Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, chị Phan Thanh Thủy (Bình Thuận) cho biết: Con trai chị- bé Dương Hoàng Long (1 tuổi), khi sinh ra cũng là một đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác.
Nhưng được 1 tháng 20 ngày, trên người bé bắt đầu xuất hiện một số nốt đỏ ở mặt, kèm them các biểu hiện nôn mửa, sốt cao và tiêu chảy.
Thấy vậy, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng 2- TP.Hồ Chí Minh khám và được các bác sỹ ở đây chẩn đoán bé bị.
“Bác sỹ kê cho chúng tôi thuốc xanh- methylen để bôi ngoài da cho bé, giúp giảm đỏ các vết thương ngoài da và sát trùng. Họ cũng khẳng định, bệnh này do cơ địa, lớn lên tự khắc sẽ khỏi, không có thuốc nào chữa trị được” - chị Thủy kể lại.
Khuôn mặt đáng thương của bé, các vết mẩn đỏ, rỉ dịch chi chít nhau. |
Tuy nhiên, sau đó bệnh của bé không hề có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Đỉnh điểm nhất là trong khoảng thời gian từ 3 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi. Ban đầu chỉ là những vết đỏ trên mặt, sau đó lan sang phía tai, đầu, cánh tay, bụng và chân, kèm theo đó là bệnh tiêu chảy kéo dài. Bé gào khóc không ngừng vì toàn thân rỉ dịch, ngứa ngáy khó chịu.
Lại một lần nữa mẹ con chị Thủy ôm nhau vào viện khám. Lần này, các bác sỹ phát hiện thêm, bạch cầu trong máu của bé tăng cao. Nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch, phổi.
“Tuy nhiên, các bác sỹ không tìm ra nguyên nhân tại sao bạch cầu của bé lại tăng, vì vậy, họ chỉ cho uống thuốc để giảm lượng bạch cầu xuống. Sau hai tháng uống thuốc, lượng bạch cầu trong máu bé đã trở lại bình thường, nhưng sau khi ngừng uống thuốc, nó lại tiếp tục tăng nhưng đã đỡ hơn trước”, chị Thủy nói.
Căn bệnh không có thuốc chữa và ngày càng nặng hơn, lây lan khắp người bé. |
Càng lớn, nhận thức của bé càng rõ ràng hơn, bé lại càng khóc nhiều hơn vì toàn thân ngứa ngáy, khó chịu. Không chịu đựng được những cơn ngứa hành hạ, kéo dài, bé liên tục dùng tay cào vào các vết thương khiến cho chúng chảy dịch, ngày càng lan rộng ra và nặng hơn.
Theo tâm sự của chị Thủy, bé bị dị ứng với đạm sữa nên cũng chẳng ăn uống được gì nhiều, chủ yếu là ăn cháo thịt lợn và các loại rau xanh. Riêng các loại củ cải hay cà rốt, các loại đậu bé cũng không ăn được vì sẽ bị dị ứng. Vì thế, bé cũng bị suy dinh dưỡng và thể trạng rất yếu. Mấy hôm nay bé gần như khóc suốt đêm, ho, bỏ ăn và sụt cân.
Bé liên tục gào khóc, không ăn uống được gì vì ngứa toàn thân |
“Mọi công việc của tôi gần như bị ngừng lại vì phải trông chừng bé suốt ngày đêm để bé không gãi vào các vết thương trên người.
Nhìn con khóc lóc, đau đớn mà không có cách nào chữa khỏi, ruột gan tôi nóng như lửa đốt, tôi chỉ ước sao mình bị ốm thay con, ước sao có một phép màu giúp con khỏi bệnh, để con được cười đùa vui vẻ như bao bạn nhỏ khác”, chị Thủy nghẹn ngào.
