Monday, July 30, 2018

Nữ sinh dân tộc thiểu số gây ấn tượng tại Hoa hậu Việt Nam 2018

Let's block ads! (Why?)

Cũng như tất cả thí sinh, tại Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018, Thanh Vân mong muốn giành được ngôi vị cao nhất, tuy nhiên cô không cho rằng danh hiệu hoa hậu là thành quả quyết định tất cả. "Khi quyết định tham dự Hoa hậu Việt Nam, mục đích chính của tôi là được trải nghiệm, học hỏi, trau dồi kỹ năng để hoàn thiện bản thân và có thể đem đến những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng" .

Diễn với mẹ chồng, điều con dâu có nên làm không?

Đừng nhầm lẫn 'diễn' với giả tạo

mẹ chồng nàng dâu, con dâu mẹ chồng, diễn với mẹ chồng, con dâu diễn với mẹ chồng, sống chung với mẹ chồng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Nhà có tới 4 người con trai, chồng tôi lại là con trai út, nan giải hơn nữa tôi lại là con một. Nhưng rất may mắn, tôi không ở gần mẹ chồng mà chỉ sống chung vào thời gian Tết đến. Lúc đó là thời điểm tôi không dùng  thiết bị công nghệ, không giao thiệp bạn bè, mà chỉ ở nhà làm nghĩa vụ một người con dâu, một người mẹ, người vợ trong 10 ngày cho thật hoàn hảo. 

Có thể điều này nhìn qua như một sự gượng ép, nhưng tôi có khả năng 'diễn' để mọi người thấy là tôi đang vui. Đến đây có thể nhiều người sẽ chê trách rằng, tôi về bên chồng mà  phải dùng đến từ 'diễn' thì thật giả tạo và nặng nề, nhưng ai cũng đều có những vai diễn trong cuộc sống, nếu không diễn tốt sẽ không làm tròn được vai trò của mình. 

Ở đây tôi chỉ muốn nói đến trạng thái hạnh phúc khi tôi làm được điều gì đó, và sự thể hiện của tôi sẽ góp phần làm cho mẹ chồng cảm thấy hạnh phúc. Khi đó, 'diễn' không thể xem là giả tạo, bởi cách bày tỏ và thái độ của tôi chỉ nhằm mục đích làm đẹp lòng, mang đến niềm vui cho mình và người khác, khiến mối quan hệ tốt đẹp hơn và sự biểu hiện ở một mức độ nhất định.

Trong khi đó, giả tạo lại là sự vụ lợi cho mục đích cá nhân, tính chất có phần tiêu cực, và sự biểu hiện ở mức độ hoàn toàn khác. 

Tôi cũng nhìn nhận được rằng, thời của mẹ chuyện nuôi con, làm dâu rất đơn giản chỉ cần tận tuỵ với chồng với con, và phải làm sao để luôn nuôi con khoẻ mạnh. Nhưng chữ 'phải' này gắn liền với cuộc đời người phụ nữ ngày xưa, nghe cũng khá nặng nề. Biết đâu trong quãng thời gian làm vợ, làm mẹ, bà cũng có những điều không vừa lòng nhưng vì đang đóng vai một cô dâu ngoan nên bà cũng không hề buông lời trách móc. 

Đừng ngại 'diễn' với mẹ chồng trong tình huống bắt buộc

mẹ chồng nàng dâu, con dâu mẹ chồng, diễn với mẹ chồng, con dâu diễn với mẹ chồng, sống chung với mẹ chồng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Việc 'diễn' của tôi không chỉ mang lại sự thoải mái cho mẹ chồng mà còn vì tôi không muốn chồng mình rơi vào hoàn cảnh 'giữa mẹ và vợ, con đứng về phía ai?" khi chẳng may giữa 2 người có sự mâu thuẫn. 

Nếu chẳng may xảy ra điều đó, tôi cũng chẳng cần một câu trả lời vừa ý mình, chỉ cần mẹ vui lòng là được. Vì tôi hiểu rằng, để giải quyết vấn đề xung đột này là việc của vợ chồng tôi chứ không phải của mẹ, thậm chí có khi chồng tôi sẽ phải diễn thêm vai trò trung gian, hoà giải để mâu thuẫn giữa vợ và mẹ được giải quyết. 

