Các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa là nơi phải thường xuyên tiếp xúc với chất bẩn từ thực phẩm và môi trường sống hàng ngày.
Chúng rất dễ bị bệnh, nhưng làm cách nào để bạn kiểm tra sức khỏe của hệ tiêu hóa? Hãy tận dụng nước bọt - dịch tiết trực tiếp từ nội tạng!
Nó phản ánh rõ ràng tình trạng sức khỏe của từng cơ quan tiêu hóa. Các chất trong nước bọt khi phản ứng với kim loại sẽ tạo ra sự thay đổi màu sắc.
Các thầy thuốc Trung Quốc đã đặt một chiếc thìa vào lưỡi bệnh nhân và quan sát sự thay đổi của màu sắc nước bọt, từ đó đưa ra chẩn đoán.
Phương pháp y học cổ truyền này khá chính xác và đã được các chuyên gia đại học Missouri áp dụng để tạo nên các phần mềm chẩn đoán bệnh.
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách này tại nhà để hiểu rõ hơn về sức khỏe mình, từ đó giúp bạn điều chỉnh một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý hơn.
Cách tự kiểm tra hệ tiêu hóa tại nhà bằng thìa
Chuẩn bị: Một chiếc thìa nhôm hoặc inox sạch, kích cỡ vừa phải, có độ bầu để áp vừa vặn vào lưỡi của bạn:
Ví dụ về một chiếc thìa phù hợp với phương pháp kiểm tra hệ tiêu hóa tại nhà. |
Sau khi ăn tối và súc miệng sạch, hãy thực hiện các thao tác sau:
Lưu ý: Để quan sát đúng nhất, bạn hãy đặt thìa ngay dưới bóng đèn, nơi có nguồn sáng mạnh và rõ ràng.
Nếu nước bọt trên thìa không đổi màu và không có mùi lạ, nội tạng của bạn đang khá ổn. Nhưng nếu chúng đổi sang 4 sắc màu ở trên, hãy cân nhắc việc thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như gặp bác sĩ:
- Thông thường nếu nước bọt và thìa chuyển tím hoặc cam, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.
Hãy giảm các món giàu mỡ, đạm và tăng cường rau xanh để giảm nồng độ cholesterold trong cơ thể. Nó sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Với người có màu thìa chuyển cam hoặc vàng cam, bạn rõ ràng cần uống nước nhiều hơn, giúp thận hoạt động trơn tru hơn.
Ngoài ra nếu thìa tím và cam còn có liên quan đến một số chứng nhiễm độc kim loại.
Do đó hãy sắp xếp ngay một buổi khám bệnh có siêu âm, thử máu và nội soi nếu cần để sớm phát hiện bệnh ở hệ tiêu hóa bạn nhé!
- Người có thìa trắng và vàng nhạt, vàng be thường mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn. Lúc này, việc đi khám tổng quát cũng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Theo Trí thức trẻ
No comments:
Post a Comment