Dấu hiệu mắc chàm ở bé sơ sinh có thể không rõ ràng, bé xuất hiện những mảng phát ban đỏ, xếp như vảy cá. Chúng thường xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể bé, như cánh tay, chân và phổ biến nhất là ở má. Cũng có trường hợp, bé xuất hiện chàm trên da đầu, một bên mặt hoặc đằng sau tai. Những đám da bị chàm sẽ trở nên đỏ, ngứa ngáy, khô ráp và mềm yếu hơn. Nguyên nhân Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác chứng chàm ở bé. Nó có thể là kết quả khi hệ miễn dịch của bé phản ứng lại những tác nhân bên ngoài như xà phòng, kem dưỡng da hoặc khi bé bị dị ứng, mắc chứng đổ mồ hôi… Di truyền là một trong những yếu tố có thể quyết định bé sơ sinh có mắc chàm hay không Di truyền là một trong những yếu tố có thể quyết định bé sơ sinh có mắc chàm hay không. Nếu người bố hoặc người mẹ đã từng phải đối mặt với chứng chàm thì khả năng bé cũng dễ mắc phải nó. Nếu cả bố và mẹ cùng mắc chàm thì tỷ lệ mắc chứng bệnh này ở bé có thể lên tới 50%. Chứng chàm có thể biến mất khi bé lớn lên May mắn là phần lớn các bé sẽ suy giảm dấu hiệu ngứa ngáy, tấy rát ở vùng da bị chàm trước độ tuổi đi học. Một phần nhỏ các bé sẽ tiếp tục mắc chàm, kéo dài cho đến khi trưởng thành. Có trường hợp, chàm có thể tái phát sau một khoảng thời gian suy giảm; sau đó, nó có khả năng kéo dài thêm vài năm và có chiều hướng làm vùng da ở đó bị khô. Những yếu tố khiến chứng chàm khó chịu hơn - Khô da: Da bé thiếu độ ẩm khiến chứng chàm thêm ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông, với không khí khô, hanh. - Chất kích thích: Nước hoa; sữa tắm cho bé sơ sinh; lượng xà phòng còn vương trên quần, áo của bé (do bạn giặt chưa kỹ)… có thể khiến chứng chàm lan rộng. - Căng thẳng: Chứng chàm ở bé có thể bị tái phát do bé bị rối loạn tâm lý, dẫn tới việc bị kích thích thần kinh. Kết quả, da của bé dễ bị ngứa, mẩn đỏ. - Dị ứng: Nhiều chuyên gia khuyên rằng, nếu cho bé dùng sữa bò, trứng, lạc quá sớm thì bé có thể mắc chàm. Chăm sóc bé bị chàm Bạn nên tránh gãi (cào) mạnh khi tắm, rửa cho bé. Kích thích này sẽ khiến vùng da bị chàm ở bé trở nên xấu hơn. Bạn cũng nên duy trì việc cắn móng tay cho bé thường xuyên để tránh việc bé gãi lên vùng da bị chàm. Không nên tắm cho bé lâu hơn 10 phút bằng nước ấm; bởi vì, tắm lâu sẽ khiến da bé bị mất lớp dầu tự nhiên. Có thể dùng sữa tắm cho bé nhưng bạn nên tráng kỹ lại người bé bằng nước ấm sạch, ngay sau đó. Những chỗ bạn nên vệ sinh kỹ lưỡng cho bé gồm vùng kín, bẹn, chân và tay. Có thể sử dụng một loại kem bôi phù hợp với bé khi da bé còn ẩm. Bạn cũng nên thảo luận với bác sĩ để chọn loại kem an toàn cho da của bé. Tránh để da bé bị kích thích bởi quần áo. Bạn nên chọn cho bé những trang phục cotton mềm, thoáng. Nhớ là nên giặt quần áo mới thật sạch sẽ trước khi bạn cho bé thử. Không nên cho bé dùng chăn điện. Chúng sẽ khiến bé bị nóng, đổ mồ hôi và làm chứng chàm thêm trầm trọng. |
M.V
No comments:
Post a Comment