Tôi nghĩ, thông thường một mối quan hệ xảy ra sự xung đột là do cách bày tỏ của mình không chạm được đến người khác, vậy hà cớ gì không 'diễn' để mang đến những điều tốt đẹp, tất nhiên đừng 'diễn' qúa mức bởi khi đó, mọi thứ đã trở nên giả tạo và quá lố bịch. 

Chứng kiến nhiều câu chuyện của bạn bè trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, tôi càng ngẫm ra một điều, đôi khi thái độ bày tỏ và cách nói là yếu tố quyết định mối quan hệ tốt đẹp này. Bởi quả thực, đôi khi chuyện chẳng có gì to tát, nếu một trong hai có những cách bày tỏ tích cực thì chắc hẳn đối tượng còn lại sẽ vui lòng mà hoá giải vấn đề nhẹ nhàng. 

Một gia đình hạnh phúc, không thể xây nên từ nền tảng một thành viên mà phải có sự gắn kết giữa bố mẹ, con cái, mà quan trọng nhất là những người phụ nữ giữ lửa cho gia đình.

Do đó, có những tình huống buộc phải 'diễn' với mẹ chồng, các nàng dâu cũng đừng ngại, bởi đó cũng là một nghệ thuật sống. Tuy nhiên, cũng đừng nên quá lạm dụng và đẩy xa mức độ, hãy mở lòng để yêu thương bởi đôi khi bạn tốt với mẹ chồng một hai thôi, bạn sẽ nhận về gấp mười lần như thế. 

Bài viết mang quan điểm cá nhân*

Let's block ads! (Why?)

Chuyên gia chỉ ra sai lầm nghiêm trọng khi sơ cứu khiến trẻ có thể tử vong

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

Ảnh: Internet 

Hàng năm cứ vào mùa hè lại xảy ra nhiều vụ trẻ bị đuối nước khi đi tắm biển, ao, hồ. Rất nhiều điều đáng tiếc đã xảy ra vì khâu sơ cứu không đúng cách.   

Bác sĩ Phạm Ngọc Toàn, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết: "Đuối nước là một dạng của ngạt do hít nước vào phổi hoặc tắc đường thở vì co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Khi ngạt nước, nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu oxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Hậu quả cuối cùng là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong."

Những trường hợp trẻ đuối nước thương tâm 

Theo bác sĩ Toàn, hàng năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị đuối nước. Tuy nhiên, điều đáng buồn là có nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện quá muộn hoặc người lớn sơ cứu không đúng cách. 

 sơ cứu đúng cách khi trẻ bị đuối nước

Bác sĩ Phạm Ngọc Toàn (Ảnh: Dương Dương) 

"Tình trạng thiếu ô xi đến phút thứ 4 sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Không ít trường hợp trẻ được cứu sống nhưng bị liệt một phần cơ thể hoặc sống thực vật chỉ vì không được sơ cứu đúng cách", bác sĩ Hòa cho biết. 

Chia sẻ về một số trường hợp trẻ đuối nước, bác sĩ Toàn nói: "Trường hợp gần đây nhất mà tôi tiếp nhận là một cháu bé 6 tuổi ở An Thượng, Hải Phòng bị ngã xuống ao gần nhà. Do ông của cháu không biết cách sơ cứu nên khi được đưa đến bệnh viện, cháu ở trong tình trạng hết sức nguy kịch. Chúng tôi đã rất cố gắng nhưng vì thiếu ô xi quá lâu, mạng sống được cứu nhưng cháu phải sống thực vật". 

Bác sĩ còn cho biết về trường hợp của hai anh em tắm ao mà không có người lớn đi cùng. Thấy em bị đuối nước, người anh 9 tuổi lao xuống cứu nhưng kết quả cả hai đều bị đuối nước. Khi được đưa đến bệnh viện thì chỉ có cậu bé lớn tuổi được cứu sống.

"Điều quan trọng nhất khi thấy người đuối nước là không được biến mình trở thành nạn nhân tiếp theo. Nếu không biết bơi, tuyệt đối không được xuống nước cứu nạn nhân", bác sĩ Toàn nhấn mạnh.

"5 phút vàng" quyết định sự sống còn của trẻ đuối nước

Bác sĩ Đỗ Mạnh Hùng (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: 5 phút đầu tiên sau khi vớt trẻ lên là rất quan trọng. Có thể nói đây là "5 phút vàng" quyết định đến sự sống còn của trẻ. Trong thời gian này nếu như được sơ cứu đúng cách thì khả năng trẻ được cứu sống là rất cao.

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

 Mỗi mùa hè đến, trường hợp trẻ đuối nước lại tăng lên. Những con số thực sự đáng báo động và khiến các bậc phụ huynh lo ngại. Thế nhưng, điều đáng buồn là không có nhiều người biết sơ cứu đúng cách.

Nhiều người cho rằng khi trẻ bị đuối nước, cần vác ngược trẻ lên vai và chạy để nước trong phổi trào ra, giúp trẻ hô hấp trở lại. Đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Thực chất việc vác ngược trẻ lên vai có thể làm nước vào phổi sâu hơn. Chưa kể việc lồng ngực bị ép gây cản trở hô hấp, thậm chí ngừng thở. Nhiều trường hợp trẻ đã tử vong khi được sơ cứu theo cách này, nỗ lực của nhân viên y tế sau đó đều hoàn toàn vô ích. 

"Ở nước ngoài, trẻ em cấp 1 cũng được hướng dẫn cách sơ cứu người đuối nước, đó là một phần của chương trình học. Thế nhưng ở một quốc gia có tỉ lệ trẻ đuối nước cao như ở Việt Nam thì điều này lại chưa được quan tâm đúng mực. Tôi thấy rất buồn khi hàng ngày vẫn có nhiều trường hợp không thể qua khỏi chỉ vì sơ cứu theo cách vác ngược lên vai", bác sĩ Hùng nói. 

Những bước sơ cứu cơ bản khi trẻ đuối nước

Sau khi vớt trẻ lên cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu trước khi lực lượng y tế đến hỗ trợ. 

Bước 1: Cho trẻ nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu trẻ có dấu hiệu bất tỉnh, đặt một tay lên trán để giữ đầu trẻ cố định đồng thời gọi trẻ để kiểm tra phản xạ. Kiểm tra nhịp thở bằng cách quan sát lồng ngực có còn chuyển động hay không.

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

B.s Đỗ Mạnh Hùng thực hiện bước sơ cứu thứ nhất. Việc đặt cổ trẻ nằm ngay ngắn rất quan trọng để máu được lưu thông. (Ảnh: Dương Dương) 

Bước 2: Nếu trẻ không thể trả lời và có dấu hiệu ngừng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo. Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi.

Tiếp đến, việc người cấp cứu cần thực hiện là hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

Hà hơi thổi ngạt cho trẻ

Ép tim lồng ngực đúng kỹ thuật phải dùng 2 tay đan vào nhau, để lên 1/3 dưới của xương ức hoặc giữa xương ức. Tay ép chạm vuông góc với thành ngực, dùng lực toàn thân chứ không riêng 2 cánh tay, đảm bảo độ lún phải đạt 5cm.

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

Động tác phải dứt khoát và có lực tác dụng chính xác 

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

Ngực trẻ phải xẹp xuống từ 1/2 cho đến 1/3 lồng ngực. Bác sĩ cho biết động tác này nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực hiện rất dễ sai.  

Lực tác dụng khi ép tim nếu như quá nhẹ sẽ không có tác dụng. Ngược lại, nếu quá mạnh có thể gây gãy xương của trẻ, khiến cho tình hình trở nên xấu hơn. 

Bước 3: Sau khi trẻ tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở. Sau sơ cứu ban đầu, trẻ đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích là để xem trẻ có bị phù phổi cấp không. Cần lau khô người cho trẻ, thay quần áo và ủ ấm, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.

Để tránh điều đáng tiếc xảy ra, người lớn không nên để trẻ chơi một mình mà không giám sát. Cần đậy kín các chum vại nước xung quanh nhà, không cho trẻ chơi gần ao hồ, tốt nhất nên dạy cho trẻ tập bơi để tránh những tai nạn không mong muốn.

Let's block ads! (Why?)

Nghẹt mũi cả tháng dẫn đến điếc mũi điều trị thế nào?

Nghẹt mũi kéo dài là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm về mũi 

nghẹt mũi kéo dài, DS Lê Thị Phương, biến chứng nghẹt mũi kéo dài, điếc mũi, nguyên nhân nghẹt mũi kéo dài, bệnh hô hấp, viêm xoang. 

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Hốc mũi có chức năng lọc sạch, lưu thông không khí và làm ấm, ẩm không khí khi hít vào. Trong trường hợp hốc mũi bị tắc, không khí không thể đi qua mũi vào phổi mà phải thông qua đường miệng, lúc này không khí sẽ không được lọc sạch và làm ấm khi hít vào dẫn đến chứng viêm họng, viêm khí quản, viêm thanh quản và viêm phổi. Không chỉ vậy, ngạt mũi còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ cũng như hiệu suất làm việc, do đó bạn chớ nên xem thường.

Trao đổi với phóng viên, Dược sĩ Lê Thị Phương cho biết, nghẹt mũi kéo dài ít khi là do nguyên nhân cấp tính như cảm lạnh, nhiễm virus thông thường, đó thường là biểu hiện của một nguyên nhân tồn tại lâu dài chưa được xử trí như: Viêm nhiễm mãn tính của đường hô hấp trên, khối u, polyp nhỏ trong mũi, xoang làm cản trở đường lưu thông của dịch mũi.

Bên cạnh đó, nghẹt mũi kéo dài cũng có thể do cấu trúc bất thường vùng mũi, xoang như vẹo vách ngăn mũi, rối loạn cảm giác, khiến cho người bệnh luôn thấy nghẹt mũi dù thực tế không có sự tắc nghẽn đường thở.

Ngoài ra, những người tiếp xúc thường xuyên, liên tục với các tác nhân khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,… hoặc việc rối loạn nội tiết ở phụ nữ mang thai cũng là nguyên nhân gây ra chứng  nghẹt mũi kéo dài.  

Những biến chứng thường gặp khi ngạt mũi kéo dài

nghẹt mũi kéo dài, DS Lê Thị Phương, biến chứng nghẹt mũi kéo dài, điếc mũi, nguyên nhân nghẹt mũi kéo dài, bệnh hô hấp, viêm xoang.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Trong trường hợp nghẹt mũi, nhất là nghẹt mũi mãn tính, người  bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không, sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng ta hại, nguy hiểm tới sức khoẻ. 

Biến chứng ở mắt

Nghẹt mũi nguyên nhân do viêm xoang mãn hoặc viêm mũi dị ứng lâu ngày gây ra mà không được hỗ trợ kịp thời, dễ dẫn đến viêm nhiễm. Từ đó, vi khuẩn sẽ lây lan sang những bộ phận khác dẫn đến viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm bờ mi…Nhất là với đối tượng trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng viêm thần kinh mắt, dẫn đến mù lòa. 

Biến chứng ở đường thở

Thông thường, nghẹt mũi sẽ khiến người  bệnh khó thở hơn và phải thở bằng miệng, từ đó dễ dẫn đến khô họng, vướng họng, cũng như không khí trong họng không được làm sạch gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản mãn tính…Đây cũng là một trong những lý do gây viêm tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến tình trạng điếc mũi – mất khứu giác hay hen suyễn..

Biến chứng lên nội sọ

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất đến tính mạng người bệnh. Tình trạng thường gặp nhất là: apxe não, viêm não, thiếu oxy lúc ngủ dẫn đến nhồi máu, viêm tắc tĩnh mạch xoang, thậm chí là đột tử.

Cách xử trí và phòng bệnh nghẹt mũi kéo dài

nghẹt mũi kéo dài, DS Lê Thị Phương, biến chứng nghẹt mũi kéo dài, điếc mũi, nguyên nhân nghẹt mũi kéo dài, bệnh hô hấp, viêm xoang.

Dược sĩ Lê Thị Phương (Nguồn: Internet)

Theo tư vấn của Dược sĩ Lê Thị Phương, để khắc phục nhanh tình trạng nghẹt mũi người bệnh nên rửa mũi ngày 2 lần bằng nước muối 0,9%, sau đó xịt mũi khoảng 3-4 lần bằng sản phẩm chứa 3 thành phần gồm: Xylomethazolin (giúp co mạch, hết ngạt mũi), Dexathethazone (giúp chống viêm, hết ngạt mũi, sổ mũi) và Neomycin sulfat (kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ).

Để điều trị khỏi bệnh, trước hết cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu do viêm nhiễm, cần phải dùng thuốc kháng sinh. Tốt nhất, người bệnh nên đi khám bác chuyên khoa để phát hiện chính xác và điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, cần chú trọng phòng bệnh bằng những lưu ý sau:

- Đeo khẩu trang trước khi ra đường hoặc làm công việc gặp nhiều bụi, giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá...

- Tránh hít luồng không khí lạnh, khô. Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm.

- Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài.

- Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước muối biển.

- Tránh stress, bởi khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm khuẩn, trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể

Let's block ads! (Why?)

Nêm bao nhiêu muối là vừa trong thức ăn của trẻ

Thiếu hay thừa muối có gây hại gì cho sức khoẻ của trẻ?

TS Phạm Diệp Thuỳ Dương, ăn dặm, nuôi con, nêm muối cho bé, cho bé ăn muối, nêm muối ăn dặm, trẻ ăn muối

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Trong thực phẩm tự nhiên mẹ bổ sung hàng ngày cho bé như: thịt, cá, rau, quả... dù không nêm cũng đã có một lượng natri (muối là NaCl). Lúc này, cơ thể bé tự khắc sẽ điều tiết theo hướng tiết kiệm natri, không cho thải ra nước tiểu nhiều.

Nhưng nếu bé ăn thừa muối, lượng dư sẽ được thải qua nước tiểu, đồng thời khiến thận làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn hại thận.

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, thận còn chưa hoàn thiện về mặt chức năng. Do đó, việc dùng mắm, muối có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, điều này có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…

Trước những nguy cơ này, khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp nào cho bé, cha mẹ cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm, để có sự gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Lưu ý, cho bé ăn mặn lâu ngày sẽ tạo thói quen không tốt.

Nêm bao nhiêu muối là vừa cho con?

TS Phạm Diệp Thuỳ Dương, ăn dặm, nuôi con, nêm muối cho bé, cho bé ăn muối, nêm muối ăn dặm, trẻ ăn muối

 TS. PS Phạm Diệp Thuỳ Dương (Nguồn: VTV)

Theo TS. PS Phạm Diệp Thuỳ Dương, trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất ít trong chế độ ăn uống. Không cho con ăn quá nhiều muối, chính là cách giúp bé quen với vị nhạt, hạn chế thói quen ăn mặn khi lớn lên. Cha mẹ cũng nên biết rằng, muối là một trong những thủ phạm gây ra nhiều loại bệnh như cao huyết áp, ung thư... không tốt cho sức khoẻ nếu ăn quá nhiều.

Theo đó, lượng muối được khuyến cáo mỗi ngày cho bé là:

- Dưới 1 tuổi – dưới 1g

- Từ 1 – 3 tuổi – 2g

- Từ 4 – 6 tuổi – 3g

-Từ 7 – 10 tuổi – 5g

- Sau 11 tuổi – 6g

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý, tuyệt đối không nêm thêm muối, nước mắm, … vào thức ăn cho bé dưới 1 tuổi vì thận của bé không thể “xử lý” được hết lượng muối này, hơn nữa muối đã có sẵn trong gạo, thịt, rau,... chưa chế biến đã đủ cho nhu cầu muối của bé. 

Dù bạn thấy là rất nhạt nhẽo, và nghĩ “rất khó nuốt” cũng đừng nêm gì thêm, bé của bạn chưa từng biết vị “đậm đà” của muối, của đường nên sẽ chấp nhận và làm quen với bột dành cho bé. 

Vị chuyên gia cũng lưu ý thêm, khi con từ chối ăn bạn thường quy ngay là do bé không thích thức ăn không nêm nếm, nhưng trên thực tế không điều đó không hoàn toàn đúng, có thể do những nguyên nhân bệnh lý khác cần đến sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.  

Ngoài ra, rất nhiều loại thực phẩm cho trẻ em có rất nhiều muối như: Snack, chip chip, … vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra thông tin dinh dưỡng trước khi mua. Bạn có thể tính ra lượng muối trong thực phẩm bằng cách nhân lượng natri với 2,5. Ví dụ, 1g natri trên 100g  tương đương với 2.5g muối trên 100g.

Let's block ads! (Why?)

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt điều chế dược chất phóng xạ

Sản phẩm là đồng vị phóng xạ sử dụng trong y học, trong đó phần lớn là I-131, P-32, máy phát Tc-99m, Sm -153, Lu -177, Cr-51, Co-60, Ir-192...

Let's block ads! (Why?)

Xử lý biến chứng chảy máu sau khi cắt amidan

Chảy máu sau khi cắt amidan có thể dẫn đến tử vong

cắt amidan, biến chứng sau cắt amidan, xuất huyết sau cắt amidan, chảy máu sau cắt amidan, viêm họng, biến chứng phẫu thuật

 Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet) 

Cắt amidan là một phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện và khá an toàn. Tuy nhiên điều này chỉ được đảm bảo khi người bệnh thực hiện phẫu thuật tại những cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín cũng như chuyên khoa phụ trợ như phòng mổ, phòng hồi sức cấp cứu.

Mặc dù an toàn nhưng cắt amidan vẫn có thể gây nên nhiều biến chứng, thậm chí tử vong do nguyên nhân xuất huyết. Thông thường, nguyên nhân của tình trạng xuất huyết có thể xảy ra khi nhân viên y tế thực hiện không đúng kỹ thuật, vô tình cắt chạm mạch máu gây chảy máu ngay khi phẫu thuật hoặc 24 giờ sau phẫu thuật, thậm chí có thể sau 24 giờ cho đến 10 ngày sau phẫu thuật.  

Xử trí ra sao khi bị chảy máu sau cắt amidan? 

Trao đổi với phóng viên Stylenews, Bác sĩ. Thầy thuốc ưu tú Dương Văn Tiến, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, cắt amidan là phương pháp điều trị được áp dụng với trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm amidan gây viêm xoang, viêm tai giữa… Phẫu thuật cũng có những nguy cơ, biến chứng nhất định mà người bệnh nhận biết để ngăn chặn ngay từ sớm. 

Trong đó biến chứng thường gặp nhất trong phẫu thuật cắt amidan chính là chảy máu. Nguyên nhân của biến chứng này có thể là do kỹ thuật cắt amidan không diễn ra chính xác, gặp phải rối loạn đông máu, chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách.

Để ngăn chặn biến chứng này, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở điều trị uy tín. Hiện nay cắt amidan bằng plasma đang là phương pháp hiện đại, ít chảy máu, ít đau và hạn chế tối đa các biến chứng sau phẫu thuật. Bạn có thể tham khảo để cắt amian diễn ra an toàn nhất. Ngoài ra, trước phẫu thuật, bạn cũng cần làm đầy đủ các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Sau cắt amidan, nên kiêng nói ít nhất 1 ngày, không khạc đờm, la hét lớn…

Lời khuyên hữu ích tránh biến chứng chảy máu sau cắt amidan 

cắt amidan, biến chứng sau cắt amidan, xuất huyết sau cắt amidan, chảy máu sau cắt amidan, viêm họng, biến chứng phẫu thuật

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm này, trong 4 giờ đầu sau khi cắt amidan, người bệnh tốt nhất không nên vận động mạnh và phải nằm nghiêng sang một bên không gối đầu.  Điều này có tác dụng tránh làm tổn thương vết cắt, gây chảy máu. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được theo dõi trong ngày đầu tiên sau khi cắt để tránh nguy cơ xuất huyết sau phẫu thuật. Trong trường hợp bị xuất huyết quá nhiều, cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. 

Tuyệt đối không nên cho người bệnh ăn thức ăn cứng, vì điều này sẽ gây tổn thương dẫn đến hiện tượng chảy máu. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng nói chuyện to, ho, khạc nhổ từ 2 -3 ngày. Chỉ nên tập phát âm bằng cách nói nhẹ nhàng. 

Theo dõi sau 1 tuần, khi vết thương dần hồi phục nhưng amidan vẫn chảy máu cần đến bệnh viện điều trị, tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Bởi các loại vi khuẩn sẽ có khả năng tấn công vùng họng dễ dàng hơn khi amidan bị tổn thương. 

Luôn giữ ấm cho cơ thể và nhất là vùng họng, tránh ăn uống đồ lạnh và cứng để cổ họng có thời gian được phục hồi cũng như có sức đề kháng tốt nhất. 

Let's block ads! (Why?)