Saturday, April 29, 2017

Bí ẩn đằng sau bức ảnh tàu Cassini gửi về từ 'cõi chết'

Sao Thổ nhìn từ khoảng cách 3.000 km

Tàu vũ trụ Cassini trị giá gần 3,3 tỷ USD của NASA hôm 27/4 gửi về những bức ảnh đầu tiên sau khi thực hiện thành công nhiệm vụ băng qua sao Thổ ở khoảng cách gần chưa từng có. Nó đã ghi lại hình ảnh tầng khí quyển trên của sao Thổ, nơi có áp suất tương đương khí quyển ở mực nước biển trên Trái Đất,  theo Gizmodo.

Một số người cho rằng những vệt sáng trong bức ảnh là sấm chớp được camera khoa học góc rộng (ISSWAC) của Cassini ghi lại. Tuy nhiên, giáo sư Andy Ingersoll cho rằng đó chính là những đám mây ammonia, nằm cách tầng khí quyển bên dưới khoảng 150 km. Giáo sư Ingersoll đang làm việc tại Viện công nghệ California (Caltech), nơi sản xuất và vận hành tàu Cassini.

"Có thể có những đám mây hơi nước ở dưới sâu hơn, nhưng chúng ta không thấy được vì chúng đã đóng băng. Nước chuyển sang thể rắn ở độ sâu lớn hơn ammonia nhiều", giáo sư Ingersoll cho biết. Khí ammonia ấm bốc lên cao và ngưng tụ thành mây, tương tự Trái Đất. Ông Ingersoll cho biết nhiệt độ "ấm" ở tầng khí quyển trên của sao Thổ thường dao động quanh mức -270 độ C.

Hình ảnh gửi về từ Cassini trong giai đoạn bổ nhào chỉ có màu đen trắng. Đây là điều không thể tránh khỏi, khi con tàu di chuyển với tốc độ tới 124.000 km/h so với sao Thổ. Các nhà khoa học không thể dùng camera có bộ lọc màu vì nó sẽ làm hình ảnh bị nhòe quá mức. Vì vậy, phần trung tâm màu xanh dương của siêu bão cực bắc sao Thổ đã không được thể hiện.

bi-n-dang-sau-buc-anh-tau-cassini-gui-ve-tu-coi-chet

Cơn bão màu xanh dương ở cực bắc sao Thổ trước khi Cassini bổ nhào. Ảnh: Twitter.

Điều khiến nhiều nhà nghiên cứu kinh ngạc chính là quy mô và sự rõ ràng của các vệt mây ammonium hydrosulphide, bên dưới khối mây ammonia. Hiện tượng này liên quan tới bí ẩn mà nhóm của giáo sư Ingersoll nghiên cứu. Theo đó, các vệt mây có trật tự rõ ràng, không xuất hiện nhiễu động không khí, bất chấp việc gió trên sao Thổ có tốc độ tới 1.800 km/h.

Điều này đặt ra câu hỏi về việc gió trên sao Thổ mạnh hơn sao Mộc, cũng như mạnh hơn nhiều so với Trái Đất. Các nhà khoa học cho rằng càng rời xa Mặt Trời thì khí quyển hành tinh càng ít nhiễu động, tạo ra những cơn gió rất mạnh và đồng đều.

Trong sứ mệnh "Chặng kết lớn", Cassini sẽ thực hiện 22 lượt bổ nhào tiến ngày càng gần hơn đến bề mặt sao Thổ trước khi lao xuyên qua khí quyển hành tinh và đâm xuống bề mặt vào tháng 9.

"Chặng kết lớn" sẽ đảm bảo vi khuẩn Trái Đất mà Cassini mang theo sẽ không nhiễm sang các hành tinh khác mà nó có thể rơi xuống, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Lần bổ nhào tiếp theo của Cassini xuống gần sao Thổ dự kiến diễn ra hôm 2/5.

bi-n-dang-sau-buc-anh-tau-cassini-gui-ve-tu-coi-chet-1

Tổng quan về tàu vũ trụ Cassini đang tiếp cận sao Thổ (). Đồ họa: Việt Chung.

Hòa Việt

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment