Trong những năm gần đây đặc biệt là năm vừa qua, khởi nghiệp đang là khái niệm “thời thượng” được nhắc đến thường xuyên tại các trường Cao Đẳng, Đại Học. Phần lớn câu chuyện này chỉ dừng lại chủ yếu tại những cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, đề tài khởi nghiệp.
Tuy nhiên, các hoạt động này chưa có sự đánh giá tổng kết để xem đề tài, ý tưởng có khả thi như mong muốn những người tổ chức hay không vả lại khan hiếm về vốn vẫn là vấn đề quan trọng nhất. Nếu chỉ dừng lại ở vài đề tài, ý tưởng với các giải thưởng thì đó mới chỉ là lý thuyết dễ khiến SV sống trong một ảo mộng nhất định đôi khi khiến không ít các bạn trẻ bỏ qua thực tiễn mà lao ngay vào việc khởi nghiệp khi có một vài lời khen, hay giải thưởng nho nhỏ nào đó. Một số bạn đã đi xa hơn các cuộc thi với việc đem ý tưởng Khởi nghiệp vào thực tế, xem điều đó như là một đam mê thật sự của các bạn, nhưng đam mê thôi thực sự chưa đủ.
Khởi nghiệp khó nhất là việc đưa ý tưởng từ lý thuyết đến thực tiễn bởi vì đa số sinh viên chưa được trải nghiệm sẽ khó hiểu được cơ chế tổ chức một nhóm làm việc hiệu quả hoặc thậm chí là một công ty. Vậy trước hết các bạn trẻ phải biết dấn thân vào thực tiễn qua việc đi làm thuê, thử việc… để am hiểu lĩnh vực và xây dựng các mối quan hệ phục vụ cho ý tưởng khởi nghiệp đó.
Ngoài ra, các bạn sinh viên nếu mong muốn khởi nghiệp cũng cần phải suy tính về những rủi ro chứ không nên “mơ mộng” về một con đường bằng phẳng, có những stress phải đối mặt khi khởi nghiệp đòi hỏi sự lăn lộn, khó khăn, căng thẳng, thời gian làm việc có khi hơn 12 tiếng mỗi ngày, chăm chút cho dự án khởi nghiệp như đứa con cưng của mình và thậm chí các bạn sinh viên phải sẵn sàng tâm lý đối mặt với nợ nần, ế ẩm, khách hàng xỉ vả hay sự hoài nghi từ gia đình và xã hội.
Mong muốn kinh doanh là điều cần thiết nhưng để thành công thì không thể dựa vào cảm tính và chạy theo số đông, thấy người ta làm cái gì phất lên là mình làm y chang hoặc chỉ một vài ý kiến loé lên chưa hình thành được một dự án kế hoạch hoàn chỉnh đã muốn lao vào thương trường, đó là điều hoàn toàn không dễ.
Anh Nguyễn Lê Đình Quý, Đại diện Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam - VICC tại Đà Nẵng, người dành nhiều thời gian quan tâm đến khởi nghiệp sinh viên cũng chia sẻ thêm: Tôi gặp khá nhiều câu hỏi tương tự trong các buổi tư vấn khởi nghiệp cho sinh viên về việc các bạn ấy có một ý tưởng hoặc dự án khởi nghiệp, có nên bỏ học để theo dự án đó của các bạn không?
Tôi trả lời với sự chân thành nhất rằng nếu dự án hay ý tưởng khởi nghiệp của các bạn đã tìm được nguồn đầu tư tốt hay sản phẩm đã tìm kiếm được các đối tác thì hãy đừng ngại vươn ra biển lớn, còn nếu dự án đó của các bạn vẫn chỉ mới được thử lửa qua vài cuộc thi và nhận được đôi chút lời khen mà chưa có sản phẩm, chưa tìm được nguồn đầu tư thì nên tiếp tục học để bồi dưỡng kiến thức bổ sung cho dự án, không ngừng khơi nguồn sáng tạo để hoàn thiện nó rồi khởi nghiệp hẳn vẫn chưa muộn?”.
Còn đây là những lời khuyên chân thật của cậu cả nhà bầu Hiển - Thiếu gia nhìn tỷ Đỗ Quang Vinh cho rằng: "Nên bắt đầu với việc mà bạn cảm thấy yêu thích, đam mê vì chỉ khi đó bạn mới đạt được thành công cao nhất bằng động lực và nhiệt huyết của bản thân.
Thiếu gia nhìn tỷ Đỗ Quang Vinh nắm quyền CEO của tập đoàn T&T tại Mỹ, nhưng anh từng "làm cả những công việc của nhân viên cấp thấp nhất". |
Nhưng các bạn sinh viên hiện nay thường có ý nghĩ khởi nghiệp tức là không muốn làm nhân viên mà lại muốn làm ông chủ. Nếu các bạn bắt đầu từ nhân viên để lên làm chủ, các bạn sẽ có đầy đủ kỹ năng duy trì và phát triển công ty mà bản thân lập ra.
- Có ham muốn kinh doanh thì hãy bình tĩnh, học hỏi những người đi trước để tích luỹ thêm kinh nghiệm rồi hẵng làm chủ hay khởi nghiệp nhưng phải luôn duy trì đam mê, nhiệt huyết của các bạn."
No comments:
Post a Comment