường hợp TSS kinh nguyệt khác liên quan đến sử dụng cốc nguyệt san”.

Các nhà nghiên cứu cho biết băng vệ sinh nên được thay đổi thường xuyên, và cốc nguyệt san nên được luộc giữa các lần sử dụng cho đến khi có một dung dịch làm sạch loại này tốt hơn.

Theo Daily Mail

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment