Những mẹo dân gian này khá hiệu quả để làm dịu vết loét, nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi những cơn đau do nhiệt miệng gây nên.
Uống bột sắn dây
Sử dụng bột sắn dây ngày 2 lần giúp giảm đau rát vì chúng có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng.
Người bị nhiệt miệng nên dùng 10 - 15 g/ngày. Bạn có thể pha loãng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất. Với trẻ nhỏ thì cho uống chín sẽ tốt hơn uống sống.
Súc miệng nước cốt dừa
Bạn có thể nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng nước cốt dùa để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Súc miệng nước hạt rau mùi
Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng nước hạt mùi để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Ngậm nước ép cà chua sống
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể ăn cà chua sống hoặc ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 - 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.
Ngậm nước khế chua
Bạn hái vài quả khế chua tươi. Sau đó giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc. Chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Thoa nước cỏ nhọ nồi vào vết loét
Có một cách khác bạn có thể áp dụng là dùng cỏ mực (nhọ nồi) rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Sau đó sử dụng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần sẽ đỡ rất nhiều.
Thoa nước lá rau ngót vào vết loét
Bạn có thể sử dụng 1 nắm lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.
Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Súc miệng nước củ cải
Củ cải trắng bạn đem giã nát khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc. Sử dụng nước này để súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.
Uống nước cam, chanh
Trong nước cam/chanh có chứa hàm lượng vitamin C tự nhiên cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm.
Bên cạnh đó, nước cam có chứa chất folate, vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Do đó chúng có ích cho những người bị nhiệt miệng.
Uống nước diếp cá
Diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Do đó, chúng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng.
Để chữa nhiệt miệng, bạn nên giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố sẽ có tác dụng trị nhiệt miệng nhanh chóng.
Thanh Hà (tổng hợp)
No comments:
Post a Comment