Saturday, July 2, 2016

Khác biệt về trí tuệ và tâm lý tạo nên siêu sao bóng đá

khac-biet-ve-tri-tue-va-tam-ly-tao-nen-sieu-sao-bong-da

Trí tuệ và tố chất tâm lý giữ vai trò quyết định tạo nên thành công của siêu sao bóng đá. Ảnh: Telegraph.

Chúng ta vẫn thường cho rằng bóng đá không phải là một môn thể thao trí óc. Những cầu thủ lớn như Gareth Bale, Cristiano Ronaldo hay Paul Pogba nổi tiếng với sức mạnh, tốc độ, khả năng tranh bóng và kỹ năng làm chủ trái bóng của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho thấy tất cả những kỹ năng đó đều liên quan tới trí tuệ của cầu thủ.

Theo New Scientist, Vincent Walsh, một nhà thần kinh học tại Đại học London, Anh, đang làm việc với các ngôi sao thể thao để thử nghiệm các giới hạn trong thi đấu của họ. Trên thực tế, các huấn luyện viên cũng thường sử dụng các liệu pháp về tâm lý trước trận đấu để tăng cường sự tự tin, động lực và dạy các cầu thủ đối phó với những căng thẳng. Nhưng Walsh và các đồng nghiệp tập trung khám phá sự khác biệt trong suy nghĩ của những cầu thủ ngôi sao và những cầu thủ bình thường.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Current Biology, Walsh cho rằng chơi thể thao ở mức độ đỉnh cao đòi hỏi những khác biệt rất lớn về mặt trí óc. Cầu thủ có trí tuệ sẽ học các kỹ năng và chiến thuật nhuần nhuyễn hơn. Khi cần, họ có thể đưa ra quyết định trong tích tắc và lên kế hoạch đối phó với những tình huống trước mắt.

Tinh thần vững vàng giúp họ vượt qua thất bại, cảm giác thua cuộc và nỗi sợ hãi về những chấn thương. Họ làm tất cả điều này trong khi vẫn phải tập trung kiểm soát bóng, khi bị đối thủ đeo bám khó chịu, thậm chí bị kéo áo, xô đẩy, nhổ nước bọt, hay những chế giễu của đám đông cũng như kỳ vọng của hàng triệu người xem trên toàn thế giới.

Các bằng chứng cho thấy siêu sao bóng đá được trang bị tốt hơn về tinh thần so với hầu hết cầu thủ bình thường. Những cầu thủ bóng đá trẻ nhiều triển vọng thường có khả năng tập trung cao hơn trong thời gian dài hơn, và phản ứng nhanh hơn so với cầu thủ bình thường.

Nhà tâm lý học thể thao Mitchell Smith tại Đại học Công nghệ Sydney, Australia, tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng mà tinh thần mệt mỏi gây ra với hiệu suất thi đấu của các cầu thủ. Ông nhận thấy bộ não suy kiệt sẽ tác động đến tinh thần, khả năng phán đoán đưa quyết định và cả vận động thể chất của cầu thủ đó như tốc độ chạy hoặc bắt bóng. Tại Anh, nhà tâm lý học thể thao Christopher Wagstaff tại Đại học Portsmouth chứng minh, nếu các cầu thủ xem một video làm họ khó chịu và ức chế, họ sẽ thi đấu kém hơn trong trận đấu sau đó.

Một ví dụ điển hình khác cho vai trò của tâm lý là cuộc chiến trên vạch đá phạt luân lưu tại Euro 2016, sau 120 phút hòa căng thẳng và mệt mỏi. Nhà tâm lý học thể thao Greg Wood ở Đại học Liverpool tại Hope, Anh nghiên cứu hàng trăm trận đấu quyết định bằng đá luân lưu và khẳng định chìa khóa cho sự thành công chủ yếu nằm ở tâm lý.

Phần lớn mọi người cho rằng kết quả đá luân lưu là do yếu tố may mắn. Ngay cả nhiều cầu thủ xuất sắc nhất thế giới cũng có quan điểm như vậy. "Đá phạt đền lúc nào cũng như chơi xổ số. Bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra", cầu thủ Cristiano Ronaldo phát biểu sau khi ghi bàn trong trận chung kết Champions League năm nay cho Real Madrid.

Nhưng Wood không đồng ý với quan điểm trên. Ông thấy rằng trong các giải đấu quốc tế lớn giữa năm 1982 và năm 2015, đội tuyển Đức giành chiến thắng tất cả 6 trận đấu bằng hình thức đá luân lưu trong khi Anh thua 6 trong số 7 trận quyết định. Cầu thủ Đức ghi bàn trong 92% các quả phạt đền của họ so với tỷ lệ chỉ đạt 67% của người Anh. Sự khác biệt trong một khoảng thời gian dài này không phải là do yếu tố may mắn.

Hầu hết các cầu thủ đều có khả năng sút chính xác vào khung thành trong cự ly 11 m. Điều khác biệt là bộ não của họ có thể kiểm soát được cơ thể trong những tình huống căng thẳng hay không, và tâm lý của họ có thể chiến thắng vai trò của may mắn hay không. Ngược lại, những thủ môn giỏi có thể uy hiếp tinh thần của đối thủ, hoặc nhận biết tâm lý sợ hãi trong ngôn ngữ cơ thể của đối thủ, từ đó đưa ra phán đoán chính xác.

Xem thêm: 

Thanh Tùng

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment