Thứ sáu, 3/2/2017 | 21:00 GMT+7
|
Thứ sáu, 3/2/2017 | 21:00 GMT+7
|
Nhà chức trách Indonesia đang xem xét lắp đặt hệ thống cảnh báo sóng thần mới sau khi nhận thấy hệ thống cũ không hiệu quả.
Các nhà khoa học thử nghiệm thành công mô hình hệ thống cảnh báo sóng thần trị giá 3 triệu USD ở bờ biển phía tây Sumatra, giữa quần đảo Mentawai và thành phố Padang, không yêu cầu phao nổi để truyền tín hiệu, theo Washington Post. Mô hình thử nghiệm do Hiệp hội Khoa học Quốc gia Mỹ cấp vốn.
Indonesia lắp đặp hệ thống cảnh báo sóng thần bằng phao nổi truyền tín hiệu có giá hàng triệu USD sau thảm họa động đất và sóng thần trên biển Ấn Độ Dương năm 2004. Tuy nhiên, sau trận động đất vào tháng 3 năm ngoái, chính phủ nhận thấy hệ thống này không hữu dụng vì tất cả phao nổi bị người đi tàu thuyền phá hoại hoặc được bảo dưỡng kém.
Trong hệ thống mới, dữ liệu quyền qua sóng âm phát từ máy đo địa chấn và cảm biến áp suất dưới biển.
Hệ thống này không cần phao truyền tín hiệu bởi sóng âm được khúc xạ xuống biển qua dòng nước ấm ở bề mặt đến giao điểm tiếp theo trong mạng lưới ở khoảng cách lên tới 30 km.
Hệ thống chỉ sử dụng vài kilomet sợi cáp quang ở điểm cuối để kết nối với trạm trên bờ ở quần đảo Mentawai. Dữ liệu sau đó được truyền qua vệ tinh từ trạm trên bờ để cung cấp cảnh báo sóng thần.
Chính phủ đang cân nhắc chi 112.000 USD để lắp sợi cáp quang nhưng có nhiều luồng ý kiến. Một số nhà chức trách cho rằng quá nhiều cảnh báo sóng thần nhầm có thể khiến mọi người lơ là khi một cơn sóng khổng lồ có sức tàn phá ập đến.
Phương Hoa (Đồ họa: Next Media)
No comments:
Post a Comment